Trong lĩnh vực marketing nói riêng và kinh doanh nói chung, để phân tích điểm mạnh điểm yếu là tìm ra phương hướng hoạt động thì người ta thường dùng đến mô hình SWOT. Vậy SWOT là gì? Đánh giá SWOT có thực sự cần thiết?

Bài viết dưới đây của KDIGIMIND sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc SWOT trong marketing là gì? SWOT Analysis là gì? Vậy bạn còn chần chờ gì mà không đón đọc ngay thôi nào!

SWOT là gì?

swot-la-gi

SWOT là gì?

SWOT là gì? – SWOT là từ viết tắt của 4 cụm từ tiếng Anh, tương ứng với 4 thành tố. Bao gồm:

  • Strengths có nghĩa là điểm mạnh
  • Weaknesses có nghĩa là điểm yếu 
  • Opportunities có nghĩa là cơ hội
  • Threats có là thách thức 

4  Thành tố trên hợp lại với nhau tạo thành mô hình ma trận SWOT. Mô hình này được ứng dụng phổ biến trong phân tích doanh nghiệp. Nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn, hình thành cơ sở phát triển vững chắc.

Phân tích SWOT là gì?

phan-tich-swot-la-mot-trong-nhung-khau-co-ban-trong-xay-dung-phat-trien-dinh-huong-doanh-nghiep

Phân tích SWOT là một trong những khâu cơ bản trong xây dựng phát triển định hướng doanh nghiệp

5 Bước thiết lập chiến lược trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bao gồm:

  • Đề ra tôn chỉ hoạt động 
  • Phân tích SWOT
  • Tìm ra mục tiêu chiến lược 
  • Hình thành mục tiêu và chiến lược hành động 
  • Xác định phương pháp kiểm soát chiến lược 

Phân tích SWOT là một trong những khâu cơ bản trong xây dựng phát triển định hướng doanh nghiệp. Hiểu theo cách đơn giản, phân tích SWOT chính là đi mổ xẻ đánh giá 4 thành tố trong mô hình SWOT

Nhờ vào quá trình đánh giá SWOT người hoạch định chính xác có thể tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Mô hình phân tích này được áp dụng cho một dự án cụ thể nào đó.

Mô hình SWOT trong marketing

Mô hình SWOT phù hợp để áp dụng trong nhiều lĩnh vực và marketing cũng phải ngoại lệ.

Khi xây dựng một chiến lược tiếp thị bất kỳ, bạn cần vận dụng phân tích ma trận SWOT để tìm ra thách và cơ hội. Bên cạnh đó là hiểu rõ điểm và điểm yếu của mô hình tiếp thị sẽ áp dụng.

mo-hinh-swot-phu-hop-de-ap-dung-trong-nhieu-linh-vuc-va-marketing-cung-phai-ngoai-le

Mô hình SWOT phù hợp để áp dụng trong nhiều lĩnh vực và marketing cũng phải ngoại lệ

Mô hình SWOT là gì?

Mô hình SWOT gồm tập hợp 4 thành tố giống như trong khái niệm SWOT là gì (Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats).

Mô hình này đóng vai trò như công cụ hỗ trợ nhà quản trị hoạch định chiến lược lường trước mối rủi ro tiềm tàng và tìm cách đối mặt với chúng.

mo-hinh-swot-gom-tap-hop-4-thanh-to

Mô hình SWOT gồm tập hợp 4 thành tố

Từ mô hình SWOT, nhà phân tích cũng có thể đánh giá những đối thủ mà doanh nghiệp cần phải cạnh tranh. Từ đó, thiết lập kế hoạch tiếp thị phù hợp nhất để thương hiệu, sản phẩm dịch vụ đến gần với khách hàng.

Lịch sử ra đời của mô hình SWOT 

albert-humphrey-chinh-la-nguoi-da-phat-trien-mo-hinh-phan-tich-swot

Albert Humphrey chính là người đã phát triển mô hình phân tích SWOT

Mô hình SWOT đã được phát triển cách đây 50 – 60 năm (khoảng từ năm 1960 đến 1970) bởi Albert Humphrey. Thực tế, đây là dự án của đại học Stanford, Hoa Kỳ đề xướng.

Theo đó, dự án này đã thu thập dữ liệu của 500 doanh nghiệp đạt mức doanh thu cao nhất Hoa Kỳ. Với mục đích xác định tại sao quá trình lập kế hoạch của những doanh nghiệp này lại không hiệu quả hay thậm chí là thất bại.

