Nhờ Growth Hacking mà nhiều doanh nghiệp đã tăng trưởng nhanh chóng. Từ chưa một ai sử dụng sản phẩm, dịch vụ đến hàng triệu người dùng chỉ trong thời gian ngắn. Pinterest, Facebook, Canva, Dropbox,… cũng là những cái tên sử dụng Growth Hacking để giải quyết vấn đề răng trưởng.

Chiến lược tăng trưởng đột phá cho các Startup

Growth Hacking là gì?

Growth Hacking là việc sử dụng chiến lược Marketing hiệu quả và tiết kiệm chi phí để giúp phát triển và duy trì cơ sở người dùng đang hoạt động, bán sản phẩm và đạt được danh tiếng.

Đó là thủ thuật giúp doanh nghiệp giải quyết một vấn đề ít tốn nguồn lực và công sức hơn các cách thức truyền thống. Nó đặc biệt có ý nghĩa với các công ty khởi nghiệp để tăng trưởng vượt trội trong khoảng thời gian ngắn.

Thuật ngữ này ra đời trong bối cảnh khi mà một số startup tại Silicon Valley của Mỹ có nguồn ngân sách Marketing cực kỳ hạn chế đã tìm ra những thủ thuật giúp phát triển doanh nghiệp của họ một cách nhanh chóng với chi phí tối thiểu như Dropbox, Paypal, Airbnb…..

Vào năm 2010, thuật ngữ Growth Hacking đã được tạo ra bởi Sean Ellis để chỉ những mẹo, thủ thuật của startup để giúp các nhà sáng lập và các nhà đầu tư của họ đạt được mục đích quan trọng nhất chính là tăng trưởng.

Xem thêm: Khám phá những cách tiếp cận Vendor thành công

Growth Hacking là gì?

Growth Hacker là ai?

Growth Hacker tưởng như là Marketer nhưng thực chất lại không hoàn toàn như vậy.
Marketer thường tập trung vào sử dụng những phương thức truyền thống để thuyết phục người dùng mua hàng như bán hàng trực tiếp, quảng cáo, xúc tiến bán,…

Growth Hacker là người sử dụng các chiến lược sáng tạo, chi phí thấp nhẩt để giúp các doanh nghiệp có được khách hàng và giữ chân khách hàng. Họ chỉ tập trung vào các chiến lược liên quan đến phát triển doanh nghiệp. Họ như chuyên gia IT, sử dụng các kiến thức về marketing và nghiên cứu thị trường. Cùng công nghệ kỹ thuật để cung cấp giải pháp marketing cho khách hàng và chủ doanh nghiệp.

Một số chiến thuật chính mà các Growth Hacker hay sử dụng như: Viral Acquisition, ontent Marketing, Paid Acquisition, SEO, Sales Teams,…

Growth Hacker là ai?

Sự khác biệt giữa Growth Hacking và Digital Marketing

Nhiều bạn hỏi: Growth Hacking có phải Digital Marketing không? Growth Hacking và Digital Marketing chia sẻ các nguyên tắc cơ bản giống nhau.

Thậm chí có thể chia sẻ cùng một số liệu; tăng mức độ tương tác, tăng chuyển đổi, tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng,… Tuy nhiên cả hai có những điểm khác biệt nổi bật dưới đây:

Các Digital Marketers thường chỉ tập trung vào việc thu hút khách hàng trong khi một Growth Hacker tập trung vào tất cả các giai đoạn của phễu Marketing AARRR.

Nếu các Digital Marketer đi theo con đường dài hạn và tập trung vào xây dựng thương hiệu, thì các Growth Hackers chỉ tập trung vào một thứ duy nhất là tăng trưởng.

Nhiều Digital Marketer không rành kỹ thuật, họ phải thường xuyên dựa vào các developers, designers và data scientists để thực hiện ý tưởng của họ.

Mặt khác, các Growth Hackers là những người tạo ra ý tưởng và đa phần tự tay thực hiện từ đầu đến cuối (có thể vẫn có sự trợ giúp của những vị trí trên). Như người ta nói, Growth Hacker là sự giao thoa giữa Digtal Marketer với Coder.

