Có không ít những người đã từng thất bại với cuộc chạy đua Marketing trong thời đại công nghệ vì họ lãng quên Mindset.
Còn với những người mới được va chạm với Marketing thì còn rất bỡ ngỡ với khái niệm Mindset là gì.
Bài viết hôm nay của Kiệt sẽ giới thiệu đến các bạn Mindset và chức năng của Mindset.
Mindset là gì?
Là một người mới tiếp cận Marketing thì chắc chắn bạn phải biết Mindset là gì. Mindset là tập hợp tất cả những suy nghĩ và niềm tin được xây dựng trong chính thói quen tư duy của mỗi chúng ta.
Thói quen tư duy có tác động một cách vô hình đến cách bạn nghĩ, hành động bạn làm hay thậm chí cảm giác của bạn.
Sau khi tiếp nhận và xử lý những thông tin trong cuộc sống, chúng ta sẽ có biểu hiện cũng như hành vi phản ứng lại, lúc này Mindset chính là quá trình xử lý và phản ứng đó.
Đừng bỏ quên Mindset trong Marketing
Bạn đang có định hướng sẽ phát triển và song hành cùng sự phát triển của Marketing trong thời đại 4.0 thì chắc chắn không thể không hiểu rõ chức năng của Mindset.
Cơ bản nhất Mindset trong Marketing được hình thành từ 3 yếu tố chính là Kiến thức – Kinh nghiệm – Kỹ năng.
Thực tế thì không phải ai cũng hiểu được, người ta chạy đua nhau để chạm đến đỉnh cao của Digital Marketing, họ tìm hiểu về cách chạy quảng cáo trên Facebook, trên Google ADS hay những bài viết PR SEO.
Thế nhưng họ lại mắc một sai lầm cực lớn là bỏ quên bản chất của Marketing, vì thế những người làm Mar thường sẽ thuộc 1 trong 3 trường hợp sau:
Cần cù bù thông minh
Kinh nghiệm học tích lũy được qua quá trình vừa học vừa làm. Tuy vậy, họ cũng không quên “nghiên cứu” để đúc kết giữa kiến thức và thực tế để rồi cuối cùng họ thật sự thành công và trở thành bậc thầy của Marketing.
Xem thêm: Shopify là gì?
Học không có chọn lọc
Nhóm người này thì thường đúc tiền vào những khóa học kỹ năng. Chỉ cần ở đâu có cách PR là học sẽ lao đầu như một con thiêu thân vào đó. Để rồi họ không thể hiểu được đâu là bản chất, đâu là tư duy.
Học đi đôi với hành
Chiến lược của họ là vững kiến thức, hiểu từ gốc đến ngọn, Mindset cực hiện đại và tất cả những gì họ làm đề xoay quanh bản chất của Marketing.
Bấy nhiêu thôi cũng đủ hình dung sự thành công của họ không chỉ dừng lại ở Digital mà họ còn có nhiều chỗ đứng trong giới Marketing.
Xây dựng Mindset như thế nào cho thật hiện đại
Đến đây thì bạn đã hiểu được vai trò của Mindset là gì chưa, có thể nói Mindset chính là bề nổi của một tảng băng chìm mà nếu không tìm và hiểu chúng thì bạn có thể lầm đường lạc lối bất cứ lúc nào.
Bản chất của Marketing chính là sự đáp ứng nhu cầu thị trường với mục tiêu là tạo ra lợi nhuận. Vậy một Marketer chính hiệu thì Mindset như thế nào mới hợp lý, cùng Kiệt đi tìm câu trả lời nhé.
Khảo sát nhu cầu thị trường
Thay vì cố hết sức đầu tư vào chiến lược quảng cáo mới nhất hay một đội quân Sale hùng hậu để rồi tất cả chỉ nửa vời thì hãy tập trung vào nhu cầu thị trường.
Đây chính là điều tiên quyết của một Marketer có đầu óc, trước tiên là bắt đầu với những câu hỏi
- Thị trường của mình thực sự ở đâu?
- Sản phẩm có đang đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường không?
- Sản phẩm có tạo ra giá trị cho người dùng hay không?
- Lợi nhuận đạt được từ sản phẩm có thật sự hiệu quả chưa?
- Mình có thể duy trì sản phẩm này được bao lâu hay khi nào thị trường bão hòa?
Sau đó là xây dựng một chiến lượng để tối ưu sản phẩm nếu cảm thấy nó chưa thật sự tốt như những gì mình tự hỏi.
Content là số 1
Sống trong thị trường Marketing bao nhiêu năm, Kiệt rút ra được một kinh nghiệm vô cùng quý báu đó chính là “Content là số 1”.