Ở thủa sơ khai khi mới được xây dựng, mô hình SWOT có tên gọi khác là SOFT, tương ứng với 4 thành tố cơ bản.

  • Satisfactory – thỏa mãn 
  • Opportunity – cơ hội 
  • Fault – bất lợi của hiện tại
  • Threat – bất lợi trong tương lai 

Đến năm 1964 khi Urick và Orr tiếp cận mô hình SWOT tại Zurich, họ đã hợp tác với Albert Humphrey để tiếp tục hoàn thiện mô hình. Họ quyết định thay thế thành tố Fault bằng Weakness. 

Gần 10 năm sau đó vào năm 1973, mô hình SWOT chính thức được J W French áp dụng. Kể từ đây, mô hình này đã được biết đến nhiều hơn và sử dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp.

Đến năm 2004, mô hình SWOT thực sự bước vào giai đoạn hoàn thiện và trở thành công cụ phân tích đánh giá mạnh mẽ.

Nhờ có SWOT, nhà hoạch định chiến lược không nhất thiết phải huy động nguồn lực hao hao tiền tốn của nhưng vẫn hợp nhất được mục tiêu, tìm ra định hướng phát triển đúng đắn nhất.

Các thành tố cơ bản trong mô hình SWOT 

4 Thành tố cấu thành mô hình SWOT bao gồm Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats. Phân tích SWOT chính là chúng ta đi phân tích 4 khía cạnh đó.

Strengths

Strengths trong SWOT được hiểu là điểm mạnh của riêng doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ, mô hình dự án mà bạn đang áp dụng,.. Nó giống như lợi thế vượt trội, chất riêng bạn sở hữu mà đối thủ không có được.

Strengths giúp bạn hiểu rõ mình là ai? Mình giỏi nhất cái gì? 

strengths-trong-swot-duoc-hieu-la-diem-manh-cua-rieng-doanh-nghiep

Strengths trong SWOT được hiểu là điểm mạnh của riêng doanh nghiệp

Chẳng hạn doanh nghiệp của bạn tuy không còn tiềm lực tài chính dồi dào nhưng lại sở hữu đội ngũ con người giàu chuyên môn, nhiệt huyết. Đó chính là điểm mạnh mà doanh nghiệp bạn đang nắm giữ.

Nếu biết tận dụng, điểm mạnh đó bạn hoàn toàn đủ sức cạnh tranh, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Để tìm ra điểm mạnh cho một doanh nghiệp, người ta thường tìm kiếm theo những khía cạnh sau:

  • Nguồn lực đang sở hữu gồm cả vật chất và đội ngũ con người 
  • Nguồn lực không đo đếm rõ ràng được gồm am hiểu chuyên môn, kinh nghiệm 
  • Nguồn lực tài chính 
  • Chiến lược tiếp thị 
  • Quy trình sản xuất, hệ thống bằng sáng chế 
  • Đặc trưng trong văn hóa ứng xử doanh nghiệp 
  • Chất lượng sản phẩm dịch vụ 

Khi đánh giá điểm mạnh của bản thân doanh nghiệp, bạn không tự tin hay tự ti thái quá mà cần nhìn nhận trên phương diện khách quan.

Hãy luôn tỏ ra chuyên nghiệp và chứng mực khi so sánh giá trị đặc trưng của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.

Weaknesses

Weaknesses gồm những yếu điểm hay nhược điểm mà bạn chưa thực hiện tốt, kiểu như “gót chân Asin”.

Trong trường hợp cảm thấy khó khăn trong việc tìm điểm yếu của doanh nghiệp, bạn hãy xem xét kỹ các khía cạnh như nguồn lực con người, tài nguyên vật chất,.. Khi không mạnh ở khoản nào thì đó chính là điểm yếu cần khắc phục.

weaknesses-gom-nhung-yeu-diem-hay-nhuoc-diem-ma-ban-chua-thuc-hien-tot

Weaknesses gồm những yếu điểm hay nhược điểm mà bạn chưa thực hiện tốt

Bên cạnh đó, bạn hãy tự đặt ra và tự trả lời các câu hỏi kiểu như mình làm việc tệ nhất? Mình đang né tránh điều gì?

Người ta nhận xét tiêu cực gì về bạn? Khi tự giải đáp được những câu hỏi này có nghĩa bạn đã phần nào tìm ra yếu điểm của bản thân doanh nghiệp.