Thông thường các Digital Marketers chỉ dựa vào trực giác và phỏng đoán hoàn toàn. Còn các Growth Hackers kiểm tra, đo lường và tối ưu hóa mọi thứ. Nền tảng kỹ thuật của họ giúp họ nhìn thấy những cơ hội mà các Digital Marketer khó mà phát hiện ra.

Sự khác biệt giữa Growth Hacking và Digital Marketing

Cách thức hoạt động của Growth Hacking

Nhiều doanh nghiệp sử dụng phễu tăng tưởng AARRR của Dave McClure làm công thức để phát triển, gồm có:

  • Acquistion (Tiếp xúc lần đầu): Người dùng tìm đến bạn và tiếp xúc lần đầu
  • Activation (Tương tác): Người dùng có hoạt động và tương tác với sản phẩm
  • Retention (Duy trì): Nếu chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt, người dùng sẽ duy trì sự tương tác với doanh nghiệp
  • Revenue (Tạo doanh thu): Khách hàng bỏ tiền để mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp
  • Referral (Giới thiệu): Khi họ cảm thấy sản phẩm, dịch vụ tốt, họ có thể giới thiệu cho người thân, bạn bè

Xem thêm: File excel quản lý bán hàng đơn giản và chuẩn nhất

Nhìn vào phễu có thể thấy khi di chuyển càng sâu xuống phễu, lượng khách hàng trung thành càng ít. Mục tiêu cuối cùng là độ rộng ở ô dưới cùng càng lớn càng tốt.

Tóm lại là có được lưu lượng truy cập và khách truy cập, biến khách truy cập thành người dùng và giữ chân những người dùng để trở thành khách hàng hài lòng,tin cậy.

Phễu tăng tưởng AARRR

Những ví dụ kinh điển về Growth Hacking

Dropbox

Được thành lập vào năm 2007, Dropbox đã đạt được 100 triệu users vào năm 2012 và đã có bước tăng trưởng ấn tượng lên đến hơn 500 triệu users trên khắp 200 đất nước khác nhau (theo Statista).

Dropbox đã sáng tạo quy trình giới thiệu của riêng mình, cung cấp cho người dùng nhiều dung lượng lưu trữ free hơn bằng việc liên kết tài khoản Dropbox của họ với Twitter và Facebook, và chia sẻ thông tin về

Dropbox trên các trang mạng xã hội đó. Kế hoạch này đã giúp cho số lượng tài khoản đăng ký tăng từ 5k lên 75k mỗi đêm khi người dùng mời toàn bộ bạn bè trong danh sách liên lạc của họ.

Đó là một trong những cách miễn phí để có được người dùng mới và phát triển theo cấp số nhân.

Dropbox

AirBnB

Airbnb đã viết một API tinh vi tự động đăng chéo tất cả các danh sách homestay mới của Airbnb lên Craigslist — một website tìm nhà ở có lượng người dùng khổng lồ.

Nhờ đó, Airbnb bất ngờ có quyền phân phối sản phẩm của mình vào một trong những trang web phổ biến nhất thế giới và tạo ra sự kết nối lớn với các khách hàng mục tiêu, dẫn đến tăng trưởng theo cấp số nhân.

Đây là điều mà Digital Marketing không thể làm được (do ảnh hưởng của các nguyên tắc doanh nghiệp đối với họ, khả năng kỹ thuật hạn chế của bản thân, không có đủ nguồn lực để thử nghiệm).

Airbnb

Công nghệ ngày càng phát triển đòi hỏi các Growth Hacker phải sáng tạo ra nhiều thủ thuật mới lạ. Nhiều doanh nghiệp đã thành công khi ứng dụng Growth Hacking vào chiến lược tăng trưởng của mình.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ nhất những vấn đề liên quan đến Growth Hacking.

Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND để tìm kiếm thêm nhiều mô hình bán hàng hiệu quả khác có thể bạn cần biết nữa nhé!