Việc mở rộng các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành đang hoạt động là một bước đi mạo hiểm. Bên cạnh sự thành công với kết quả đáng kinh ngạc thì có rất nhiều doanh nghiệp bị thất bại và phải rút lui khỏi thị trường. Đây chính là lý do SBU ra đời.

Vậy SBU là gì? Nó đóng góp gì trong việc xây dựng một doanh nghiệp? Mời các bạn đọc bài viết này!

SBU là gì?

SBU là viết tắt của Strategic Business Unit, nghĩa là đơn vị kinh doanh chiến lược. Nó là một đơn vị đầy đủ chức năng của một doanh nghiệp có tầm nhìn và định hướng riêng.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì SBU là một nhóm các doanh nghiệp liên kết được đầu tư bằng nguồn vốn từ công ty mẹ.

Thông thường, một đơn vị kinh doanh chiến lược hoạt động như một đơn vị riêng biệt, nhưng nó cũng là một phần quan trọng của công ty.

Một đơn vị kinh doanh chiến lược hoạt động như một thực thể độc lập, nhưng phải báo cáo trực tiếp với trụ sở của tổ chức về tình trạng hoạt động của nó.

Nó đủ lớn để có các chức năng hỗ trợ riêng như nhân sự, phòng đào tạo, phòng truyền thông…

SBU là gì?

Khi một đơn vị được cấp trạng thái SBU nghĩa là đơn vị đó có thể tự đưa ra quyết định, đầu tư, ngân sách, tự chủ mọi hoạt động.

SBU sẽ nhanh chóng phản ứng khi thị trường sản phẩm thay đổi hoặc bắt đầu thay đổi trước khi có bất kì diễn biến nào xảy ra.

Ngày nay rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn sử dụng SBU. Chẳng hạn như Apple. Bản thân Apple là một công ty “4 trong 1”, bao gồm: SBU phát triển phần mềm, SBU phát triển phần cứng, SBU quản lí dịch vụ và SBU bán lẻ. Mỗi phần đều có bộ phận quản lí độc lập với nhiệm vụ khác nhau. Ngoài ra có thể kể đến Unilever, P&G, Vingroup, Masan, Hòa Phát, Sao Thái Dương,… cũng sử dụng chiến lược này.

Xem thêm: Đặc điểm của loại hình Co.ltd là gì?

Tại sao SBU lại quan trọng với doanh nghiệp?

Tại sao SBU lại quan trọng với doanh nghiệp?

 Là giải pháp hiệu quả cho vấn đề tổ chức công ty

Khi doanh nghiệp trở nên lớn hơn thì việc vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường cồng kềnh, chậm chạp, khó điều chỉnh và đồng bộ hóa hơn.

Việc thành lập các SBU giúp cho đơn vị đó thực hiện và kiểm soát tốt các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

Nếu trong quá trình hoạt động vướng phải một số sai lầm thì cần phải kịp thời đưa ra những chỉnh sửa sao cho phù hợp với thời gian và thị trường để cân chỉnh lại chứ không mở rộng quy mô.

Chẳng hạn nếu như một nhà quản lý marketing phải thực hiện cùng một lúc 4-5 chiến dịch marketing cho các loại sản phẩm khác nhau chắc chắn sẽ dễ nhầm lẫn trong quá trình thực hiện công việc. Chính vì thế nhà quản lý nên chia riêng biệt theo từng chiến dịch và từng bước thực hiện chiến dịch như vậy sẽ hiệu quả hơn.

Tập trung vào vấn đề trọng tâm

Khi các doanh nghiệp sở hữu nhiều sản phẩm khác nhau, tùy từng thời điểm mỗi sản phẩm trong số đó đều đòi hỏi nguồn nhân lực, chi phí, chiến lược và tầm nhìn khác biệt, bởi vì tất cả chúng đều yêu cầu quản lí vi mô chuyên sâu.

Để có thể liên chiến lược một cách hiệu quả thì những tập đoàn này sẽ thành lập các SBU độc lập nhằm hướng trọng tâm tới nhóm sản phẩm. Từ đó sản phẩm sẽ dần được hoàn thiện, tăng tính cạnh tranh.

Cùng doanh nghiệp hoàn thiện STP

Cùng doanh nghiệp hoàn thiện STP

Việc xác định STP chính xác là chìa khóa thành công cho mỗi doanh nghiệp. Mỗi sản phẩm có thể được chia thành một SBU riêng biệt, để có thể nắm bắt phân khúc thị trường một các hiệu quả.

Mỗi một sản phẩm khi được định vị được thị trường, xác định được khách hàng mục tiêu và phân khúc thì khả năng thành công sẽ rất cao. Xây dựng đội nhóm kinh doanh, marketing, điểm bán hàng…riêng biệt cho một sản phẩm duy nhất. SBU phải chịu trách nhiệm chính về doanh số của sản phẩm đó.

Khi phân chia sản phẩm thành các SBU, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn diện nhất về kế hoạch phát triển, tầm nhìn, cũng như việc thực hiện báo cáo tài chính thuận lợi. Do đó có thể dễ dàng nắm bắt được lợi nhuận mà công ty đạt được.

Đặc điểm của SBU là gì?

  • Là một mảng được đưa ra kế hoạch riêng trong công ty, tổ chức.
  • SBU hoạt động độc lập và tập trung vào một thị trường mục tiêu.
  • Là một đơn vị kinh doanh độc lập: có tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược riêng.
  • Có khách hàng và đối thủ cạnh tranh riêng.
  • Doanh thu, chi phí cũng như lợi nhuận của đơn vị kinh doanh chiến lược được theo dõi độc lập.
  • Có khả năng tự đưa ra quyết định tự chủ mọi hoạt động: đầu tư, ngân sách,..
  • Có người quản lý riêng và chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của SBU mình phụ trách.