Bạn cần ghi nhớ rằng yếu điểm là những thứ luôn tồn tại trong bản thân mỗi cá nhân hoặc tổ chức nào đó, không ai dám tự tin rằng mình không có yếu điểm.

Điểm yếu khiến quá trình đạt tới thành công bị gián đoạn. Khi dám nhìn thẳng vào yếu điểm, bạn sẽ biết đâu là giới hạn mà mình cần bứt phá.

Oppotunities

co-hoi-la-tac-dong-tu-ben-ngoai-mang-den-thuan-loi-cho-cong-viec-ban-dang-theo-duoi

Cơ hội là tác động từ bên ngoài mang đến thuận lợi cho công việc bạn đang theo đuổi

Cơ hội được hiểu là những tác động từ bên ngoài mang đến thuận lợi cho công việc bạn đang theo đuổi. Trong kinh doanh, có hội thường đến từ một số sự thay đổi như:

  • Thị trường tăng trưởng nhanh, kéo theo nhu cầu về nhiều mặt hàng dịch vụ cũng tăng 
  • Đối thủ cạnh tranh rơi vào tình thế bất lợi 
  • Khi xu hướng công nghệ mới xuất hiện 
  • Sự dịch chuyển của xu hướng nào đó trên toàn cầu 
  • Các chính sách luật có sự điều chỉnh theo hướng tích cực 

Tuy nhiên cơ hội của người này cũng có thể trở thành bất lợi của người kia. Vậy nên, doanh nghiệp của bạn cần phải học cách thích nghi trước diễn biến thay đổi của thị trường để biến chúng trở thành cơ hội.

Threats

Song hành với cơ hội luôn là thách thức tiềm tàng, chúng luôn có mặt trên bước đường đi đến thành công của bạn. Xác định đúng nguy cơ gặp phải giúp bạn không bị lúng túng trước sức thay đổi theo hướng tiêu cực.

Khi đã tìm ra thách thức có thể gặp phải, việc trước tiên bạn cần làm là xây dựng kế hoạch đối phó giải quyết. Mặc dù chưa chắc đã đối phó lại toàn diện với nguy cơ nhưng ít bạn sẽ không bị chúng xô đổ hoàn toàn.

Tại sao phải phân tích SWOT ma trận? 

ma-tran-swot-cung-giup-dinh-hinh-ro-rang-hon-co-hoi

Ma trận SWOT cũng giúp định hình rõ ràng hơn cơ hội

Phân tích ma trận hay sơ đồ SWOT trong mọi ngành nghề kinh doanh hay một dự án nào đó giúp mọi người hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức có nguy cơ đối mặt.

Nhờ vào mô hình SWOT, nhà phân tích sẽ tối ưu được mục tiêu, tập trung nâng cao thế mạnh. Đồng thời, không ngừng khắc phục điểm yếu.

Ma trận SWOT cũng giúp định hình rõ ràng hơn cơ hội. Việc nắm bắt tốt cơ hội sẽ khiến quá trình đạt đến thành công nhanh hơn.

Ngoài ra việc xác định đúng nguy cơ luôn rất cần thiết để loại bỏ vật cản trên con đường thực thi một chiến dịch nào đó.

Phân tích SWOT áp dụng trong những lĩnh vực nào?

qua-trinh-phan-tich-swot-luon-rat-can-thiet-doi-voi-moi-doanh-nghiep

Quá trình phân tích SWOT luôn rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp

Quá trình phân tích SWOT luôn rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Bởi từ kết quả của quá trình đánh giá này, bạn sẽ xác định chính xác mục tiêu cần hướng đến là gì.

Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp cần dựa vào kết quả phân tích SWOT để đánh giá xem mục tiêu đó có khả thi hay không.

Khi nhận thấy mục tiêu không khả thi, bạn cần chuyển đổi sang mục tiêu tiêu khác có tính khách quan hơn. Có nghĩa lúc này, bạn phải thực hiện lại mô hình SWOT để tìm ra đích đến mới.

Phân tích SWOT thường được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể như:

  • Xây dựng kế hoạch chiến lược 
  • Nghiên cứu thế mạnh 
  • Trường hợp cần lựa chọn đưa ra quyết định phù hợp với tình hình thực tế nhất 
  • Tái cơ cấu nguồn lực tài chính, đội ngũ nhân viên, mô hình hoạt động tổ chức,..

Không chỉ với mô hình hoạt động doanh nghiệp mà phân tích SWOT nhiều khi còn áp dụng với một cá nhân hoặc dự án cụ thể

Ma trận swot là gì?

