Trong đời đại lên ngôi của ngành Marketing, có thể nói proposal đã không còn là một thuật ngữ quá đổi xa lạ. Proposal được xếp vào một trong những hình thức giúp quảng bá hình ảnh một cách chuyên nghiệp, trang trọng và chính xác nhất đến khách hàng và đối tác.
Proposal đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương hiệu hay xây dựng hình ảnh cho một sản phẩm. Là nhiệm vụ hàng đầu mà bất kỳ một nhà marketer của agency quảng cáo nào cũng phải nắm rõ.
Trong bài viết hôm nay Kiệt sẽ cùng các bạn vén bức màn “bí thuật” để trả lời cho câu hỏi proposal là gì? Làm thế nào để thiết kế một proposal chuyên nghiệp và tăng tính hiệu quả.
Proposal là gì? Bạn hiểu gì về proposal?
Proposal là gì?
Proposal trong marketing được hiểu nôm na là một bản tài liệu ghi chép nhằm truyền đạt những thông tin về sản phẩm, dự án đến đối tác, khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Đó cũng có thể là những ý tưởng mang tầm chiến lược, vấn đề đầu tư ngân sách, sử dụng nguồn vốn, những điều khoản hợp đồng cho hai bên và những thông tin quan trọng khác.
Sự ra đời của proposal nhằm nâng cao tính hiệu quả trong chiến lược kinh doanh, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ marketing của những đại lý.
Proposal giup ruyền đạt thông tin một cách gãy gọn, xúc tích ấn tượng nhất, quyết định đến sự đi tiếp hay dừng lại của hai bên.
Những điều mà proposal marketing mang lại cho bạn
Ý tưởng dự án có thể được diễn đạt bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng việc sử dụng proposal vẫn được ưu tiên hàng đầu nhờ vào tính hữu dụng của chúng trong việc truyền tải thông điệp.
Proposal giúp khách hàng cũng như đối tác nhìn thấy một cách nhanh nhất và chính xác nhất mục đích, tiến trình thực hiện và lợi ích có được từ việc tham gia một dự án hay mua bán một sản phẩm từ đại lý.
Proposal giúp nâng cao sự tin tưởng giữa agency và khách hàng, tạo ra một mối quan hệ bền vững và lâu dài hơn.
Ngoài ra, điểm khác biệt của agency so với các đối thủ cạnh tranh khác. Thuyết phục khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ của mình.
Cấu trúc của một bản proposal chuyên nghiệp
Điều đầu tiên làm nên tính hiệu quả của một bản proposal là dựa vào cấu trúc nền tảng của chúng.
Xây dựng nền càng vững, càng chi tiết, càng rõ ràng sẽ càng nâng cao được sự hấp dẫn và hoàn thiện của sản phẩm.
Phần 1: Giới thiệu tổng quan
Phần này tập trung vào việc giới thiệu chủ đề trong buổi thuyết trình về dự án hay sản phẩm. Thường sẽ xoay quanh các nội dung sau:
- Giới thiệu về tên của dự án, sản phẩm, kế hoạch hay chương trình sắp đề cập
- Giới thiệu về chủ dự án, người sẽ trình bày dự án
- Mong muốn, mục đích và lợi ích mà bạn đạt được sau khi tham gia dự án hay sử dụng dịch vụ
- Toàn bộ tổng quan về dự án, nội dung chính của proposal
Phần 2: Đặt khách hàng làm trung tâm
Sự thành bại và sức hấp dẫn của proposal được quyết định ở phần này. Hầu hết xoay quanh đến việc bạn chứng minh mình hiểu khách hàng như thế nào, đặt biệt là khách hàng tiềm năng bằng việc trả lời các câu hỏi:
- Lý do thực hiện proposal này là gì?
- Khách hàng được gì khi tham gia proposal?
- Sự khác biệt mà dự án bạn mang lại so với đối thủ cạnh tranh là gì?
Phần 3: Mô tả chi tiết những nội dung chính trong bản proposal
Trong phần này bạn sẽ tập trung làm nổi bật hai nội dung chính. Thứ nhất là hình ảnh, thương hiệu độ tin cậy của doanh nghiệp.
Thứ hai là mô tả chi tiết những ưu thế của dự án, đồng thời giúp khách hàng giữa quyết những vấn đề còn đang khúc mắc.
Điều quan trọng nhất bạn phải đưa ra concept – ý tưởng rõ ràng để khách hàng có thể nhìn thấy rõ lợi ích mà có được khi thực hiện những yêu cầu của agency.
Bạn phải nêu rõ kế hoạch sẽ diễn ra như thế nào, hai bên cần làm gì và những điều khoản ràng buộc ra sao.
Phần 4: Thể hiện rõ chuyên môn và kinh nghiệm của Agency
Phần cuối cùng bạn tập trung giới thiệu những thế mạnh kinh nghiệm của Agency để khách hàng tin tưởng lựa chọn bạn.