Trước khi suy nghĩ những thứ sâu xa hơn như chi phí chạy sao cho thật tiết kiệm đây hay phân phối thế nào mới hợp lý thì chúng ta lại làm một bước tự hỏi nữa nhé
- Khách hàng tiềm năng của mình là ai
- Khách hàng cần sản phẩm của mình vì điều gì?
- Content hướng tới Insight gì? Thông điệp gì?
- Content đã thực sự chất lượng chưa?
- Key visual trong Content là gì?
Sau đó là tối ưu hóa Content thay vì cố gắng cải tiến kỹ thuật, chạy đua thủ thuật.
Xem thêm: Insight là gì?
On top
Hãy gác những suy nghĩ về các thủ thuật Offpage, backlink… để On Top thành công thì cũng cần phải tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau
- On Top để đạt được điều gì? Người dùng có phản hồi tốt không để có thể giữ vị trí Top
- Content Onpage nhắm đến nhu cầu gì?
- Khách hàng muốn đọc gì từ hành vi Search của họ?
Và tiếp tục tối ưu content
Bạn đã hiểu về “quy trình” của Mindset là gì chưa? Tất cả những gì chúng ta nghĩ, hành động chúng ta sẽ làm và mục tiêu chúng ta đạt được trước mắt đều lấy “thị trường – sản phẩm – insight – hành vi khách hàng” làm trung tâm để từng bước một tiếp cận chúng.
Từ những Mindset căn bản này bạn sẽ ngày càng tăng level cho nó và điều khiển các công cụ một cách hiệu quả. Hiểu được hành vi khách hàng rồi sẽ giúp chúng ta đạt được tối ưu quảng cáo.
Một Marketer không thể không biết đến 3 xu thế chuyển đổi Mindset là gì?
Từ thông điệp đến trải nghiệm
Ở thời đại công nghệ này, người tiêu dùng muốn tương tác với người bán hàng đều thông qua internet.
Bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi đâu họ cũng có thể tìm hiểu về thương hiệu, liên lạc với người bán hay tiến hành mua hàng.
Vì thế để một thông điệp tác động mạnh mẽ đến khách hàng thì nó phải thật ấn tượng hay thậm chí là khác biệt.
Để hiểu rõ khách hàng hơn thông qua những trải nghiệm, những dữ liệu được thống kê hay thậm chí qua những lời truyền miệng.
Muốn tiếp cận sâu hơn, tại sao chính doanh nghiệp không thử tạo ra những trải nghiệm như một khách hàng.
Từ thu hút đến nắm giữ chú ý
Chạy đua với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, là thay vì sau khi tạo ra một thông điệp, lan tỏa một chiến dịch quảng cáo thì sẽ không như trước đây là khách hàng sẽ lần lượt đến cửa hàng và mua sắm mà họ sẽ tìm kiếm trực tuyến.
Tất nhiên quy trình này sẽ không thể thoát khỏi sự theo dõi của các đối thủ cạnh tranh, ngay lập tức họ sẽ nhắm mục tiêu lại những khách hàng tương tự với ưu đãi hấp dẫn không kém.
Như vậy, có phải là bạn tạo ra nhận thức nhưng vô tình lại khoanh vùng phân khúc khách hàng mục tiêu cho kẻ khác. Nhưng bạn vẫn phải tiếp tục nắm giữ sự chú ý của doanh nghiệp chứ không đơn giản là thu hút sự chú ý.
Từ kiểm soát quảng cáo đến thiết kế giao diện
Mindset sẽ giúp cho nhà quảng cáo thực hiện các phương pháp tiếp cận với nhóm khách hàng mà bạn muốn hay thậm chí là ở thời điểm nào bạn muốn.
Tuy nhiên nếu xảy ra quá nhiều lần thì người tiêu dùng sẽ dễ dàng bị choáng ngợp.
Đó cũng là nguyên do mà người tiêu dùng không còn quá quan tâm đến thông điệp của thương hiệu mà thay vào đó là giao diện thương hiệu.
Người tiêu dùng có thể sẽ xem được quảng cáo khi họ nhấp vào quảng cáo hoặc tải một ứng dụng vào điện thoại hay laptop. Sau đó, nếu trải nghiệm giao diện này phù hợp với nhu cầu, họ sẽ tìm kiếm bạn nhiều hơn.
Mindset trong Marketing thực sự đóng một vai trò vô cùng lớn, giúp doanh nghiệp hay đơn giản là những người làm quảng cáo có cơ hội tương tác với khách hàng nhiều hơn.
Để đuổi kịp bước tiến của công nghệ, Marketer phải luôn nhớ rõ bản chất của Marketing, không được quên Mindset là gì và không ngừng thay đổi tư duy sáng tạo. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của KDIGIMIND!!
Và đừng quên ghé thăm https://kdigimind.com/ để tìm kiếm thêm nhiều kiến thức có thể bạn cần biết nữa nhé!