Không khó để bắt gặp những mẩu tin tuyển nhân viên Telesales tràn ngập trên facebook. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao các công ty tuyển nhiều vị trí này thế thế? Hay nghi vấn về cơ hội nghề nghiệp cũng như lộ trình thăng tiến của Telesales không?

Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về Telesales cũng như những điều một telesales cần phải có. Mời các bạn theo dõi nhé!

Những điều quan trọng để trở thành nhân viên Telesales chuyên nghiệp

Telesales là gì?

Telesales là một hình thức kinh doanh xuất hiện từ khá lâu. Qua thời gian nó thay biến tấu để phù hợp với nhu cầu thị trường hơn.

Về cơ bản thì Telesales là một hình thức bán hàng qua điện thoại. Nhân viên Telesales có nhiệm vụ gọi điện cho khách khách hàng giới thiệu về thông tin các dịch vụ hoặc sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Telesales là gì?

Ưu điểm của hình thức Telesales

Thuận lợi cho những khách hàng ở xa, không có thời gian và cơ hội đến trực tiếp cửa hàng.

Họ chỉ cần nghe điện thoại vào lúc rảnh rỗi là có thể biết hết các thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Thậm chí là có thể mua hàng ngay lập tức.

Gợi ý và kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Đặc biệt với những khách hàng đang có nhu cầu mua sản phẩm mà chưa tìm được nơi bán.

Xem thêm: Chiến lược tăng trưởng đột phá cho các Startup

Telesales cung cấp thông tin chi tiết và hấp dẫn đối với nhiều loại đối tượng khác nhau, giúp khách hàng nhận ra nhu cầu mua sắm/sử dụng dịch vụ của mình.

Dễ dàng xây dựng mạng lưới khách hàng thân thiết, trung thành. Bởi khi khách hàng được gọi điện từ xa, họ cảm thấy được trân trọng và quan tâm.

Đây là cách dễ dàng tăng số lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

Ưu điểm của hình thức Telesales

Công việc Telesales là gì?

Nhiệm vụ của nhân viên Telesales không đơn thuần chỉ gọi và chốt đơn hàng mà còn nhiều thứ chắc chắn bạn chưa khám phá ra.

Nhận data khách hàng: Thông tin khách hàng đổ về từ bộ phận Marketing. Sau đó phân chia và lọc danh sách khách hàng tiềm năng theo khu vực, nhu cầu mua hàng…

Gọi điện thoại cho khách hàng: Gọi điện cho toàn bộ danh sách các khách hàng đã lọc được theo kịch bản hoặc bài nói được soạn sẵn. Tùy theo từng nhu trường hợp khách hàng mà nhân viên Telesales sẽ tư vấn, thuyết phục khác nhau sao cho khách hàng yêu thích và muốn mua sản phẩm.

Chốt Sales: Đây là bước quan trọng nhất để tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Nhân viên Telesales sẽ dựa vào hiện trạng trong cuộc gọi để lựa lời chốt. Ở đây chốt hàng yêu cầu phải khiến khách hàng chắc chắn về sản phẩm khách hàng chọn và đảm bảo họ thanh toán.

Trực và nhận điện thoại từ khách hàng: Nhân viên Telesales cần luôn trong tư thế sẵn sàng đảm nhận các cuộc gọi đến của khách hàng để tư vấn và giải đáp các thông tin, thắc mắc.

Công việc Telesales là gì?

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Như đã nói ở trên, không chỉ bán hàng mà nhân viên Telesales còn cần phải xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng thông qua các cuộc gọi điện thoại hỏi thăm, chăm sóc và tư vấn thêm các dịch vụ mới để khách hàng luôn trung thành với doanh nghiệp.

Tìm kiếm khách hàng mới: Không chỉ dựa vào các nguồn khách hàng có sẵn cung cấp từ bô phận marketing, nhân viên Telesales đôi khi còn được giao nhiệm vụ tự tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua các kênh online, công cụ tìm kiếm…

Báo cáo công việc và theo dõi tiến độ công việc của mình: Tùy theo kế hoạch của bộ phận, nhân viên Telesales cần thường xuyên theo dõi quản lý báo cáo kết quả công việc của mình để liên tục cải tiến công việc và đảm bảo chỉ tiêu doanh số đề ra. Bên cạnh đó, việc thường xuyên xem xét báo cáo cũng giúp cho nhân viên có cái nhìn tổng quan hơn về chiến dịch bán hàng mà mình đang tham gia.

Kinh nghiệm để trở thành nhân viên Telesales giỏi

Kinh nghiệm để trở thành nhân viên Telesales giỏi

Chủ động xây dựng kịch bản, nội dung

Một số doanh nghiệp sẽ có sẵn lộ trình, nội dung chốt Sales. Tuy nhiên, khách hàng thì đang dạng. Chúng ta nên khéo léo kết hợp kịch bản cho sẵn và phong cách của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Vạch đầu dòng những tình huống có thể gặp phải, độ kỹ càng sẽ tỷ lệ với độ thành công của cuộc gọi đó.

