Trong mỗi doanh nghiệp, thương hiệu là một tài sản vô hình nhưng lại có giá trị nhất. Không chỉ đơn giản là một cái tên, thuật ngữ, hoặc biểu tượng, thương hiệu còn là cách để nhận biết của một sản phẩm hoặc doanh nghiệp.
Để tạo dựng một thương hiệu đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần có brand guideline khi thực hiện những hoạt động marketing. Vậy brand guideline là gì?
Brand guideline là gì?
Mỗi thương hiệu đều có một bản sắc riêng và là phiên bản độc nhất để truyền tải những giá trị thông điệp mà doanh nghiệp mong muốn đem đến cho khách hàng của mình.
Brand guideline là một bộ quy tắc về cách thiết kế thương hiệu của doanh nghiệp trên các kênh truyền thông đại chúng hay trên sản phẩm và thường phải có sự đồng nhất. Điều này giúp doanh nghiệp của bạn được nhận diện dễ dàng hơn.
Dựa vào brand guideline doanh nghiệp sẽ có thể tạo ra một bản sắc thống nhất khi kết nối nhiều yếu tố trong thương hiệu chẳng hạn như màu sắc, logo và kiểu chữ của bạn
Một số yếu tố khác về thương hiệu như mẫu email tiêu chuẩn và chân trang email hay liên quan đến cả thiết kế đồ họa và từ ngữ được thiết kế theo các quy tắc của brand guideline tạo nên phong cách và văn hoá riêng cho thương hiệu giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết hơn.
Tại sao brand guide lại cần thiết?
Dưới đây là những lí do khiến bạn không thể bỏ qua brand guideline trong quá trình xây dựng thương hiệu
Tính nhất quán
Khi người tiêu truy cập trang web của bạn, hoặc khách hàng nhận được danh thiếp của nhân viên công ty hoặc nhận tài liệu từ công ty, họ sẽ nhận biết được thương hiệu công ty của bạn thông qua những nội dung bạn thể hiện.
Bằng cách đặt ra các quy tắc và hạn chế, giúp doanh nghiệp có thể truyền đạt một bản sắc thương hiệu nhất quán.
Xem thêm: Campain là gì?
Tính nhất quán rất quan trọng trong việc làm cho thương hiệu của bạn dễ nhận biết và đáng tin cậy. Khi người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận ra những thay đổi đối với thương hiệu của bạn dù chỉ là thay đổi font chữ hay cách sắp xếp.
Dễ nhận dạng
Giữ cho thương hiệu của bạn nhất quán cho phép chúng dễ được nhận biết hơn so với các đối thủ trong ngành và với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Xây dựng một thương hiệu dễ nhận biết có thể mất nhiều thời gian, nhưng thương hiệu đó có thể nhanh chóng được phân biệt bằng cách tuân thủ các nguyên tắc thương hiệu của bạn. Hãy xem hướng dẫn về thương hiệu của Google.
Họ đã trở thành một trong những công ty dễ nhận biết nhất thông qua những thiết kế đồng nhất mang đậm bản sắc riêng.
Google đã tạo nên những thiết kế khiến người dùng dễ dàng nhận biết nhờ có brand guideline
Tập trung
Khi giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới, thương hiệu như logo hay câu slogan không đồng nhất với các sản phẩm trước đó cũng khiến cho khách hàng dễ hoài nghi khi lựa chọn.
Bằng cách thực hiện theo brand guideline, bạn sẽ có các công cụ để duy trì nhanh chóng và hiệu quả tính nhất quán. Brand guideline sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu của bạn.
Giá trị
Khi một bản sắc thương hiệu được gắn kết, nó làm tăng giá trị cảm nhận của thương hiệu. Tính nhất quán cho phép thương hiệu xuất hiện chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn.
Doanh nghiệp sẽ dễ dàng duy trì chất lượng và tính toàn vẹn của hình ảnh thương hiệu bằng cách áp dụng các quy tắc của brand guideline.
Brand guideline được sử dụng khi nào?
Kiệt sẽ giới thiệu một số trường hợp mà trong đó brand guideline đóng vai trò rất quan trọng như sau:
Brand guideline dường như xuất hiện trong hầu hết các hoạt động xây dựng thương hiệu
- Làm việc với agency mới (Brand guideline bắt buộc phải được trình bày cho agency)
- Thiết kế bất cứ gì như trang web, bảng hiệu, chữ ký email, TVC, nhãn hiệu, tờ rơi, chiến dịch truyền thông xã hội, bao bì, v.v.
