Sampling không còn là khái niệm lạ lẫm với những ai làm trong ngành Marketing. Đó là một công cụ vô cùng hiệu quả đề giới thiệu sản phẩm mới, quảng bá hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp tới khách hàng. Đây còn là vũ khí tối tân giúp thu hẹp khoảng cách giữa khách hàng với doanh nghiệp.

Ở những nước phát triển thì đây là công cụ đã phổ biến và được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Còn ở Việt Nam thì nó mới bắt đầu được ứng dụng trong một số doanh nghiệp.

Vậy Sampling là gì? Nó có ý nghĩa nào trong Marketing? Làm thế nào để tổ chức một chương trình Sampling thành công? Mời các bạn đọc bài viết này.

Sampling là gì? Kinh nghiệm tổ chức chương trình Sampling thành công

Sampling là gì?

Sampling có thể hiểu là sản phẩm mẫu hay mẫu dùng thử. Chương trình Sampling là một hình thức Marketing giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng và cho người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm đó.

Qua hình thức marketing này, doanh nghiệp có thể thu thập ý kiến, phản hồi của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể thay đổi, hoạch định chiến lược cho phù hợp.

Ngoài ra, khách hàng cũng có thể quyết định yêu thích sản phẩm và chọn lựa sản phẩm khi Sampling kết hợp Promotion đúng cách.

1 PG đứng trong siêu thị mời khách hàng dùng thử bánh gạo Hàn Quốc cũng là một ví dụ cho hoạt động Sampling. FMCG là một trong những lĩnh vực áp dụng hình thức Marketing này nhiều nhất.

Sampling là gì?

Lợi ích của hoạt động Sampling

  • Giúp thu hút sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm, thương hiệu. Gia tăng trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp một cách trực tiếp.
  • Mang thương hiệu, sản phẩm tiếp cận khách hàng mục tiêu tốt hơn. Tăng niềm tin với sản phẩm của người tiêu dùng.
  • Khách hàng dùng thử như một chuyên gia kiểm định chất lượng sản phẩm và là những người đưa ra nhận định, đánh giá một cách khách quan, hiệu quả nhất. Từ đây, doanh nghiệp mới biết cách điều chỉnh sản phẩm, kế hoạch,… một cách hợp lý. Từ đó cải thiện hoặc hoàn thiện sản phẩm của mình.

Xem thêm: Hiệu ứng chim mồi – Chiến thuật kinh doanh đỉnh cao 2020

  • Là cơ hội giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm, thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
  • Mang lại hình ảnh sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp hơn cho doanh nghiệp.
  • Giúp tăng doanh số bán hàng. Hỗ trợ xây dựng lòng trung thành với sản phẩm, thương hiệu, doanh nghiệp của khách hàng.


Lợi ích của hoạt động Sampling

Các cách thức tổ chức Sampling

Face To Face

Hình thức này được thực hiện trực tiếp tại địa điểm ngoài trời thu hút nhiều đối tượng khách hàng ví dụ như bệnh viện, trường học, chung cư, siêu thị…

Face to face giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, và trong số đó có đối tượng khách hàng tiềm năng mong muốn.

Hình thức này chỉ cần PG đứng tại các siêu thị, trung tâm thương mại,.. cùng kệ hàng trưng bày sản phẩm, đợi khách hàng đi qua thì chào hàng, giới thiệu cho khách hàng dùng thử.

Ví dụ như Orion muốn chào hàng sản phẩm Bánh ăn sáng sợi thịt gà Orion C’est Bon mới ra mắt dành có thể thực hiện chương trình Sampling ở các siêu thị, nơi có đông các bà nội trợ qua lại. Đây là những đối tượng mua sắm doanh nghiệp hướng đến.

Bởi đa số họ là người chuẩn bị việc cơm nước trong gia đình, đặc biệt là bữa sáng. Nhận ra loại bánh mới ra mắt có đủ lợi ích như ngon, đủ chất dinh dưỡng, tiện lợi, không tốn thời gian chuẩn bị,…

Đây là một hình thức Marketing vô cùng thông minh và lợi hại.

Hình thức Sampling Face To Face

Door To Door

HÌnh thức này thực hiện khá tốn kém và khó hơn so với hình thức trên.  Doanh nghiệp sẽ chia các mẫu thử ra các túi nhỏ và nhân viên đảm nhiệm sẽ đi phát cho từng nhà, từng hộ gia đình. Chính vì thế, yêu cầu nhân viên được đào tạo bài bản hơn và cũng cần vượt qua các bài kiểm tra sát hạch.

