Marketing Campaign được coi là yếu tố hàng đầu để đánh giá sự phát triển nhanh chóng của một thương hiệu.

Trong kinh doanh, bạn muốn doanh nghiệp của mình trở lên mạnh mẽ, thao túng thị trường thì ngoài việc sản xuất còn phải đầu tư chiến lược Marketing đúng đắn.

Vậy Campaign là gì? Ngay bây giờ, bạn hãy cùng Kiệt khám phá thuật ngữ này qua bài viết dưới đây.

Campaign là gì?

Campaign là gì?

Tổng quan về Campaign và các thuật ngữ liên quan

Đối với dân Marketing thì thuật ngữ Campaign khá gần gũi. Tuy nhiên với nhiều người thì chúng lại là một khái niệm khá mơ hồ.

Và không phải ai cũng nắm rõ Campaign nghĩa là gì? Hơn nữa, Campaign thường không xuất hiện đơn lẻ mà hay đi với nhiều từ chuyên môn.

Campaign là gì?

Campaign hiểu theo cách đơn thuần là chiến lược. Chúng thường gắn liền với chiến lược Marketing nhằm quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp thì Campaign chính là yếu tố quyết định sự thành bại.

Một chiến lược được coi là thành công không phải căn cứ vào mức độ kinh phí bỏ ra. Quan trọng, bạn sử dụng kênh truyền thông đó như thế nào để truyền tải thông điệp tốt nhất.

Xem thêm: Case Study là gì?

Đa phần chiến lược sẽ luôn đi kèm với mục tiêu hướng đến. Mục tiêu này khá đa dạng:

  • Quảng bá hình ảnh thương hiệu
  • Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ
  • Tăng doanh số bán hàng
  • Tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng
  • Thúc đẩy hành vi mua hàng
Campaign giúp doanh nghiệp khẳng định thương hiệu

Campaign giúp doanh nghiệp khẳng định thương hiệu

Vai trò của Campaign là gì?

  • Khẳng định thương hiệu cũng như tạo sự khác biệt về thương hiệu so với đối thủ.
  • Lôi cuốn, mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng
  • Khẳng định vị thế và tạo sự tin tưởng trong lòng người tiêu dùng
  • Tăng doanh số bán hàng
  • Hạn chế tin tức tiêu cực về doanh nghiệp trên thương trường.

Một số thuật ngữ của Marketing gắn liền với Campaign

Campaign luôn được đi kèm với các từ chuyên môn về Marketing. Gắn với mỗi cái tên là một chiến lược cụ thể của doanh nghiệp. Bạn có thể xem thêm: Agency là gì ?

Campaign Marketing thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp

Campaign Marketing thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp

Marketing Campaign là gì?

Cụm từ trên được hiểu là “chiến dịch Marketing”. Trong thời buổi kinh tế hiện đại, nếu doanh nghiệp không ứng dụng chiến lược này thì thật là một sai lầm. Bởi chúng chỉ khiến doanh nghiệp mãi trì trệ, không phát triển thậm chí là bị “tàn lụi”.

Marketing Campaign bao gồm mọi hoạt động nhằm thúc đẩy sản phẩm và dịch vụ tiến tới mục tiêu đề ra. Doanh nghiệp sẽ áp dụng vô số loại hình quảng cáo thông qua nhiều phương tiện khác nhau.

Advertising Campaign là gì?

Đây là cụm từ mang ý nghĩa về chiến dịch quảng cáo nhằm share thông điệp, ý tưởng, mong muốn,… đến với người tiêu dùng nhằm mang đến truyền thông tiếp thị phù hợp.

Digital Campaign là gì

Đây là phương thức doanh nghiệp ứng dụng một hay nhiều phương tiện kỹ thuật số internet để thực hiện hoạt động tiếp thị.

Viral Campaign

Chiến dịch được lan tỏa bằng phương tiện mạng xã hội. Từ đó, sản phẩm và dịch vụ được quảng bá rộng rãi.

IMC Campaign

Cụm từ này nghĩa là “truyền thông Marketing tích hợp”. Doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ truyền thông kết hợp với nhau để quảng bá. Phương thức này tận dụng tối đa việc truyền tải mô hình Marketing Mix 4P.

Các hoạt động trong Marketing Campaign

Như Kiệt đã phân tích Campaign là gì ở trên, bạn sẽ biết Marketing Campaign được hoạt động căn cứ vào mô hình Marketing Mix 4P. Vì vậy, hoạt động chiến lược này sẽ bao gồm:

Chiến lược Marketing sản phẩm

Chiến lược Marketing sản phẩm

Chiến dịch Marketing sản phẩm

Sản phẩm là yếu tố chủ chốt trong chiến lược quảng bá. Sản phẩm này có thể là vô hình (dịch vụ) hoặc hữu hình. Chiến lược này nhằm đưa sản phẩm tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng

Chiến dịch Marketing giá

Giá được coi là yếu tố nhạy cảm trong chiến lược. Doanh nghiệp cần định mức giá phù hợp. Giá cần thể hiện được vị thế của thương hiệu sản phẩm. Để đưa ra mức giá chuẩn xác thì doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát thị trường.

