Chào mừng các bạn đã trở lại với KDIGIMIND Web Trong bài viết hôm nay, Kiệt sẽ đem đến cho các bạn những thông tin thú vị và bổ ích về Marketing. Một kế hoạch Marketing hoàn hảo đòi hỏi quá trình xác định Target phải được thực hiện đúng và hiệu quả. Vậy Target là gì? Làm thế nào để xác định thị trường mục tiêu hiệu quả nhất?
Một số thông tin về Target trong Marketing
Target Market hay thị trường mục tiêu là gì?
Trước khi chúng tôi giải thích về Target là gì, Kiệt sẽ giới thiệu đến các bạn về khái niệm thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu hay còn gọi tên tiếng Anh là Target Market.
Thị trường mục tiêu là một nhóm người mà bạn hướng đến khi bạn bán sản phẩm, dịch vụ của mình.
Nếu được thực hiện chính xác, sự hiệu quả của thị trường mục tiêu cho các sản phẩm của bạn là số lượng những người mua sản phẩm nhiều nhất
Target là gì trong Marketing?
Trong Marketing, Target là quá trình lựa chọn thị trường mục tiêu của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và hướng hiệu quả các nỗ lực tiếp thị của bạn vào họ.
Điều này có nghĩa là chọn đúng người sẽ muốn mua sản phẩm của bạn và đảm bảo rằng quảng cáo mà bạn truyền tải phù hợp với những gì họ đang tìm kiếm.
Thông qua phân khúc thị trường, các thương hiệu có thể chọn được thị trường mục tiêu phù hợp với sản phẩm của họ. Các công ty tập trung vào một nhóm nhỏ khách hàng, những người sẽ có nhiều khả năng mua và sử dụng sản phẩm của họ.
Xem thêm: Cách Seeding facebook hiệu quả để có kết quả tốt nhất
Phân khúc thị trường là gì?
Cụ thể hơn, những nhà hoạch định sẽ chia một thị trường lớn thành các phân khúc nhỏ hơn để tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể trong đó.
Sau đó sẽ xác định một phân khúc khách hàng dựa trên các đặc điểm độc đáo của họ và chỉ tập trung vào phục vụ họ.
Thay vì cố gắng tiếp cận toàn bộ thị trường, một thương hiệu sử dụng tiếp thị mục tiêu để tiếp cận một nhóm khách hàng cụ thể đã được xác định trong thị trường đó.
Bốn loại phân khúc thị trường chính là:
- Phân khúc nhân khẩu học: tuổi, giới tính, giáo dục, tình trạng hôn nhân, chủng tộc, tôn giáo, v.v.
- Phân khúc tâm lý: giá trị, niềm tin, sở thích, tính cách, lối sống, v.v.
- Phân khúc hành vi: thói quen mua hoặc chi tiêu, trạng thái người dùng, tương tác thương hiệu, v.v.
- Khu vực địa lý: khu phố, thành phố, vùng, quốc gia, v.v.
- Một số thương hiệu cũng có thể thúc đẩy phân khúc kinh doanh như phân khúc theo ngành, quy mô công ty hoặc doanh thu hàng năm.
Ví dụ: Sản phẩm của công ty bạn là các loại thực phẩm ăn kiêng tốt cho sức khỏe. Khi đó, phòng Marketing sẽ lên kế hoạch để quảng bá đến người tiêu dùng. Thị trường khách hàng của công ty bạn sẽ hướng đến những người đang và sẽ có ý định sử dụng các sản phẩm ăn kiêng.
Trong đó, cụ thể đối với sản phẩm ăn kiêng dành cho người bị bệnh đái tháo đường thì phân khúc khách hàng sẽ là những người mắc bệnh đái tháo đường và cần những thực phẩm này để kiểm soát lượng đường trong máu.
Còn đối với dòng sản phẩm dành cho phụ nữ để giữ dáng thì phân khúc khách hàng lúc này sẽ là những bà mẹ sau sinh cần lấy lại vóc dáng.
Tuỳ thuộc vào phân khúc khách hàng khác nhau sẽ có những chiến lược quảng bá cụ thể và phù hợp.
Tại sao phải xác định đúng Target Market?
Hiện nay mỗi doanh nghiệp phải cạnh tranh với hàng ngàn đối thủ trong ngành vì thế có một thị trường mục tiêu được xác định rõ là quan trọng hơn bao giờ hết. Không ai có thể đủ khả năng để nhắm mục tiêu tất cả mọi người.