Phân tích rõ 4 thành tố của SWOT thôi không vẫn chưa đủ nếu chúng chỉ nằm trên giấy. Việc tiếp theo bạn cần làm là kết hợp nguồn tài nguyên hiện có, huy động thêm nguồn lực để tiến đến mục tiêu nhanh nhất.

ma-tran-swot-thuong-duoc-trinh-bay-duoi-dang-bang-liet-ke

Ma trận SWOT thường được trình bày dưới dạng bảng liệt kê

Ma trận SWOT lúc này đóng vai như một phác thảo định hình chỉ ra điểm mạnh điểm yếu. Nếu là điểm mạnh thì cần phát huy, còn với điểm yếu thì nên tìm cách khắc phục.

Nhờ vào sơ sơ ma trận này, bạn có thể mường tượng ra thách thức cần đối mặt khi thực thi chiến dịch. Đồng thời, chuẩn bị tiềm lực để nắm bắt tốt cơ hội.

Ma trận SWOT thường được trình bày dưới dạng bảng liệt kê yếu tố cấu thành thành điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

Nhà phân tích khi đó có thể dễ dàng theo dõi đối chiếu từng yếu tố phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp hoặc một chiến lược bất kỳ.

Cách phân tích & xây dựng chiến lược SWOT hiệu quả trong marketing

Sơ đồ SWOT mà doanh nghiệp vẫn hay sử dụng thường trình bày theo dạng hệ thống gồm 4 ô vuông, tương ứng với thành tố. Trong khi phân tích bạn nên liệt kê từng mục theo dạng danh sách.

Tạo lập ma trận SWOT 

Để thuận tiện cho khâu phân tích đánh giá, bạn cần trình bày ma trận SWOT dưới dạng bảng và liệt kê ra từng yếu tố. Đầu tiên, bạn nên chuyển đổi yếu đã liệt kê ra thành dạng ma trận theo dạng hình minh họa bên dưới.

tao-lap-ma-tran-swot

Tạo lập ma trận SWOT

Từ bảng phân tích trên, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng theo dõi so sánh 4 thành tố để tìm ra phương hướng xây dựng mục tiêu.

Khi đã liệt kê đầy đủ các yếu tố, việc tiếp theo cần làm là tạo lập chiến lược dựa vào hệ thống thành tố đã xác định.

Nội dung chiến lược cần đảm 4 tiêu chí sau:

  • Ưu tiên phát triển điểm mạnh của doanh nghiệp 
  • Điểm yếu cần nhận diện rõ và khắc phục sớm 
  • Nhận diện và tận dụng tốt nhất các cơ hội 
  • Tìm cách hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải 

Một chiến lược SWOT lý tưởng không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn nhược điểm. Mà thay vào đó hãy phối hợp cả ưu và nhược điểm chuyển đổi chúng thành điểm mạnh riêng có, tạo sự chú khác biệt với đối thủ.

Tìm ra thế mạnh

Thế mạnh là thành tố đầu tiên bạn cần phân tích trong mô hình SWOT. Nó cho biết doanh nghiệp của bạn thực sự mạnh ở điểm nào. Điểm mạnh giúp cho bạn trở nên khác biệt và tạo dựng lợi thế trước đối thủ cạnh tranh.

moi-doanh-nghiep-deu-co-the-manh-rieng

Mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh riêng

Điểm mạnh mà doanh nghiệp bạn đang sở hữu có thể bao gồm nguồn nhân lực chất lượng cao, các bằng sáng chế độc quyền, đội ngũ lãnh đạo có tầm,.. Chúng là nền tảng để doanh nghiệp phát triển mạnh nếu biết tận dụng.

Để xác định điểm mạnh của doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược marketing, bạn nên đặt ra một vài câu hỏi kiểu như:

  • Điều gì là khách hàng ấn tượng với doanh nghiệp? 
  • Doanh nghiệp của bạn làm tốt các đối thủ cạnh tranh ở mảng nào?
  • Thương hiệu mà bạn xây dựng có tính độc đáo như thế nào?
  • Doanh nghiệp bạn có tài nguyên gì mà đối thủ không có ?

Câu trả lời cho những câu hỏi trên chính là mấu chốt để bạn tìm ra thế mạnh vượt trội nhất của doanh nghiệp. Trong quá trình xác định thế mạnh, bạn cần so sánh từng khía cạnh đang sở hữu với đối thủ.

