Chắc hẳn rằng những bạn làm trong nghề Marketing đều đã biết đến tên gọi Insight hay còn có tên đầy đủ là Customer insight. Hiểu sơ qua thì có nghĩa là sự thật ngầm hiểu hoặc là sự thấu hiểu khách hàng về các ý nghĩ của họ.

Vậy nghĩa chính xác của Customer insight là gì? Bài viết dưới đây Kiệt sẽ giải đáp cho các bạn nhé.

Customer insight là gì

Customer insight có nghĩa là một sự thật ngầm hiểu, nhằm diễn giải về các hành vi và xu hướng của tất cả các khách hàng.

Nếu như bạn tạo ra được một sự thật ngầm hiểu hay. Từ đó sẽ làm cho khách hàng của bạn có hứng thú với sản phẩm và mong muốn được trải nghiệm.

Customer insight là gì.

Customer insight là gì.

Theo thông tin Kiệt thu thập được thì insight còn có nghĩa là niềm khơi gợi về sự thật của khách hàng, luôn có sẵn nhưng chưa ai biết để khai thác.

Hiện nay, insight có thể được thu thập qua data, nhằm đưa ra các chiến dịch, các hành động. Từ đó giúp cải thiện các dịch vụ, chất lượng sản phẩm nhằm thu hút các khách hàng mới.

Xem thêm: Thị trường ngách là gì?

Tạo được một insight thành công có nghĩa là bạn đã tăng được độ nhận diện cho thương hiệu đồng thời tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Nếu như vẫn còn những thắc mắc về phần này các bạn có thể truy cập Website: https://kdigimind.com/ sẽ giúp các bạn nhé.

Các đặc trưng cơ bản của customer insight

Các bạn đã hiểu rõ được về insight là gì rồi đúng không nào. Tiếp theo Kiệt sẽ giải thích cho các bạn một số đặc trưng cơ bản của insight nhé.

Không phải là một sự thật hiển nhiên

Như Kiệt đã nói ở trên thì insight là một sự thật ngầm hiểu chứ không phải sự thật hiển nhiên như là Trái đất quay quanh mặt trời.

Khi các bạn tạo ra insight thì việc quan là là cực kỳ quan trọng nhưng đó vẫn chỉ là một dữ liệu để xem xét.

Các bạn cần theo dõi các khách hàng của mình và tìm ra những lý do, động lực đằng sau mỗi hành vi của khách hàng.

Vì vậy khi bạn tìm kiếm một sự thật ngầm hiểu và quan sát một sự thật hiển nhiên hãy luôn luôn đặt câu hỏi “Tại sao?”.

Các đặc trưng cơ bản của customer insight.

Các đặc trưng cơ bản của customer insight.

Insight không chỉ đến từ dữ liệu

Có thể các Marketer thu thập được rất nhiều data chi tiết của khách hàng, là những sự thật về khách hàng. Nhưng không có nghĩa rằng có nhiều dữ liệu như vậy bạn sẽ tạo ra được một insight hay.

Nhiệm vụ của các marketer là biến các data khách hàng thu thập được trở nên cần thiết hơn. Phải biết cách khai thác và phân tích các dữ liệu có được để có thể tạo ra insight và biến chúng thành hành động.

Vì vậy hãy suy nghĩ phân tích dữ liệu một cách tổng thể, đa dạng các dữ liệu.

Đưa ra được hành động thực tế dựa vào các insight

Lý thuyết phải đi kèm với thực hành và kiểm chứng thì mới được gọi là một insight hoàn chỉnh.

Vì vậy nếu như được coi là một insight hay thì insight đó phải đủ độc đáo để làm cho khách hàng tương tác, hành động với chiến dịch. Từ đó mới có thể gia tăng tỷ lệ cho doanh nghiệp.

Khách hàng thay đổi hành vi của mình vì insight

Vì như Kiệt đã giải thích ở trên phần insight là gì. Thì insight cơ bản chính là khám phá tìm hiểu các động cơ cơ bản của các khách hàng từ đó thúc đẩy hành vi của họ.

Các bạn hãy truy cập Website: https://kdigimind.com/ sẽ giải thích rõ hơn về các đặc trưng này nhé.

Xây dựng customer insight như thế nào

Chăm sóc khách hàng là một trong những nguồn thu thập data.

Chăm sóc khách hàng là một trong những nguồn thu thập data.