Đó có thể là thành tích, lịch sử hình thành và phát triển những dự án Marketing Proposal trước đó. Những dự án dự định thực hiện trong tương lại và mong muốn bạn có được.
Bỏ túi những bí kíp để xây dựng một bản proposal thành công
Khảo sát khách hàng
Trước khi bắt tay vào viết bất kỳ một bản proposal nào bạn cũng cần phải khảo sát khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng – người mà bạn sẽ truyền đạt những thông tin marketing của mình.
Khi bạn hiểu rõ nhu cầu, văn hóa của khách hàng bạn sẽ biết mình nên sử dụng lối hành văn nào, tông giọng ra sao, kế hoạch thực hiện và những ràng buộc hai bên như thế nào cho phù hợp nhất.
Bạn có thể sử dụng nguồn data khách hàng có sẵn của agency mà bạn đang hợp tác, nghiên cứu về tình hình thị trường những yếu tố khách quan khác có thể tác động đến sự thành bại của agency.
Xem thêm: Work shop là gì ?
Nhận biết những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng giúp agency xây dựng được phương thức tiếp thị sản phẩm, nắm bắt được vấn đề cốt lõi và tìm ra phương án giải quyết khi có khó khăn.
Đề xuất những công việc phải thực hiện
Cho dù bạn xây dựng proposal ở lĩnh vực nào cũng cần phải lên kế hoạch thật chi tiết về dịch vụ, dự án và sản phẩm mà bạn mang đến cho khách hàng.
Vốn, nguồn lực và thời gian để triển khai kế hoạch marketing cụ thể và hiệu quả.
Nếu bạn làm proposal về marketing cho mạng xã hội, agency cần phải biết mình sẽ tiếp thị sản phẩm truyền thông ở kênh nào, lịch đăng bài content marketing và những công cụ đo lường hiệu quả.
Nêu rõ thời gian cụ thể sẽ thực hiện các hoạt động trong dự án
Khách hàng luôn rất coi trọng yếu tố thời gian khi tham gia bất kỳ một dự án hay kế hoạch nào.
Chính vì thế trong proposal bạn cần phải làm rõ được điều này, agency bắt buộc phải xác định khoảng thời gian chỉnh xác triển khai các nội cung của dự án, khi nào cập nhật thông tin lên các kênh truyền thông, điều phối thời gian hoạt động dự án ra sao và cân nhắc nguồn lực có sẵn như thế nào.
Đừng để proposal của bạn trở thành một phiên bản coppy lỗi
Rất nhiều bạn thắc mắc proposal là gì mà quan trọng đến thế?
Với Kiệt proposal giống như một tác phẩm nghệ thuật và nhiệm vụ của marketer là tạo nên sự thu hút và hấp dẫn của riêng nó.
Để trở thành một nghệ sĩ thực thụ trong lĩnh vực này bạn phải đầu tư cho mình một bộ não biết tư duy, rèn dũa cho mình kinh nghiệm cũng như bỏ túi những bí kíp để thuyết phục khách hàng dễ dàng hơn.
Là một người biên soạn nội dung, đừng biến proposal của mình trở thành một bản hợp đồng cứng nhắc chỉ với những điều khoản và nội dung công việc.
Bạn cần phải hiểu proposal giống như một chiếc cầu nối tư tưởng giữa mình với khách hàng, chính vì thế cần có sự mềm dẻo và linh hoạt.
Nhiều người ví việc biên tập proposal giống như tạo ra một bản nhạc, ngôn từ của bạn là giai điệu, dùng nó để tác động vào cảm xúc của khách hàng.
Tuyệt đối không được copy paste vì đó là nguyên tắc của nghề content. Bản proposal của bạn phải được làm nên từ quá trình nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng.
Hơn thế, khách hàng của chúng ta ngày càng hiểu biết hơn, họ không phải là người có thể dễ qua mặt.
Bạn nhất định phải đặc mình vào vị trí của khách hàng hiểu được họ cần gì mong muốn gì từ sản phẩm của bạn để thuyết phục dễ dàng hơn.
Một bản proposal tuyệt đối không được phép sai chính tả, lỗi hành văn và cấu trúc văn bản. Sẽ làm người đọc rất khó chịu và làm giảm đi tính chuyên nghiệp của bạn.
Proposal là gì? Làm thế nào để tạo nên một bản proposal chuyên nghiệp là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là những bạn marketer mới vào nghề.
Hy vọng những thông tin mà Kiệt chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ giúp ích cho bạn trong việc tạo ra những sản phẩm hấp dẫn và hoàn hảo nhất.
Đừng quên ghé thăm chúng mình để tìm kiếm thêm nhiều kiến thức có thể bạn cần biết nữa nhé!Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của KDIGIMIND !!