- Làm việc với một nhà thiết kế
- Khi bạn tài trợ cho một sự kiện hoặc gây quỹ
- Làm việc với bộ phận in ấn
- Hướng dẫn nhân viên mới gia nhập công ty
- Thành lập thương hiệu mới
- Xây dựng thương hiệu
- Tạo một công ty con hoặc chi nhánh cho công ty
Một Brand guideline chuẩn cần có những gì?
Mỗi công ty sẽ có brand guideline hoàn toàn khác nhau. Những thương hiệu lớn và lâu năm sẽ đòi hỏi những guideline chi tiết và cầu kỳ hơn, còn đối với công ty mới thành lập chỉ cần đảm bảo đầy đủ các thành phần cơ bản và có thể bổ sung thêm trong quá trình phát triển.
Vậy những thành phần cơ bản của brand guideline là gì? Tiếp theo đây Kiệt sẽ giới thiệu đến các bạn những thành phần cơ bản phải có trong một brand guideline như sau:
Bảng màu chính
Các màu chính được sử dụng trong logo của bạn bao gồm tên màu và mã cho các mục đích sử dụng khác nhau như CMYK, HEX và RGB. Chẳng hạn như đặc trưng của Coca-Cola là màu đỏ hoặc màu trắng của Apple.
Bảng màu phụ
Bất kỳ màu phụ nào được sử dụng để thêm sự đa dạng cho các thành phần khác như văn bản, dòng hoặc các thiết kế khác. Hãy bổ sung sẽ thêm một số màu phụ vào bảng màu chính để tăng sự đa dạng.
Biến thể màu
Một số biến thể màu của logo thường bao gồm đen, trắng, nền trong suốt,…
Logo tagline
Bất kỳ phiên bản nào của logo của bạn với tagline bao gồm. Logo tagline thường bị nhầm lẫn với slogan. Sự khác nhau giữa 2 khái niệm này là tagline sẽ gắn liền với thương hiệu còn slogan thường gắn liền với mỗi sản phẩm hay chiến dịch cụ thể. Chẳng hạn như tagline quen thuộc của thương hiệu Viettel là “Hãy nói theo cách của bạn”.
Chữ viết tắt hoặc từ viết tắt của tên công ty của bạn
Bất kỳ phiên bản nào của logo với phiên bản rút gọn của tên bạn. Ví dụ: Coca Cola có tên viết tắt là Coke.
Kiểu chữ
một danh sách các phông chữ chính hoặc kiểu chữ liên quan đến thương hiệu của bạn cũng như những font chữ phụ được sử dụng cho tiêu đề và nội dung. Cách trình bày kiểu chữ in hoa hay viết thường cũng nên được đề cập cụ thể.
Vùng trống hay còn gọi là padding
Logo của bạn phải luôn được bao quanh bởi một khoảng không gian trống nhất quán để đảm bảo khả năng hiển thị và tác động của nó. Không có yếu tố đồ họa hoặc văn bản được trình bày trong vùng trống này
Xem thêm: Các bước xây dựng thương hiệu phát triển vững mạnh
Mẫu thử
Các logo, màu sắc và phông chữ nên được trình bày trên danh thiếp, quảng cáo, bao bì, áo phông,… để làm mẫu. Khi có vấn đề gì trong quá trình thiết kế có thể sử dụng mẫu thử để đối chiếu và chỉnh sửa.
Những điều không nên làm khi thiết kế: đây là những quy tắc mà người thiết kế phải tuân theo như những màu không nên sử dụng, kích thước tối thiểu,…
Bộ phận thiết kế nên lưu trữ lại những thiết kế đã thực hiện để công ty có thể quản lý và sử dụng chúng như khung mẫu cho các thiết kế trong tương lai. Brand guideline cũng nên trình bày các ghi chú và mẫu in cho các cách in ấn khác nhau ngoài ra cũng cần bổ sung thông tin về các phương pháp in cho mẫu cụ thể. Bộ phận thiết kế cũng nên có những thông tin về kích thước, mục đích sử dụng, những lưu ý cụ thể đối với từng mẫu thiết kế.
Hy vọng những thông tin vô cùng chi tiết về brand guideline là gì và những thành phần cần thiết cho một guideline đúng chuẩn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình phát triển thương hiệu. Đừng quên thường xuyên truy cập duykiet.com để tìm hiểu nhiều bài viết về Marketing và những lĩnh vực khác nữa nhé