Nếu nổi trội hơn ở khía cạnh nào thì đó chính là điểm mạnh của bạn, hãy tìm cách phát huy chúng để trở nên mạnh mẽ hơn.

Tìm ra thế mạnh riêng giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng thương hiệu. Bởi bạn chỉ có thể được khách hàng biết đến khi họ nhận diện sự khác biệt trong thương hiệu bạn tạo dựng so với đối thủ cạnh tranh.

Nhận diện điểm yếu 

Sở hữu nhiều điểm mạnh không có nghĩa bạn đã hoàn thành bất khả chiến bại. Bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng đều có điểm yếu riêng.

Mọi người không nhận thấy là vì họ biết cách che giấu hoặc điểm mạnh đã lấn át chúng. Thế nhưng nếu muốn trở nên thực sự mạnh mẽ tiến nhanh trên con đường đi đến mục tiêu, bạn phải thẳng thắn nhận diện và loại bỏ điểm yếu.

bat-ky-ca-nhan-hay-doanh-nghiep-nao-cung-deu-co-diem-yeu-rieng

Bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng đều có điểm yếu riêng

Giống như khi tìm ra điểm mạnh, để xác định yếu điểm bạn cần tự đặt ra những câu cho doanh nghiệp của mình. Cụ thể như:

  • Điểm gì khiến khách hàng không hài lòng về sản phẩm doanh nghiệp bạn cung cấp? 
  • Khách hàng thường xuyên khiếu nại gì về dịch vụ sản phẩm trong quá trình trải nghiệm? 
  • Vì sao khách hàng lại hủy hoặc bỏ ngang giao dịch
  • Thương hiệu mà bạn xây dựng có thuộc tính gì khiến khách hàng khó nhận diện? 
  • Bạn đang không sở hữu tài nguyên gì mà đối thủ lại rất sẵn có ?

Xác định điểm yếu đòi hỏi bạn phải giữ cái nhìn tổng quát nhất, dám đối mặt với thực tế, tôn trọng và đánh giá chính xác đối thủ cạnh tranh.

Ngay cả với điểm yếu mà người khác không nhận ra, bạn cũng phải nhìn nhận và không ngừng khắc phục.

Nhận diện cơ hội 

Phát huy điểm mạnh thôi không chưa đủ mà doanh nghiệp cần nhận diện và nắm bắt tốt cơ hội thì mới có thể tiến nhanh hơn đến mục tiêu.

Lúc này, doanh nghiệp cần nắm rõ khâu tiếp thị khả năng thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng hay không.

Khách hàng tiềm năng đang sở hữu cũng chính là cơ hội. Vì họ có thể trở thành đối tượng đem lại doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.

doanh-nghiep-can-nhan-dien-va-nam-bat-tot-co-hoi

Doanh nghiệp cần nhận diện và nắm bắt tốt cơ hội

Hoặc khi doanh nghiệp của bạn đang phát triển một công thức sản phẩm mới mà thị trường chưa có đó cũng được xem như một cơ hội.

Cơ hội này do chính bạn tạo ra và nếu nhận được sự cộng hưởng tốt của thị trường, doanh nghiệp sẽ có sự bứt phá vượt bậc.

Tuy nhiên trong thực tế cơ hội thường đến chủ yếu từ sự thay đổi của các tác nhân bên ngoài.

Chẳng hạn như thị trường dịch chuyển từ mua sắm trực tiếp sang trực tuyến, chính sách mới ban hành có lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu cao với một dòng sản phẩm nào đó.

Để tận dụng tốt cơ hội, mỗi doanh nghiệp nên bắt đầu thực hiện công việc cơ bản trong nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng cường chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp.

  • Tìm cách nâng cao trải nghiệm của khách hàng thông qua việc cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng cường khâu chăm sóc hậu mãi, tăng cường khuyến mãi.
  • Lựa chọn phương thức truyền thông phù hợp để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. 
  • Xây dựng mạng lưới phân phối đồng bộ, rút ngắn tối đa thời gian sản phẩm đi đến tay khách hàng. 
  • Thống kê nguồn ngân sách hiện có và có khả năng huy động, phân phối nguồn lực khoa học cho quá trình tận dụng cơ hội.
  • Rà soát lại kênh quảng bá để tìm ra kênh truyền thống chưa phát huy hiệu quả và có thể thay thế bằng phương thức quảng bá nào khác.

