Portfolio được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt với các Designer, nó như đại diện cho những ấn tượng đầu tiên và là điều tiên quyết thúc đẩy những khách hàng tiềm năng lựa chọn mình.

Vậy Portfolio là gì? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây!

Portfolio là gì?

Portfolio tạm dịch theo nghĩa tiếng Việt là “Hồ sơ năng lực”. Nó là một tập hồ sơ tổng hợp toàn bộ năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm qua quá trình học tập, làm việc.

Nhằm “triển lãm” thành tích của nhân vật chính thông qua những sản phẩm/ giải thưởng/thành tựu đã đạt được.

Mục đích chính của Portfolio là phô bày năng lực của công ty hay cá nhân,  giúp người xem có một cái nhìn tổng quan nhất về khả năng của mình.

Portfolio là gì?

Tầm quan trọng của Portfolio

Đối với cá nhân

Nếu bạn đi ứng tuyển hay có nhu cầu làm việc cho các tổ chức, đơn vị bất kì, đương nhiên bạn sẽ đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

Vì thế, để tăng khả năng trúng tuyển và gây ấn tượng nhiều đặc biệt với nhà tuyển dụng, một Portfolio  đi kèm trong hồ sơ xin việc sẽ giúp đơn vị tuyển dụng hình dung rõ hơn về các công việc năng lực của bạn mà bạn nêu ra trong CV.

Đặc biệt với các công việc liên quan đến ngành media, thiết kế, nhiếp ảnh, nghệ thuật,… thì càng cần đến Portfolio.

Xem thêm: Điểm khác biệt giữa Proposal và Portfolio

Vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa Portfolio và CV là gì?

CV bao gồm thông tin cá nhân, quá trình học tập, làm việc, kỹ năng, thành tích, chứng chỉ đạt được, hoạt động ngoại khóa, sở thích cá nhân…

Trong khi đó, Portfolio chú trọng đến sản phẩm, dự án mà bạn đã thực hiện. Nó thường được thể hiện dưới dạng mô hình, hình ảnh,…

Đối với cá nhân

Đối với doanh nghiệp

Portfolio như một phương tiện quảng bá doanh nghiệp hiệu quả, có thể coi nó là ấn phẩm trong bộ nhận diện thương hiệu.

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tiến hành in ấn, biến Portfolio thành các tập hồ sơ quan trọng để gửi cho khách hàng, đối tác.

Thông qua nó, khách hàng và đối tác sẽ có các đánh giá cụ thể, khách quan và hiểu rõ hơn về đơn vị mà mình có thể hợp tác.

Đối với doanh nghiệp

Các thông tin quan trọng phải có trong một Portfolio

Thông tin bảo hộ quyền sở hữu: Một câu ghi rõ đây là các tác phẩm của bạn và chúng hoàn toàn bảo mật và thuộc quyền sở hữu của bạn hay một đơn vị nào đó bạn đã từng hợp tác cùng mà không ai có quyền sao chép.

Triết lý về công việc: Một lời bộc bạch về bạn và cách nhìn của bạn về lĩnh vực bạn đang theo đuổi.

Mục tiêu nghề nghiệp: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong ngắn hạn và dài hạn.

Sơ yếu lý lịch (Resume): Bao gồm các thông tin cá nhân cơ bản. Bạn có thể chèn đường dẫn URL đến hồ sơ trực tuyến.

Kỹ năng: Nêu nổi bật khoảng 3-5 kĩ năng chính, nhất là những kĩ năng cần thiết cho lĩnh vực bạn muốn theo đuổi. Ở phần này, bạn cũng có thể bổ sung những lá thư tiến cử, hay nhận xét của khách hàng/các giáo viên hay đối tác cũ về các dự án từng có bạn tham gia.

Các chứng chỉ/bằng cấp/sản phẩm từng thực hiện: Có thể là các giấy tờ chứng minh bằng cấp, file tài liệu về các dự án bạn đã làm để giúp nâng tầm giá trị Portfolio.

Ngoài ra, bạn có thể kể một câu chuyện về sự nghiệp của mình và những thách thức bạn đã trải qua thông qua Porfolio.

Các thông tin quan trọng phải có trong một Portfolio

Các loại Portfolio phổ biến hiện nay

In ấn (bằng giấy)

Đây là hình thức cơ bản, quen thuộc nhất. Khi in Portfolio cần chú ý đến chất lượng màu in và giấy in, hình ảnh thể hiện rõ nét qua khổ giấy A4.

Các thông tin trong Portfolio phải chỉn chu, ngắn gọn và có những “từ khóa” riêng để tạo ấn tượng. Nếu có thể, hãy sử dụng màu sắc để thêm sự hấp dẫn trực quan.

Hãy tìm kiếm cơ hội để trình bày Portfolio của mình một cách thật rõ ràng và linh hoạt.

Bản PDF

Nếu bạn gửi các bản Portfolio qua online như gmail thì hãy lựa chọn PDF. Vì ở đinh dạng này, gần như không thể chỉnh sửa được nội dung đồng thời chất lượng hình ảnh, dung lượng đều được đảm bảo.