Đặc điểm của SBU là gì?

Sử dụng SBU trong ma trận Boston như thế nào?

Mục tiêu chính của ma trận Boston là xác định những yêu cầu về vốn đầu tư (dòng tiền) và những nơi có thể tạo ra nguồn đầu tư ở lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong cấu trúc kinh doanh của công ty. Phương pháp này bao gồm ba bước:

  • Xác định các lĩnh vực và đơn vị kinh doanh chiến lược, đánh giá triển vọng và tương lai của chúng.
  • Dựa vào sơ đồ phân loại và sắp xếp các SBU trên ma trận.
  • Xây dựng các mục tiêu chiến lược cho loại SBU.

Loại ma trận này phân loại danh mục đầu tư kinh doanh thành bốn loại dựa trên mức độ hấp dẫn của ngành (tốc độ tăng trưởng của ngành đó) và vị thế cạnh tranh (thị phần tương đối). Hai khía cạnh này cho thấy khả năng sinh lời của danh mục đầu tư kinh doanh về mặt tiền mặt cần thiết để hỗ trợ đơn vị đó và tiền mặt do nó tạo ra. Mục đích chung của phân tích là giúp thương hiệu hiểu được công ty nào nên đầu tư và công ty nào nên thoái vốn.

Xem thêm: Khám phá bản chất và cơ cấu của JSC

Bốn góc phần tư đó chính là:

Ma trận Boston

Góc ngôi sao

Đây được coi là danh mục đầu tư hay SBU tốt nhất dành cho các doanh nghiệp.

SBU này, các sản phẩm ngôi sao có mức tăng trưởng tốt, chiếm thị phần cao nên tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các sản phẩm thuộc phần này thường là các sản phẩm độc quyền hoặc sản phẩm mới ra mắt thị trường, nhận được sự yêu thích và đánh giá cao từ phía khách hàng.

Tuy nhiên, một sản phẩm có mức độ tăng trưởng cao thì cũng đồng nghĩa với việc nó cần đầu tư một số lượng vốn lớn. Trong trường hợp, ngôi sao được đầu tư phát triển tốt thì trong tương lai dù tốc độ tăng trưởng giảm đi thì nó cũng sẽ trở thành bò sữa, tức là dù mức độ tăng trưởng thấp nhưng vẫn chiếm được thị phần cao trong thị trường.

Lựa chọn chiến lược: Tích hợp dọc, tích hợp ngang, thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm.

Góc dấu hỏi

SBU dấu hỏi dùng để chỉ những sản phẩm có mức độ tăng trưởng cao nhưng lại chiếm thị phần thấp trong thị trường, tiêu thụ lượng tiền mặt lớn và thua lỗ..

Những sản phẩm thuộc nhóm này cần một số vốn đầu tư lớn nhưng lại thu về ít lợi nhuận.

Những SBU trong loại này không phải lúc nào cũng thành công và ngay cả sau khi đầu tư lớn, họ vẫn đấu tranh để giành thị phần và cuối cùng trở thành SBU ở góc phần tư thứ nhất..

Vì vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ để đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý cho các sản phẩm thuộc nhóm này nhé.

Lựa chọn chiến lược: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, thoái vốn.

Vòng đời sản phẩm

Góc bò sữa

Góc này là những thương hiệu có lợi nhuận cao nhất, có mức tăng trưởng thị trường thấp nhưng lại chiếm thị phần cao.

Những sản phẩm thuộc nhóm này sẽ giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận tương đối ổn định. Mặt khác, các sản phẩm ở ô bò sữa cung cấp lợi nhuận giúp công ty biến SBU dấu hỏi chiếm lĩnh thị trường.

Theo ma trận Boston, các doanh nghiệp không nên đầu tư vào góc phần tư này để tạo ra sự tăng trưởng mà chỉ để hỗ trợ họ để họ có thể duy trì thị phần hiện tại.

Bò sữa thường là các tập đoàn lớn hoặc SBU có khả năng đổi mới các sản phẩm hoặc quy trình mới, có thể trở thành ngôi sao mới.

Lựa chọn chiến lược: Phát triển sản phẩm, đa dạng hóa, thoái vốn, thoái lui

Góc con chó

Đây là góc giữ thị phần thấp so với các đối thủ cạnh tranh và hoạt động trong một thị trường tăng trưởng chậm.

Cho nên doanh nghiệp không nên đầu tư vì họ tạo ra lợi nhuận tiền mặt thấp hoặc âm. Tuy nhiên, ở góc này vẫn có thể có lợi nhuận trong thời gian dài, chúng có thể cung cấp sự phối hợp cho các thương hiệu khác hoặc SBU hoặc hành động đơn giản như một sự bảo vệ để chống lại các đối thủ trong ngành.

Do đó, điều quan trọng là luôn thực hiện phân tích sâu hơn về từng thương hiệu hoặc SBU để đảm bảo rằng chúng không đáng để đầu tư.

Lựa chọn chiến lược cho góc phần tư này: Thay thế, thoái vốn, thanh lý

Ví dụ về SBU

Tóm lại, các SBU khoanh tròn số 4 và 5 ở ô Ngôi sao được khuyến khích đầu tư, trong khi số 7 và 8 ở ô Con chó thì nên thoái vốn. Các bạn đã hiểu SBU là gì rồi đúng không? Còn thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND để tìm kiếm thêm nhiều kiến thức kinh doanh khác có thể bạn cần biết nữa nhé!