Thu thập data

Như các bạn đã biết thì insight đến từ data. Vậy các data đó đến từ các nguồn nào? Kiệt sẽ điểm danh một số nguồn như sau:

  • Website: time on site, sessions, bounce rate,..
  • Mạng xã hội: share, comments, like, follower
  • Email: click rate, open rate,…
  • Khảo sát trực tuyến
  • Quảng cáo tìm kiếm: click, conversion,…
  • Bán hàng
  • Chăm sóc khách hàng
  • POS
  • Đánh giá từ khách hàng
  • Nghiên cứu thị trường

Phân tích data để tạo ra insight

Khi các bạn đã thu thập được các data rồi thì hãy bắt đầu phân tích các data. Từ đó để tìm kiếm được sự tương phản giữa việc lập lại của một số chỉ số với việc khách hàng có được trải nghiệm tốt hơn. Đồng thời doanh nghiệp cũng đạt được mục tiêu chính là bán được hàng.

Ví dụ: Từ các data thu thập được cho thấy việc mọi người sử dụng điện thoại cầm tay để truy cập mạng hiện có tỷ lệ mua hàng thấp hơn so với desktop. Hoặc có thể hiểu đơn giản là các phiên bản trên điện thoại cầm tay chưa thực sự đem lại được cho khách hàng trải nghiệm tốt.

Do đó, các bạn cần phải cải thiện để có thể thu hút được khách hàng. Cải thiện các chức năng trên điện thoại để khách hàng có được trải nghiệm tốt hơn. Doanh thu của công ty bạn sẽ tăng cao nếu như khắc phục được nhược điểm đó.

Phân tích tốt các data để tạo ra insight. Nguồn: Internet

Phân tích tốt các data để tạo ra insight. Nguồn: Internet

Các đánh giá, mức độ hài lòng của từng khách hàng khi sử dụng các dịch vụ hoặc khi trải nghiệm các sản phẩm. Phần nào đó sẽ gián tiếp hoặc có thể trực tiếp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.

Mọi insight khách hàng đôi khi chỉ nhằm cải thiện các trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Chứ không chỉ nhằm tạo doanh thu cho doanh nghiệp.

Vì vậy, không phải mọi insight đều nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận ngay lập tức. Mà cần phải chú trọng vào cải thiện chất lượng dịch vụ để cho khách hàng có trải nghiệm tốt hơn.

Từ đó khách hàng sẽ cảm thấy tốt hơn và quay lại sử dụng, thậm chí còn giới thiệu cho nhiều người khác nữa.

Xem thêm: Client là gì?

Hành động dựa trên insight khách hàng

Sau khi bạn đã biết được insight là gì, và đã biết cách phân tích data để tạo ra insight. Đến lúc này bạn cần phải có hành động cụ thể để có thể hướng gần hơn tới mục tiêu kinh doanh.

Thời điểm này chính là lúc bạn cần phân tích diễn giải các insight sau đó đối chiếu với các đặc trưng cơ bản mà Kiệt để nên ở phần thứ 2 bài viết đó.

Việc đối chiếu lại với các đặc trưng đó để có thể đảm bảo được rằng insight này là phù hợp và đúng đắn để áp dụng vào thực tiễn.

Tùy theo mục tiêu bạn mong muốn thì hành động tạo ra insight sẽ khác nhau. Dựa vào tính chất của từng ngành nghề, công ty, cũng như là tình hình thị trường ở từng thời điểm mà các bạn hành động.

Hành động phải dựa trên insight khách hàng.

Hành động phải dựa trên insight khách hàng.

Để tìm hiểu thêm về các bước xây dựng customer insight các bạn hãy truy cập vào Website: Kdigimind.com để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Ưu điểm, nhược điểm của customer insight

Ưu điểm

  • Customer insight sẽ giành được quyền ưu tiên và tăng được lợi thế cạnh tranh
  • Customer insight làm gia tăng thị phần
  • Customer insight giúp thay đổi chiến lược kinh doanh hiệu quả

Nhược điểm

  • Customer insight không áp dụng được cho tất cả các kiểu khách hàng
  • Thông số từ insight được biểu thị dưới dạng thống kê, nhưng yếu tố con người không thể diễn giải hết được. Vì thế cần phải dựa vào cả kết quả online, offline mới có thể có được dữ liệu chuẩn nhất.
  • Vì các khách hàng thay đổi sở thích rất nhanh nên các công ty không thể theo kịp được sự thay đổi đó.
Ưu nhược điểm của insight.

Ưu nhược điểm của insight.

Qua bài viết mà Kiệt đã chia sẻ bên trên, chắc hẳn  rằng các bạn đã hiểu được insight là gì rồi đúng không nào. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn khi tìm hiểu về customer insight.

Nếu như các bạn còn bất cứ những thắc nào liên quan hãy truy cập Website: https://kdigimind.com/ sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Và đừng quên ghé thăm chúng mình thường xuyên để tìm kiếm thêm nhiều thuật ngữ có thể bạn cần biết nữa nhé!