Chiến dịch Marketing xúc tiến bán

Các hoạt động này nhằm thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Đa phần doanh nghiệp sẽ sử dụng phương thức quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng,…

Chiến dịch Marketing kênh phân phối

Doanh nghiệp cần xác định kênh phân phối phù hợp với vị trí mà khách hàng mua thuận lợi nhất. Khách hàng thường mua hàng theo thói quen, hình thức nào?…

Bí quyết tạo ra Marketing Campaign hiệu quả

Để tạo ra chiến lược Marketing Campaign hiệu quả thì nhân viên không chỉ nắm kiến thức Campaign là gì một cách đơn thuần. Điều quan trọng, họ cần nắm trong tay một số bí quyết dưới đây.

Để Campaign thành công cần nghiên cứu thị trường mục tiêu

Để Campaign thành công cần nghiên cứu thị trường mục tiêu

Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Campaign có đang hướng đúng thị trường mục tiêu hay không? Đây là câu hỏi đầu tiên mà doanh nghiệp cần trả lời chính xác.

Bởi sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ khi chúng được làm ra thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, đánh trúng thị trường mục tiêu.

Khi xác định được thị trường mục tiêu là gì, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu đưa ra nội dung và thông điệp truyền tải được toàn bộ mong muốn.

Đặc biệt thông điệp đó phải tạo nên sự thu hút, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Campaign cần có nội dung ấn tượng, độc và lạ so với đối thủ.

Khi đề ra Campaign, bạn cần xác định được doanh số cần đạt sau khi thực hiện chiến lược.

Do đó, bạn cần có hướng đi rõ ràng, có kế hoạch cụ thể, hướng đến con số rõ ràng và chi tiết. Như vậy bạn sẽ dễ dàng đi đến thành công.

Xác định ngân sách

Ngân sách chi phối đến Campaign rất nhiều. Để thực hiện Campaign thì bạn cần có ngân sách. Vậy ngân sách bao nhiêu là phù hợp?

Thực tế khi thực hiện Campaign luôn đòi hỏi một ngân sách lớn và khổng lồ. Do đó, một ngân sách hạn hẹp thì khó có thể thực hiện chiến lược như mong đợi.

Điều quan trọng, bạn cần xác định được khoảng ngân sách dành cho Campaign hợp lý. Kế hoạch càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt. Như vậy tình trạng lãng phí ngân sách được hạn chế tối đa.

Xác định cách đo lường

Doanh nghiệp nên xác định cách đo lường phù hợp để đưa ra chiến lược chuẩn xác, hướng đúng thị trường mục tiêu.

Campaign là gì với cách đo lường cụ thể như thế nào? Để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu từng công cụ.

Sau đó, phân tích kết quả để lựa chọn công cụ mang lại hiệu quả cao. Google Analytics chính là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.

Lựa chọn kênh giao tiếp

Chiến lược chỉ mang lại hiệu quả khi thực hiện đúng kênh giao tiếp. Bạn cần hiểu khách hàng mục tiêu có thói quen sử dụng kênh truyền thông nào là chủ yếu. Đa số giới trẻ ngày nay đều thích dùng Facebook, Instagram. Đối với người lớn tuổi họ lại thích xem Tivi, hoặc đọc báo,…

Xem thêm:  Agency là gì là gì? 

Xây dựng Timeline cho Campaign

Xây dựng Timeline

Campaign được thực hiện hiệu quả khi tiến hành theo đúng Timeline đề ra. Điều bạn cần làm là xây dựng bảng kế hoạch bao gồm từng bước thực hiện trong thời gian cụ thể như thế nào. Timeline sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược theo đúng kế  hoạch đề ra.

Thực hiện Campaign

Khi bạn hoàn thành tất cả các bước trên thì sẽ lập ra Campaign hoàn chỉnh. Lúc này bạn có thể tiến hành thực hiện chiến lược.

Trước khi thực hiện, bạn cần thực hiện rà soát nhằm thăm dò. Sau đó, bạn xem xét lại toàn bộ kế hoạch và sắp xếp chúng lại theo từng bước phù hợp, logic. Để đạt hiệu quả, bạn cần đề ra Deadline cho chiến lược. Bởi khi bạn xác định được Deadline bạn sẽ không bị vỡ kế hoạch đề ra. Từ đó, cơ hội thành công sẽ cao hơn.

Đo lường

Bạn sẽ sử dụng các công cụ để đo lường Campaign. Chiến dịch này đã đạt được những gì? Kết quả được đánh giá ra sao? Mục tiêu có đạt được như mong đợi?

Điều chỉnh

Khi có kết quả đo lường của Campaign, bạn sẽ xem xét, đánh giá và nghiên cứu lại. Đây là bước để bạn điều chỉnh chiến dịch trở nên hoàn hảo, đáp ứng được thị trường mục tiêu. Xem Campaign có cần điều chỉnh gì hay không? Campaign sẽ được duy trì và cải tiến trong thời gian tới như thế nào?

Qua phân tích trên, Kiệt đã giúp các bạn khám phá điều thú vị về Campaign là gì. Nếu bạn muốn mở rộng thêm kiến thức thì có thể tham khảo tại Website: duykiet.com.