Nói chung cơ hội được nhận diện trong mô hình SWOT bao gồm tất cả mọi yếu tố giúp doanh nghiệp cải thiện doanh thu. Hoặc gia tăng tần ảnh hưởng của thương hiệu.

Nhận biết rủi ro 

nhan-biet-rui-ro

Nhận biết rủi ro

Thành tố cuối cùng để hoàn thiện mô hình phân tích SWOT chính là nhận biết rủi ro hay thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Bao gồm các mối đe dọa, cản trở con đường đi đến mục tiêu cuối cùng.

Thế nhưng thách thức đôi khi cũng biến thành cơ hội đẩy nhanh quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Để biến rủi ro thành cơ hội, bạn cần tận dụng tối đa điểm mạnh đang sở hữu, giúp chúng có môi trường phát triển mạnh mẽ.

Nên nhớ rằng không thách thức nào có thể bị loại bỏ hoàn toàn, doanh nghiệp bạn muốn ứng phó tốt thì cần làm tốt khâu nhận diện rủi ro ngay từ ban đầu.

Từng yếu điểm hay thách thức khác nhau cần xử lý theo phương hướng riêng. Bạn cần ưu tiên giải quyết thách thức trước mắt gặp phải và có nguy ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Đối tượng nên thực hiện phân tích mô hình SWOT

Điểm mạnh và điểm yếu biểu thị cho yếu tố nội tại mà doanh nghiệp nào cũng đều sở hữu.

Hai yếu tố này có thể được doanh nghiệp kiểm soát bởi chúng gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh họ đang triển khai. Chẳng hạn như nguồn lực vật chất, con người, quy trình sản xuất, định hướng phát triển,..

moi-doi-tuong-deu-nen-ap-dung-phan-tich-mo-hinh-swot

Mọi đối tượng đều nên áp dụng phân tích mô hình SWOT

Trong khi đó, 2 yếu tố cơ hội và thách thức lại khó kiểm soát hơn bởi chúng không thuộc yếu tố nội tại mà đến từ bên ngoài.

Cơ hội nếu được nắm bắt hiệu quả sẽ tạo tiền đề để doanh nghiệp bứt phá trong hoạt động kinh doanh, phát triển thương hiệu.

Song hành với cơ hội luôn là thách thức. Nếu không tận dụng tốt cơ hội nó lại có khả năng chuyển thành thách thức. Vì nếu bạn không tận dụng thì người khác sẽ tận dụng, vô hình bạn đã tự tạo ra đối thủ cạnh tranh mới.

Mọi đối tượng đều nên áp dụng phân tích mô hình SWOT kể tổ chức doanh nghiệp hay cá nhân bất kỳ. Mô hình này giúp chúng ta nhận diện rõ điểm mạnh, điểm yếu để tìm ra phương hướng điều chỉnh phát triển toàn diện hơn.

Ý nghĩa của SWOT trong mô hình digital marketing 

Khi công nghệ và internet ngày một phát triển mạnh mẽ có nghĩa cơ hội đã xuất hiện nhiều hơn trước. Cùng với đó là thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt cũng lớn hơn.

Để giải quyết vấn đề phát sinh trên thế giới mạng khi triển khai chiến lược digital marketing, bạn cần dùng đến bảng phân tích SWOT.

y-nghia-cua-swot-trong-mo-hinh-digital-marketing

Ý nghĩa của SWOT trong mô hình digital marketing

Bảng phân tích áp dụng trong mô hình digital marketing cần liệt kê đầy đủ tất cả kênh truyền thông cả inbound marketing và outbound marketing. Vì đơn giản lúc này khách hàng có rất nhiều kênh để tìm kiếm thông tin.

Thế nhưng nếu muốn liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp, khách hàng vẫn có xu hướng gọi đến hotline trực tiếp hoặc tìm đến showroom.

Các kênh truyền thông truyền thống như truyền hình hay báo giấy mặc dù không còn có sức ảnh như trước nhưng chúng vẫn tác động ít nhiều đến khách hàng. Do đó trong mô hình SWOT, bạn cần phân tích kết hợp giữa cả truyền thông online và offline.

Phân tích SWOT là một trong 5 bước cơ bản trong xây dựng định hướng phát triển cho doanh nghiệp. Nhờ vào mô hình này, người ta sẽ nhận thế mạnh và điểm yếu. Cùng với đó là cơ hội và thách thức. Từ tất cả phần chia sẻ tổng hợp của KDIGIMIND, hy vọng bạn đã hiểu rõ khái niệm SWOT là gì!

Mã ID: at2325