Những năm gần đây, Startup là một thuật ngữ không còn xa lạ với chúng ta nữa. Đặc biệt nếu bạn đang ấp ủ một kế hoạch khởi nghiệp nào đó thì chắc chắn những vấn đề xoay quanh Startup trở thành “nỗi ám ảnh” suốt thời gian qua đúng không nào?

Mình không thể đưa ra bất cứ lời khuyên nào để chắc chắn dự án Startup của bạn thành công 100%. Nhưng mình sẽ tổng hợp lại những kinh nghiệm cũng như bài học đắt giá của nhiều doanh nhân đã khởi nghiệp mang lại kết quả suất xắc.

Hy vọng chúng sẽ đóng góp một phần nào đó cho sự thành công trên con đường khởi nghiệp của bạn.

Startup là gì? Những bài học không thể thiếu với bất cứ ai muốn khởi nghiệp thành công

Startup là gì

Startup là một tổ chức của con người được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn.

Nói cách khác, Startup là khởi nghiệp, là sự bắt đầu đi theo hướng đi mình tìm ra. Khi đó bạn sẽ phải chủ động quản lý công việc cũng như thực hiện nó nhằm tạo ra doanh thu. Khi đó sẽ tạo ra những lợi nhuận cho cá nhân, mang lại giá trị hay lợi ích cho cộng đồng.

Để trả lời cho câu hỏi khởi nghiệp là gì, hãy hiểu một cách đơn giản: đó là bạn vừa là nhân viên vừa là ông chủ hoặc cao hơn bạn tự thành lập doanh nghiệp riêng cho mình rồi tuyển nhân viên vào cùng làm. Vì vậy khởi nghiệp cũng chính là bạn bắt đầu làm chủ.

Và khởi nghiệp cũng chính là một công việc kinh doanh của bạn vì nó liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và bán ra thị trường để bạn có thu nhập. Chính vì vậy người ta thường gọi là khởi nghiệp kinh doanh.

Xem thêm: Giải mã mọi thắc mắc về doanh nghiệp SME

Startup là gì

Bạn mở một tiệm cắt tóc nhỏ theo phong cách riêng của bạn, một quán café với decor cũng như sản phẩm khác hẳn với các quán khác trong xóm, bán mỹ phẩm trung gian cho bên nào đó,… đó cũng là bạn đang khởi nghiệp đấy.

Giờ thì bạn hiểu khái niệm khởi nghiệp chưa?

Mục tiêu của Startup

Nghe thì hơi vô lý vì ai cũng nghĩ khởi nghiệp đương nhiên là kiếm tiền rồi. Nhưng nếu bạn thật sự là người đam mê một dự án nào đó thì chắc chắn bạn còn có nhiều lý do hơn cả việc làm giàu cơ.

Tự tạo ra thu nhập cho bản thân

Như các bạn biết, các Startup đều muốn sau này không còn là Startup. Đối với cá nhân Startup, việc theo đuổi việc khởi nghiệp, hoạt động này giúp họ tạo ra công việc, thu nhập cho chính mình mà không phải bắt đầu từ việc đi làm thuê.

Startup được tự do trong công việc, và nếu công ty của họ phát triển tốt thì nguồn thu nhập của họ có thể cao gấp nhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại.

Tự tạo ra thu nhập cho bản thân

Mang lại giá trị cho người sử dụng

Nếu bạn đang ấp ủ một sự án nào đó như: sản phẩm giảm bớt sự vất vả của các bà mẹ bỉm sữa, sản phẩm công nghệ dành cho những người khiếm thị,… thì đương nhiên, bên cạnh lợi nhuân bạn còn muốn mang lại giá trị thực sự cho người sử dụng.

Việc tự mình tạo ra những thứ có ích cho người khác chính là một mục tiêu của Startup.

Nâng giá trị thương hiệu

Các Startup muốn nâng cao thương hiệu của mình nữa, Nếu chỉ ấp ủ dự án mà không hành động thì làm sao ai biết đến bạn, biết đến sản phẩm của bạn đúng không?

Chỉ khi bạn dám mơ ước, dám thực hiện thì bạn mới thành công. Như người ta bảo thương hiệu là chìa khóa thành công trong kinh doanh.

Một khi thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến thì hai mục tiêu kia trở thành hiện thực chỉ là điều sớm hay muộn thôi.

Nâng giá trị thương hiệu

Giảm tỷ lệ thất nghiệp cho đất nước

Đối với xã hội & nền kinh tế nước nhà thì các công ty khởi nghiệp tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm.