Các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh hiệu quả với các công ty lớn bằng cách tham gia vào những thị trường mục tiêu mà các công ty lớn chưa có mặt.
Hiểu thị trường mục tiêu sẽ giúp bạn quảng bá sản phẩm đến khách hàng dễ dàng hơn. Khi bạn biết những tạp chí hoặc tờ báo họ đọc, họ lựa chọn sản phẩm như thế nào, những kênh truyền thông xã hội nào họ sử dụng để cập nhật tin tức.
Dựa trên những phát hiện của bạn, bạn sẽ có thể điều chỉnh các thông điệp cho chúng sẽ cộng hưởng và để lại tác động đáng nhớ trong một không gian đông đúc.
Trong thời đại công nghệ hiện nay, mỗi ngày người tiêu dùng tiếp nhận hàng ngàn các thông tin mới.
Chính vì thế những thông tin thực sự thu hút được họ chỉ khi những thông tin đó phù hợp với nhu cầu họ đang tìm kiếm hoặc vấn đề họ đang quan tâm.
Các doanh nghiệp phải hiểu rõ thị trường mục tiêu tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng tới.
Nếu không xác định đúng thị trường mục tiêu cho sản phẩm sẽ dẫn đến những chiến dịch quảng bá không phù hợp và không thể truyền tải đến những khách hàng đang thực sự cần.
Xem thêm: Insight là gì?
Làm thế nào để xác định thị trường mục tiêu hiệu quả?
Xem xét khách hàng hiện tại của bạn
Một trong những bước đầu tiên để xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp là nên xem xét kỹ lưỡng những người đã mua hàng của bạn.
Bạn nên trả lời một số câu hỏi cơ bản như: Ai là khách hàng hiện tại của bạn và tại sao họ mua hàng của bạn?
Tìm kiếm các đặc điểm và lợi ích chung giữa các khách hàng này. Những nhóm khách hàng nào đem lại nhiều lợi nhuận nhất?
Điều tra đối thủ cạnh tranh
Đối thủ của bạn đang nhắm đến là ai? Khách hàng hiện tại của họ là ai? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu được các đối thủ đang tập trung vào khách hàng mục tiêu nào trên thị trường.
Những doanh nghiệp nên tránh tập trung vào các thị trường mà đối thủ đang hoạt động. Thay vào đó bạn có thể tìm thấy một thị trường hẹp hơn mà chưa hoặc có ít đối thủ. Đây sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Phân tích sản phẩm / dịch vụ của bạn.
Liệt kê danh sách từng tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bên cạnh mỗi tính năng, hãy liệt kê những lợi ích mà nó cung cấp.
Ví dụ: Bạn cung cấp dịch vụ đồ hoạ về thiết kế website. Hình ảnh chuyên nghiệp xuất hiện trên trang web của công ty sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn vì họ thấy đây là công ty chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
Chọn nhân khẩu học cụ thể cho thị trường mục tiêu
Không chỉ những người có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, mà cả những người có khả năng mua nó nhất. Chúng ta nên xem xét các yếu tố nhân khẩu học như sau để tìm ra khách hàng phù hợp
- Tuổi tác
- Giới tính
- Mức thu nhập
- Trình độ học vấn
- Tình trạng hôn nhân hoặc gia đình
- Nghề nghiệp
- Dân tộc
Các yếu tố tâm lý học ảnh hưởng đến thị trường mục tiêu
- Tính cách
- Thái độ
- Giá trị/ Quan điểm sống
- Sở thích
- Lối sống
- Hành vi
Xác định thị trường mục tiêu là một trong những bước khó nhất trong việc hoạch định chiến lược Marketing.
Tuy nhiên, khi bạn đã tìm được thị trường mục tiêu thì việc lên kế hoạch Marketing để tiếp cận khách hàng sẽ dễ dàng hơn nhiều và thông điệp quảng bá sẽ được truyền tải đúng đối tượng.
Kiệt hy vọng những thông tin vô cùng chi tiết về Marketing đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Target là gì và những mẹo xác định mục tiêu hiệu quả. Hãy cập nhật các thông tin trên Duykiet.com để tìm kiếm thêm nhiều kiến thức có thể bạn cần biết nữa nhé!