Hình thức này có thể đối mặt với khá nhiều rủi ro như: tốn kém rất nhiều thời gian, công sức, nhân sự. Khả năng tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu không cao. Khó đánh giá được chính xác cảm nhận, phản hồi của khách hàng trong khi chờ đợi kết quả phản hồi còn lâu hơn hình thức trên. Khó khăn trong việc quản lý nhân sự và chất lượng công việc.

Ngày nay, hình thức Face To Face được ưu ái sử dụng phổ biến hơn.

Hình thức Sampling Door To Door

Những địa điểm tổ chức Sampling hiệu quả.

Tùy vào thời điểm và đối tượng doanh nghiệp hướng đến cùng chiến lược riêng của mình mà môi chương trình hoạt động Sampling sẽ có những địa điểm tổ chức phù hợp. Dước đây là một số gợi ý:

  • Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa,… Nó phù hợp với những mặt hàng trong ngành FMCG vì đối tượng khách hàng ở đây thường là phụ nữ, bà mẹ dắt theo con nhỏ.
  • Nhà hàng, quán ăn,… Với địa điểm này thì hình thức Sampling thường khó xin được sự đồng ý do nó ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo của họ. Một số mặt hàng có thể áp dụng như: thuốc lá, bia, nước ngọt,…
  • Tòa nhà văn phòng: Nó phù hợp với những sản phẩm có đối tượng tiêu dùng là nhân viên văn phòng như café, bánh mì, đồ ăn vặt,…
  • Trường học: Với đối tượng chính là trẻ nhỏ thì sản phẩm có thể áp dụng là sữa, kẹo, bánh,…
  • Bệnh viện, trung tâm thể hình: Ở đây có thể thích hợp giới thiệu sản phẩm chức năng, trà giảm cân,…
  • Hội chợ, triển lãm,… Chỗ này đông người qua lại với nhiều đối tượng khác nhau. Bạn nên xem đối tượng chính của chúng là gì. Từ đó mới biết có phù hợp với sản phẩm của mình không.

Những địa điểm tổ chức Sampling hiệu quả.

Xu hướng Sampling 2020

Tận dụng sự “lười” của mỗi khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã nghĩ ra hình thức Online Sampling. Phương pháp online sampling là mô hình phát mẫu thử đến tay người nhận thông qua việc đăng ký trên Internet.

Khách hàng sau khi đăng ký, có thể tìm hiểu, hoặc nhận những thông báo về mẫu thử mới đang có trên trang để đăng ký được dùng thử.

Mẫu thử sẽ nhanh chóng được giao cho khách hàng sau khi yêu cầu được duyệt thành công. Với cách làm này, doanh nghiệp sẽ có được các hồ sơ khách hàng trải rộng nhiều độ tuổi, sở thích. Và quan trọng, các mẫu thử sẽ đến được tay khách hàng tiềm năng lớn hơn.

Xem thêm: Cách khởi nghiệp bằng dropshipping thành công

Online sampling xuất hiện rất lâu từ nước ngoài, tuy nhiên nó mới được du nhập vào Việt Nam. Gần đây, Estee Lauder Việt Nam đã áp dụng mô hình này.

Người dùng đăng ký thông tin cá nhân và địa chỉ nhận mẫu thử. Sau thời gian được thông báo, doanh nghiệp đã phát mẫu thử đến từng khách hàng và đợi phản hồi.

Xu hướng Sampling 2020

Đối với nhiều người, Sampling không còn phát huy tác dụng. Nhưng không đâu,với mỗi giai đoạn phát triển của thị trường, chúng ta lại có cơ hội sáng tạo cho hoạt động Sampling.

Cách thức tổ chức khoongdoanh nghiệp nào giống doanh nghệp nào bởi mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược và ý tưởng khác nhau.

Một Sampling thành công là sự tích lũy kinh nghiệm và độ nhạy bén với phản ứng của đối tượng tiêu dùng. Hy vong qua bài viết này, bạn có thể tổ chức hoạt động Sampling một cách thật thành công.

Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND để tìm kiếm thêm nhiều mô hình bán hàng hiệu quả khác có thể bạn cần biết nữa nhé!