Điều này giúp đất nước có thể giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình.

Tại sao Startup thường thất bại?

Tạp chí Fortune ước tính rằng 90% các doanh nghiệp Startup đã thất bại. Một trong những lý do hàng đầu là:

  • Người tiêu dùng không quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ (42% số lần thất bại)
  • Kinh phí hoặc các vấn đề về tiền mặt (29% số lần thất bại)
  • Có vấn đề về nhân sự (23% số lần thất bại)
  • Sự cạnh tranh từ các công ty đối thủ (19% số lần thất bại)
  • Vấn đề về giá cả sản phẩm/ dịch vụ (18% số lần thất bại)

Xem thêm: Cách khởi nghiệp bằng dropshipping thành công

Không phải cứ có ý tưởng tốt, có đam mê là chúng ta có thể Startup thành công. Chúng ta cần hiểu được rằng, khi bắt đầu khởi nghiệp, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rủi ro trong tương lai.

Tại sao Startup thường thất bại?

Những khó khăn khi khởi nghiệp

Vốn

Đây có lẽ là một trong những khó khăn lớn mà hầu hết tất cả các công ty Startup đều gặp phải. Không có vốn để sản xuất cũng như nghiên cứu.

Nguồn thu hạn hẹp, chi phí đầu tư lớn đã khiến rất nhiều các công ty Startup gặp khó khăn.

Chính vì thế mới cần kêu gọi các nhà đầu tư. Nếu bạn theo dõi Shark Tank Việt Nam thì chắc chắn bạn thẩu hiểu khó khăn này

Nguồn nhân lực

Cũng giống như nguồn vốn, nhân lực cũng là một trong những khó khăn mà các công ty Startup phải đối mặt.

Thường thì các công ty Startup sẽ có đội ngũ nhân viên ít, đôi khi còn tự mình làm chủ, tự mình làm nhân viên.

Trong khi nếu bạn làm một dự án lớn, hỏi phải có các bước, quy trình làm việc rõ dàng thì mới có thể đạt được hiệu quả cao.

Thì các Startup khó mà đáp ứng được. Để thực hiện được các bước, quy trình như vậy thì cần có sự chuyên môn ở từng bộ phận đảm nhận công việc của mình.

Và lúc này vấn đề về nhân lực là bài toán khó mà các công ty Startup cần phải giải quyết.

Những khó khăn của các Startup

Thời gian

Khi quyết định khởi nghiệp, bạn sẽ phải đánh đổi nhiều thứ, một trong số đó là “thời gian”, bạn sẽ chẳng thể có thời gian để đi chơi, với bạn bè, người yêu… thậm trí thời gian ngủ bạn cũng sẽ bị giảm bớt.

Công việc lúc nào cũng chất thành núi bạn lúc nào cũng cảm thấy thiếu thốn về thời gian.

Thị trường

Trước khi bạn có một dự án Startup chắc chắn bạn đã biết được thị trường của mình là ai, trong đó đâu là đối thủ cạnh tranh chính của bạn.

Trong bối cảnh mình là công ty ra đời sau các công ty lớn thì việc một sản phẩm, dịch vụ khi được tung ra thị trường mà không có được sự quan tâm, đón nhận thì chắc chắn sẽ khiến dự án, công ty Startup dần đi vào ngõ cụt, đặc biệt là khi số vốn bạn không có nhiều để có thể làm lại từ đầu.

Đây cũng là một trong những điều mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay đang gặp phải do chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường nhưng lại có nhiệt huyết quá lớn.

Áp lực

Khi mới bắt đầu khởi nghiệp thời gian và áp lực công việc là vô cùng lớn, những CEO sẽ không thể có thời gian chăm sóc cho bản thân, lúc nào trong đầu cũng nghĩ đến công việc, tình trạng căng thẳng sẽ diễn ra, khiến bạn trở nên mệt mỏi.

Khi mới bắt đầu khởi nghiệp thời gian và áp lực công việc là vô cùng lớn

Nhưng làm gì có công việc gì kiếm ra tiền mà ngồi không đúng không? Muốn làm ông chủ, muốn tự mình tạo ra thu nhập thì những khó khăn này đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn rồi đúng không nào?

Tinh thần khởi nghiêp là điều tiên quyết Startup phải có

Phải có lòng đam mê vô bờ, cũng như là phải hết lòng vì công việc, phải có ý trí cầu tiền cũng như là phát triển mang lại giá trị cho cộng đồng.