Bản Video, Clip

Hình thức này gây hiệu ứng mạnh với nhà tuyển dụng vì nó thể hiện được thái độ nghiêm túc, chu đáo và kỹ càng của người thực hiện.

Các trang có thể dùng tạo video, clip như: Vimeo, Youtube, Instagram, TikTok…

Các loại Portfolio phổ biến hiện nay

Bản PowerPoint / Slide trình chiếu

Bạn có thể sáng tạo Portfolio dưới dạng powerpoint, file trình chiếu để thể hiện khả năng sáng tạo của bản thân.

Bản Website

Chỉ với một thiết kế landing page hay website cá nhân, bạn đã có thể thể hiện toàn bộ các nội dung cần thiết trong porfolio mà phiên bản in ấn hay pdf còn gặp nhiều hạn chế.

Thậm chí, yếu tố “động” cũng là thế mạnh của website khi chỉ cần kết hợp các thanh trượt, cuộn, nút cảm ứng là khách hàng đã có thể trải nghiệm

các dự án, sản phẩm mà bạn, doanh nghiệp bạn cung cấp cho họ.

Mẹo thiết kế Portfolio

Lựa chọn hình ảnh “đắt giá” nhất

Có rất nhiều hình ảnh bạn muốn “phô” nhưng đừng trưng bày quá nhiều. Chỉ nên chọn lọc ra những dự án thành công, nhận được nhiều đánh giá cao từ người xem để đưa lên Portfolio của mình.

Việc chọn lựa các hình ảnh thể hiện bên ngoài cũng rất quan trọng, sẽ tác động tới hành vi liệu người dùng có click vào dự án đó để xem hay không.

Mẹo thiết kế Portfolio

Thôn tin từng dự án

Bạn nên đưa các thông tin quan trọng về các dự án để người xem có thể hiểu hơn về quy trình thiết kế, mục tiêu, đề bài của khách hàng cũng như cách các bạn triển khai dự án.

Thêm vào đó, bạn cũng nên đưa ra các đánh giá mức độ thành công của dự án mình từng làm nữa nha! Các hiệu ứng có thể giúp cho Portfolio của bạn trở nên sinh động và lung linh hơn.

Tuy nhiên, nó có thể khiến website của bạn trở nên nặng nề, không tải được nhanh, ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng.

Vì vậy hãy cân nhắc các hiệu ứng này trên Portfolio online của mình nha!

Xem thêm: Fresher là gì?

Cập nhật các dự án theo xu hướng

Ngoài những dự án thành công làm nên tên tuổi của bạn thì những dự án có “tuổi đời” trên 3 năm cần cần nhắc đưa vào hay không.

Bởi xu hướng thiết kế và công nghệ luôn thay đổi liên tục. Bạn nên xem xét các dự án mình đưa vào có lỗi thời hay có cập nhật xu hướng bây giờ không?

Tổng hợp các mẫu Portfolio đỉnh cao

Orhan Kuresevic: Đây là một Designer tài năng người Na Uy. Ông lựa chọn một phong cách thiết kế Portfolio đơn giản, nhưng nổi bật với các hình ảnh dọc kích cỡ lớn thể hiện cho từng dự án.

Orhan Kuresevic

Holy Moly Creative: Mẫu Portfolio của Holy Moly Creative có sẵn các thanh tab danh mục thuận tiện để khám phá các dự án khác nhau.

Holy Moly Creative

Ryan Booth: Mẫu Portfolio  có trang chủ được thiết kế theo dạng các danh mục. Nó liệt kê các khách hàng và giải thưởng mà anh đạt được. Định dạng này giúp cho người xem biết về người thiết kế trước, sau đó mới tìm hiểu về các dự án mà họ đã thực hiện.

Ryan Booth

Kane O’Flaherty: Nhà thiết kế thương hiệu và bao bì sản phẩm Kane O’Flaherty đã chụp lại những hình ảnh sản phẩm thực tế và đăng tải chúng lên trang web cá nhân của mình. Các thanh điều hướng sẽ giúp người xem dễ dàng di chuyển từ dự án này sang dự án khác.

Kane O’Flaherty

Elise Eskanazi: Giám đốc nghệ thuật người Pháp và nhà thiết kế Elise Eskanazi sử dụng hình ảnh trang chủ của Portfolio để đưa ra cái nhìn tổng thể về toàn bộ các dự án. Mỗi dự án đều có một hình ảnh full-size để thể hiện.

Elise Eskanazi

Igor Syvets: Đây là Portfolio của nhiếp ảnh gia Igor Syvets cho client Alena Tsytovich chuyên chụp ảnh cưới phong cách hiện đại.

Igor Syvets

Trường Thiện: Với mục đích đưa loại bánh ngon của gia đình, của quê hương miền Tây được mọi người biết đến nhiều hơn, nhà thiết kế Trường Thiện đã cho ra đời sự án Khói Quê.

Trường Thiện

Portfolio thật sự quan trọng không chỉ đối với các cá nhân mà còn với nhiều doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn có thể tạo một Portfolio ấn tượng, mang đậm phong cách riêng của mình!