Oem là gì mà hiện nay các công ty sử dụng nhiều đến vậy. Bạn đã từng nghe đến khái niệm oem hay chưa? Nếu chưa hoặc đã nghe những chưa hiểu được ý nghĩa của OEM thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của KDIGIMIND để nắm được thông tin chính xác, đầy đủ và nhanh chóng nhé!

Oem là gì?

Oem là gì?

Oem là gì?

Nếu như bạn thường xuyên đi mua hàng thì chắc chắn sẽ được nghe đến hàng oem. Tuy nhiên thì không phải ai cũng hiểu được oem nghĩa là gì và thông tin của mặt hàng oem ra sao. Vậy oem là gì?

OEM có tên đầy đủ là Original Equipment Manufacturer nghĩa là nhà sản xuất thiết bị gốc. Nhằm để chỉ các mặt hàng hay sản phẩm được sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật có sẵn được đặt bởi một công ty khác có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, OEM là thuật ngữ kinh doanh chỉ sản phẩm được sản xuất bởi một công ty và các mặt hàng này được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm ra sản phẩm (OEM Brand).

Ví dụ: công ty A thiết kế sản phẩm điện tử. Và công ty B sẽ là công ty sản xuất hay còn được gọi là OEM, sản phẩm điện tử được sản xuất được gọi là sản phẩm oem.

Đặc điểm của hàng oem

Sản phẩm OEM được đưa ra thị trường với những thông tin đầy đủ, rõ ràng, chính xác. Đại diện sự uy tín, chất lượng cho một thương hiệu, công ty sản xuất những sản phẩm đó.

Giá thành hàng oem có giá thấp hơn so với những mặt hàng thông thường. Bởi vì chúng được sản xuất theo quy trình, dây chuyền nên giá thành thường ở mức thấp. Do vậy, hàng hóa được cung cấp theo hình thức OEM dễ tìm thấy trên thị trường.

Các sản phẩm oem được sản xuất dựa trên nền tảng ứng dụng thiết bị công nghệ hiện đại để tạo ra thương hiệu của chính mình. Trong quá trình sản xuất không cần đến sự giúp đỡ của hãng sản xuất nào mà vẫn được đưa ra thị trường tiêu thụ rộng rãi.

Chính vì vậy, quá trình sản xuất hoàn toàn chủ động và đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của sản phẩm.

Đặc điểm của hàng oem

Đặc điểm của hàng oem

Xem thêm: Thương hiệu (Brand) là gì? Điều gì tạo nên một thương hiệu hoàn hảo?

Ưu thế của chiến lược OEM so với kinh doanh truyền thống

Nếu như trong kinh doanh truyền thống thì tự thiết kế và tự sản xuất khiến cho chi phí ban đầu bỏ ra khá lớn, khó khăn trong việc điều động nguồn lao động. Thì hiện nay nhờ có oem company thì mọi việc đều được giải quyết. Cụ thể như sau:

Có thể thấy được ưu thế lớn nhất mà oem mang lại là tối ưu được quá trình sản xuất sản phẩm. Doanh nghiệp của bạn có thể lên nhiều ý tưởng kinh doanh độc đáo, mới mẻ khác nhau. Từ đó có nhiều kết quả nghiên cứu được phê duyệt và yêu cầu bên đối tác sản xuất.

Sử dụng chiến lược sản xuất OEM thì sẽ đảm bảo sự tòa vẹn ý tưởng thiết kế. Đồng thời rút ngắn được các quy trình, thủ tục rườm ra và tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu cho doanh nghiệp của bạn. Và dễ dàng dưa vào thử nghiệm cho nhiều mặt hàng.

Ưu điểm chiến lược OEM

Ưu điểm chiến lược OEM

Ngoài ra, công ty oem giúp bạn đảm bảo tiến độ sản phẩm tung ra thị trường. Từ đó đạt được những kết quả khả quan và tốt nhất trong giai đoạn đầu của việc kinh doanh.

Bên cạnh đó các OEM Company có thể tiếp cận được những thành quả nghiên cứu, các công nghệ mới mà công ty đặt hàng nắm giữ.

Do vậy thì việc lựa chọn công ty sản xuất uy tín, chuyên nghiệp là điều vô cùng quan trọng góp phần tạo nên thành công trong hoạt động kinh doanh của bạn.

Hy vọng với những chia sẻ trên của KDIGIMIND đã giúp bạn nắm được thông tin về thuật ngữ oem là gì? Hãy theo dõi bài viết tiếp theo của tôi để cập nhật những lý giải về các thuật ngữ khác nhé!