Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp SME cũng mọc lên ngày càng rầm rộ. Chắc chắn các bạn đã nghe đâu đó đến từ khóa này rồi. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ bản chất của chúng và thường nhầm lẫn với các doanh nghiệp Startup.
Các bạn đã sẵn sàng khám phá doanh nghiệp SME chưa? Bìa viết này chúng mình sẽ cố gắng mang tới cái nhìn tổng thể và cần thiết nhất cho các bạn nhé!
Giải mã mọi thắc mắc về doanh nghiệp SME
Doanh nghiệp SME là gì?
SME là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise. Dịch sang tiếng việt nghĩa là Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngày nay, SME phát triển khá rầm rộ, chiếm đến 90% tổng số các doanh nghiệp toàn cầu và góp phần tạo nên 50% việc làm cho người lao động trên thế giới.
Tại Việt Nam, SME cũng đang có dấu hiệu phát triển “chóng mặt” nhờ sức hút thị trường và chính sách mở rộng.
Doanh nghiệp SME là gì?
Ưu điểm của doanh nghiệp SME
Khả năng vận hành một cách linh hoạt trước những thay đổi của thị trường, đặc biệt là những hoạt động kinh doanh hàng hóa mới, hàng hóa nhỏ lẻ.
Khả năng điều hướng trong việc quản lý hàng hóa kinh doanh, việc quản lý và thay đổi nhân sự, nhân viên một cách đơn giản và dễ dàng.
Mức chi phí phải bỏ ra trong quá trình xây dựng và phát triển không quá cao, khả năng thu hồi vốn nhanh, hiệu quả đầu tư rất lớn.
Đặc biệt ở Việt Nam, các ngân hàng lớn đang hướng đến đối tượng khách hàng cho vay là các doanh nghiệp SME. Do đó khả năng huy động vốn khá tốt và là cơ hội mà bạn có thể tận dụng cho mình.
Ưu điểm của doanh nghiệp SME
Hạn chế của doanh nghiệp SME
Luôn phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu lớn, các doanh nghiệp làm ăn lâu dài có số lượng khách hàng đông đảo.
Cơ sở vật chất, hạ tầng của các doanh nghiệp SME không được khách hàng đánh giá cao, mức chi phí trong việc vận hành quản lý và tiến hành các hoạt động quảng cáo rất lớn khiến cho các doanh nghiệp SME luôn gặp phải khó khăn và thách thức.
Thông thường thời gian đầu sẽ chịu lỗ để tạo cú “hích” gây dấu ấn tới khách hàng.
Hạn chế của doanh nghiệp SME
Điểm khác biệt giữa Startup và SME
“Start up là một doanh nghiệp mới thành lập, đáp ứng được nhu cầu của thị trường bằng cách tạo ra một sản phẩm, một dịch vụ hay một quy trình đổi mới sáng tạo, đồng thời có khả năng tăng trưởng nhanh vũ bão về quy mô”.
SME thường có quy mô vừa và nhỏ, mang tính địa phương. Trong khi Startup thường nhắm đến thị trường rộng lớn, thậm chí toàn cầu.
Thành lập SME không cần dựa vào những sáng tạo đột phá hoặc lợi thế cạnh tranh độc đáo. Nhưng Startup lại cần có lợi thế để thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh với các đối thủ của mình.
SME có thể có lợi nhuận ngay từ những ngày đầu tiên. Tuy nhiên doanh thu tăng trưởng thường chưa được cao và chưa có sự ổn định. Còn Startup thường sẽ mất thời gian đầu để có được người dùng quan tâm và số lượng nhất định. Giai đoạn đầu thường có thể thua lỗ và cần phải được nhà đầu tư rót vốn liên tục.
Chủ sở hữu của SME thường là công ty gia đình. Còn Startup có nhiều nhà đầu tư nắm giữ cổ phần để tạo ra bước đột phá trong thời gian ngắn.
Xem thêm: Startup là gì?
Điểm khác biệt giữa Startup và SME
Những kinh nghiệm xây dựng doanh nghiệp SME thành công
Những công cụ truyền thông trên các nền tảng kỹ thuật số đóng một vai trò nhất định trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hơn thế nữa, chúng còn đóng vai trò tác động lên đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Người chủ doanh nghiệp cần phải xây dựng được niềm tin từ khách hàng của mình, xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng và các trung tâm chăm sóc khách hàng.
Tận dụng được nguồn lợi từ nhà nước và ưu đãi từ ngân hàng.
Moment Marketing như chìa khóa để thực sự “có mặt ở đó” khi khách hàng phản ứng với quảng cáo truyền hình là khả năng liên kết phương tiện ngoại tuyến với mục đích tìm kiếm.
Sử dụng Influencers đưa thông điệp của doanh nghiệp đến thị trường lớn hơn một cách tự nhiên, tạo niềm tin cho khách hàng.
Những kinh nghiệm xây dựng doanh nghiệp SME thành công
Trên đây là tất cả kiến thức và kinh nghiệm xây dựng doanh nghiệp SME mà chúng mà đã tổng hợp và chắt lọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn thành công trong phát triển doanh nghiệp SME của mình.
Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND để tìm kiếm thêm nhiều kiến thức kinh doanh khác có thể bạn cần biết nữa nhé!