Lắng nghe khách hàng

Phải tôn trọng khách hàng, đừng ngắt lời khi họ đang có nhu cầu nói.

Trong cuộc gọi, nếu biết lắng nghe khách hàng thì bạn sẽ tìm hiểu được những vấn đề khách hàng chia sẻ.

Nếu chưa rõ khách hàng gặp khó khăn gì, hãy hỏi thẳng, chính xác các nội dung để giải quyết thỏa đáng nhất.

Lắng nghe khách hàng

Đưa ra lựa chọn cho khách hàng

Nhân viên Telesales phải khéo léo. Hãy đưa ra từ 2 phương hướng cho khách hàng lựa chọn. Cuối cùng khách hàng quyết định là sự lựa chọn 1 trong 2.

Đừng đưa khách hàng vào thế bí. Đưa nhiều lựa chọn để khách hàng giảm bớt thời gian đắn đo, so sánh.

Nắm vững kiến thức về sản phẩm

Trước hết cần phải trang bị kiến thức đầy đủ về đặc điểm, lợi ích, tính năng và tin tưởng vào sản phẩm dịch vụ mình cung cấp.

Có như vậy bạn mới tự tin tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng đúng không?

Nắm bắt rõ thông tin khách hàng

Trước khi gọi điện thoại cho khách hàng, nên tìm hiểu thật kỹ những thông tin về khách hàng sẽ gọi. Nội dung của các thông tin này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tính cách, sở thích,… của khách hàng. Đương nhiên sẽ dễ tư vấn hơn đúng không nào?

Đặc biệt đừng vội bỏ qua những khách hàng từng từ chối mình. Có thể thời điểm hiện tại họ không có nhu cầu dùng sản phẩm bên mình nhưng nếu được chăm sóc kỹ thì thời gian tới những người này sẽ mang về lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

Nắm bắt rõ thông tin khách hàng

Chuẩn bị tinh thần và các tình huống có thể xảy ra khi gọi điện

Bạn cần phải chuẩn bị tinh thần thoải mái, hào hứng trước khi gọi điện để cho khách hàng cảm nhận được sự thân thiện, nhiệt tình qua lời nói.

Ngoài ra bạn có thể chuẩn bị cách trả lời tình huống có khả năng xảy ra hay ghi chú lại câu hỏi cần thiết để có thể ứng biến với khách hàng một cách nhanh nhất.

Chốt được đơn hàng là tốt nhưng nếu khéo léo thì bạn có thể mang lại doanh thu bất ngờ đấy. Hãy tìm hiểu khách hàng và đặc tính sản phẩm để tư vấn những sản phẩm cao cấp hơn hay bán chéo các sản phẩm khác.

Xem thêm: Sử dụng Cross – Selling và Upsell

 Khám phá nghệ thuật bán hàng đỉnh cao Upsell và Cross – Selling

Lọc danh sách và tạo nhóm khách hàng

Không phải khách hàng nào cũng có đặc điểm và nhu cầu như nhau. Hãy lọc nhóm khách hàng có thể theo nhiều tiêu chí như khách hàng tiềm năng, đặc điểm khách hàng,…

Điều này giúp bạn dễ dàng tư vấn và tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình liên lạc với khách hàng.

Điểm khác biệt giữa Telesales và Telemarketing

Telemarketing là một dịch vụ của giúp doanh nghiệp tạo ra nhu cầu cho khách hàng

Telesales đã có từ lâu đời, còn Telemarketing là cụm từ được phát triển ra sau này và bao gồm Telesales trong đó. Về cơ bản, điểm khác biệt giữa chúng là:

  • Telemarketing là một dịch vụ của giúp doanh nghiệp tạo ra nhu cầu cho khách hàng. Nhiệm vụ bao gồm thu thập thông tin, thu thập phản hồi, tạo ra những cơ hội bán hàng hoặc bán hàng bằng điện thoại. Telemarketing giúp tìm ra khách hàng tiềm năng, truyền thông tin đến đúng đối tượng với đúng sản phẩm mà họ cần. Đây là bước đệm để khách hàng biết về công ty và tìm hiểu, tương tác trực tiếp với công ty. Và từ đó thúc đẩy đến hành động mua hàng.
  • Telesales là một dịch vụ chuyên để bán sản phẩm trực tiếp đến khách hàng bằng điện thoại.Và là bước cuối cùng chốt đơn hàng, hợp đồng cho doanh nghiệp.

Telesales là một dịch vụ chuyên để bán sản phẩm trực tiếp đến khách hàng bằng điện thoại

Bài viết này là những gì tổng quan nhất về Telesales. Nếu có bất cứ góp ý hay thắc mắc nào các bạn hãy để lại bên dưới giúp chúng mình nhé! Hy vọng qua bài viết này, các bạn tích góp thêm kinh nghiệm để trở thành một nhân viên Telesales chuyên nghiệp!

Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND để tìm kiếm thêm nhiều mô hình bán hàng hiệu quả khác có thể bạn cần biết nữa nhé!