Bởi công ty bạn thành lập là bởi đam mê, nếu nó mất đi chẳng khác nào bạn vứt bỏ toàn bộ những nỗ lực của mình trong suốt thời gian qua.

Luôn luôn không ngừng sáng tạo, phải luôn đổi mới sản phẩm và phát triển, khi đó bạn phải thay đổi bạn thân ngày một tốt hơn.

Bởi nhu cầu con người luôn thay đổi và tăng lên, bên cạnh đó thì những đối thủ cạnh tranh của mình lại luôn biết “chiều lòng” khách hàng và hướng khách hàng tới sản phẩm, dịch vụ của họ.

Chính vì thế, nếu bạn ngừng sáng tạo, ngưng đổi mới đồng nghĩa với việc bạn đang tự giết chết công ty mình.

Tinh thần khởi nghiêp là điều tiên quyết Startup phải có

Luôn làm việc trong môi trường thân thiện, phải biết quan tâm mọi người xung quanh cũng như là các thành viên cùng họ xây dựng thương hiệu mang lại lợi ích cho khách hàng.

Thường môi trường Startup sẽ nhỏ, nếu không hòa đồng, cùng nhau phát triển thì đương nhiên sẽ gây mất đoàn kết và không thể chung tay xây dựng công ty rồi.

Phải thật sự có niềm tin và không bao giờ sợ thất bại, phải luôn luôn biết cách tự đứng lên mỗi khi vấp ngã, Phải tìm cách đứng dậy mỗi khi thất bại và phải thể hiện cho đến khi nào thành công thì thôi.

Những vấn đề pháp lý chủ chốt

Những vấn đề pháp lý chủ chốt

Lựa chọn mô hình công ty là một trong những yếu tố cơ bản để xác lập quy chế pháp lý đặc thù đi kèm từng mô hình.

Đừng chọn sai mô hình kinh doanh nhé! Nếu bạn cần bài học về việc chọn sai mô hình kinh doanh thì hãy tìm hiểu về Shark Vương thời gian đầu khởi nghiệp nhé!

Khi bắt đầu khởi nghiệp, Startup cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến ngành nghề, vốn, đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện kinh doanh.

Đối với một số lĩnh vực kinh doanh, các giấy phép chuyên ngành là điều kiện bắt buộc

Việc vi phạm về sở hữu trí tuệ với tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường luôn là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp.

Đặc biệt với đặc điểm của các Startup là đề cao tính đổi mới sáng tạo, độc đáo trong sản phẩm, thì những thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ càng cần được đặt lên hàng đầu.

Hiện nay, truyền thông digital là kênh nổi bật mà các nhà khởi nghiệp nhắm đến để quảng bá sản phẩm của mình và tiếp cận khách hàng. Chính vì thế,việc nắm rõ các điều khoản sử dụng trang web là một điều quan trọng đối với các Startup.

Chìa khóa đưa đến thành công cho các Startup

Chìa khóa đưa đến thành công cho các Startup

Cái mới của sản phẩm hay dịch vụ mà công ty Startup mang đến là yếu tố quan trọng. Ngay cả những sáng chế tiên tiến nhất cũng luôn được xây dựng dựa trên các công nghệ cũ.

Nhiều công ty Startup không sáng chế ở khía cạnh sản phẩm, mà sử dụng các sáng chế khác: điều chỉnh những công nghệ hiện tại cho mục đích mới, đặt ra một mô hình kinh doanh mới để mở ra các giá trị trước đây chưa được tìm ra, hoặc thậm chí mang sản phẩm hay dịch vụ đến một địa điểm mới hoặc nhóm khách hàng trước đây chưa được phục vụ.

Trong tất cả các trường hợp này, sự sáng tạo đổi mới là chìa khóa đưa đến thành công cho công ty.

Bạn có phải là một fan của Thương vụ bạc tỷ không

Bạn có phải là một fan của Thương vụ bạc tỷ không? Nếu bạn đang muốn khởi nghiệp thì hãy dành thời gian xem chương trình “vạn người mê” này.

Nó chắc chắn giúp bạn có thêm nhiều hành trang cần thiết nhất trên con đường khởi nghiệp. Các doanh nhân số một Việt Nam như Shark Vương, Shark Bình,… không ít lần thất bại mới có được thành công như hôm nay.

Hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho những dự án Startup đang ấp ủ của các bạn! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của KDIGIMIND.

Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND để tìm kiếm thêm nhiều kiến thức kinh doanh khác có thể bạn cần biết nữa nhé!