Trong kinh doanh ai cũng muốn bán hàng vừa đạt doanh số cao, vừa làm hài lòng tất cả khách hàng. Nhưng làm thế nào để điều đó xảy ra? Hiệu ứng chim mồi chính là câu trả lời hoàn hảo nhất cho bài toán này. Chúng mình tin chiến thuật kinh doanh này sẽ trở thành xu hướng siêu HOT trong năm 2020.

Chiến thuật kinh doanh này không còn xa lạ gì với các bạn đúng không? Tuy nhiên để áp dụng nó thành công là điều không hề dễ.

Bởi tâm lý khách hàng luôn thay đổi, thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt nên mỗi thời điểm các bạn sẽ sử dụng Hiệu ứng chim mồi một cách khác nhau.

Hiệu ứng chim mồi – chiến thuật kinh doanh đỉnh cao 2020

Hiệu ứng chim mồi là gì?

Khi đứng trước 2 sự lựa chọn, khách hàng sẽ đắn đo để đưa ra quyết định. Thông thường, họ sẽ chọn phương án tối ưu chi phí nhất, tức là phương án tiết kiệm hơn.

Như vậy, sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao hơn ít khi được khách hàng lựa chọn.

Vậy Hiệu ứng chim mồi ra đời để giúp người bán “dụ dỗ” khách hàng lựa chọn sản phẩm/giá trị cao hơn mà trước kia họ không chọn.

Chiến lược này đưa ra cho khách hàng 3 lựa chọn thay vì 2 lựa chọn như trước đây. Cái phương án thứ 3 mọc thêm này chính là “chim mồi”.

Thường lựa chọn thứ 3 có giá đứng giữa và gần bằng giá của sản phẩm/dịch vụ cao nhất. Lúc này, khách hàng thường vui vẻ lựa chọn sản phẩm/dịch vụ có giá cao hơn mà không hề hay biết rằng mình vừa bị “móc túi”.

Xem thêm: Khám phá sự thú vị có thể bạn chưa biết về Sale off

Hiệu ứng chim mồi là gì?

Ví dụ khi đứng trước gói bỏng ngô 3USD và 7USD, khách hàng thường lựa chọn gói nhỏ hơn. Còn khi có 3 lựa chọn, rõ ràng gói 6USD dường như hợp lý nhất. Nhưng gói 7USD to hơn mà chênh có 1 USD. Như vậy, khách hàng sẽ vui lòng mua gói lớn nhất mà không băn khoăn gì cả.

Ứng dụng Hiệu ứng chim mồi trong kinh doanh thành công

Cho khách hàng thoải mái quyền lựa chọn

Khi khách hàng chỉ có 1 sự lựa chọn, họ sẽ luôn đặt câu hỏi: Mình có bị mua đắt không? Tạo ra tâm lý không thoải mái.

Nhưng nắm được tâm lý này, người bán sẽ đưa cho khách hàng thêm nhiều phương án khác. Khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm nào có lợi cho mình nhất.

Tất nhiên họ sẻ cảm thấy vui vẻ hơn khi được mua một món hàng mà mình thích mặc dù nó có thể có giá cao hơn nhưng giá trị mang lại lại thỏa mãn nhu cầu của họ.

Cho khách hàng thoải mái quyền lựa chọn

Ví dụ khi có 1 sự lựa chọn là 10K 2 con cá, khách hàng sẽ đắn đo 2 con có ăn hết không, mà nhỡ đâu giá này mình mua bị hớ. Nhưng khi người bán cho thêm 1 phương án là 8K 1 con thì rõ ràng khách hàng sẽ chọn phương án còn lại. Họ sẽ òa lên trong sự phấn khích nghĩ rằng mình có lợi trong thương vụ này.

Thêm một lựa chọn thứ 3 kém hấp dẫn

Chiến thuật này áp dụng bằng cách đưa thêm phương án lựa chọn cho khách hàng. Tuy nhiên về bản chất, phương án thêm vào này chỉ gọi là có thôi, nó kém hấp dẫn và thường khách hàng sẽ không quan tâm đến nó. Nó có tác dụng làm nổi bật giá trị của sự lựa chọn lớn hơn còn lại.

Thêm một lựa chọn thứ 3 kém hấp dẫn

Ví dụ báo in có giá 70 USD, báo in mix báo trực tuyến 30 USD và báo trực tuyến 30 USD. Rõ ràng phương án báo trực tuyến thêm vào chỉ để trưng bày chứ chắc chắn sẽ lựa chọn phương án thứ 2 rồi.

Đưa ra phương án có giá nhỏ hơn

Tâm lý người dùng luôn thích giá trị mình nhận được nhiều hơn cái giá mình trả để mua nó. Khi đứng giữa nhiều sự lựa chọn, họ sẽ tìm sản phẩm/dịch vụ có giá nhỏ hơn mà đáp ứng đủ nhu cầu của mình.

Đưa ra phương án có giá nhỏ hơn

Quy luật 100

  • Nếu số tiền giảm giá cho sản phẩm khuyến mại mệnh giá hàng trăm nghìn đồng thì chính sách giảm giá sẽ được niêm yết theo tỷ lệ %.
  • Nếu số tiền giảm giá cho sản phẩm khuyến mại từ hàng triệu trở lên thì chính sách giảm giá sẽ đùng đơn vị số tiền để giảm giá.

Ví dụ khi bạn mua 1 đôi giày có giá 300K, người bán nói bạn mua sẽ được giảm ngay 10% chẳng hấp dẫn hơn khi thông báo bạn được giảm 30K hay sao?

Xem thêm: Khám phá nghệ thuật bán hàng đỉnh cao Upsell và Cross – Selling

Còn khi bạn mua điện thoại có giá 20 triệu, bạn được giảm 20% tương đương với 5 triệu. Đương nhiên bạn sẽ ấn tượng với con số 5 triệu hơn là 20% mà bạn còn chưa kịp tính ra số tiền được khuyến mãi chính xác.

Quy luật 100

Trên đây là những kiến thức quan trọng nhất về Hiệu ứng chim mồi các bạn có thể áp dụng. Các ví dụ chúng mình lấy chỉ mang nghĩa tạm thời để các bạn hiểu rõ bản chất hơn thôi.

Còn khi các bạn áp dụng vào chính sản phẩm mình kinh doanh đảm bản các bạn sẽ thấy Hiệu ứng chim mồi vô cùng hấp dẫn đấy. KDIGIMIND Web chúc các bạn thành công!

Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND để tìm kiếm thêm nhiều mô hình bán hàng hiệu quả khác có thể bạn cần biết nữa nhé!