Meta description là gì? Nó là một phần rất quen thuộc trong tối ưu bài viết SEO. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được tầm quan trong của thẻ Meta và không biết cách viết nó như thế nào cho đúng và đạt hiệu quả thu hút cao.

Chính vì vậy, trong bài viết này, KDIGIMIND sẽ hướng dẫn bạn viết thẻ Meta description nhanh và chính xác nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!

1. Meta description là gì?

Meta description là một thẻ trong html nhằm thông tin ngắn gọn trong kết quả tìm kiếm để tóm tắt nội dung tổng quát của website. Meta description giúp người dùng lẫn công cụ tìm kiếm nắm tổng quát về nội dung mà họ sắp truy cập. Tối ưu tốt meta description giúp tăng tỉ lệ người dùng click vào bài viết.

Bạn có thể tạo meta description cho hầu hết các dạng nội dung như: website bán hàng, landing page, blog, tin tức, kiến thức, website vệ sinh,…

Để hiểu rõ hơn về thẻ meta, bạn hãy tham khảo ví dụ dưới đây:

meta-description-la-gi

Thẻ Meta Description được đặt ngay dưới tiêu đề, hiển thị trên thanh công cụ tìm kiếm của Google giúp thu hút người đọc click vào bài viết của bạn

2. Các tiêu chí đánh giá thẻ Meta description chuẩn SEO

Thẻ Meta tốt sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp, nhà sở hữu website và tốt cho SEO. Cụ thể:

  • Tăng tỉ lệ người dùng kích chuột vào bài viết trên cả Google lẫn các trang mạng xã hội. Từ đó thu hút được nhiều traffic hơn cho website, tăng số lượng khách hàng tiềm năng.
  • Khi có một thẻ meta tốt, công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng hiểu hơn về nội dung bạn muốn nói đến, tăng độ tin tưởng và nhanh chóng tăng thứ hạng.
  • Giúp người dùng nắm bắt được nội dung chính của bài viết

Để viết được một thẻ Meta chuẩn SEO, bạn cần đáp ứng được những yêu cầu sau đây!

Xem thêm: Dịch vụ viết content chuẩn SEO uy tín nhất hiện nay

2.1 Tối đa 155 ký tự

Thẻ meta bị giới hạn bởi độ dài, do đó nếu nội dung của bạn quá nhiều, sẽ không thể hiển thị hết trên công cụ tím kiếm.Thay vào đó sẽ là dấu “…”.

Vì vậy, từ khóa chính và nội dung quan trọng bạn nên viết ngắn gọn và xúc tích trong 155 ký tự đầu tiên. Thỉnh thoảng Google có thay đổi độ dài lên 300 ký tự.

2.2 Giọng văn tích cực

Hãy cho người đọc thấy những nội dung có ích và họ thực sự cần đến nó. Đây chính là cách viết tốt nhất để thu về lượt traffic khủng cho website của bạn.

do-dai-the-meta

Thẻ meta có độ dài phù hợp sẽ tự động hiển thị màu xanh cho người viết dễ dàng nhận diện độ dài

2.3 Phải có CTA (kêu gọi hành động)

Kêu gọi hành động tức là bạn thúc giục người đọc kích vào bài viết đó. Nếu thẻ meta của bạn làm được điều này thì chắc chắn số lượng khách hàng tiềm năng sẽ tăng lên đáng kể.

2.4 Chứa từ khóa chính

Sử dụng từ khóa chính trong thẻ meta cũng là một yếu tố giúp bài viết của bạn đạt điểm số chuẩn SEO. Vì thế đừng quên lồng ghép từ khóa vào meta nhé!

2.5 Hiển thị thông số kỹ thuật

Với những sản phẩm công nghệ, tốt nhất bạn nên đề cập thông số kỹ thuật chính của sản phẩm ngay ở phần meta. Như vậy sẽ cho khách hàng quyết định sản phẩm có phù hợp với nhu cầu sử dụng và mua sắm không.

2.6 Phù hợp với nội dung

Một thẻ meta tốt còn phải phù hợp và đồng nhất với nội dung của bài viết nếu không website của bạn sẽ bị đánh giá xấu và mất đi lượt tương tác với người đọc.

2.7 Độc đáo

Hãy đưa ra những nội dung hấp dẫn nhất với khách hàng trong phần meta nhé. Như vậy tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng của bạn sẽ tăng đáng kể đấy.

Xem thêm: Tổng hợp 9 cách check UNIQUE CONTENT đỉnh cao 2020

viet-the-meta-chuan-seo

Một thẻ meta hấp dẫn, với những nội dung thu hút và thôi thúc người đọc hành động, chắc chắn sẽ Google đánh ra rất cao!

3. Cách viết thẻ Meta description mới nhất 2020

Thẻ Meta sẽ hiện thị trong phần quản trị website khi đăng bài viết mới. Do đó, nếu bạn chưa biết cách viết và thêm thẻ Meta, hãy bắt đầu ngay với những tip nhỏ của chúng tôi nhé!

  • Bước 1: Đăng nhập vào quản trị  website
  • Bước 2: Click vào mục bài viết, chọn thêm bài viết mới
  • Bước 3: Sau khi hoàn thành nội dung bài viết, bạn kéo xuống phía dưới phần Yoast SEO
  • Bước 4: Kích chuột vào phần “Sửa Snippet”
  • Bước 5: Viết nội dung cho thẻ meta ở mục “Thẻ mô tả”

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong và hiểu meta description là gì rồi đấy. Nhớ lưu lại bài viết sau thao tác này nhé! Chúc bạn thành công! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết tại Duykiet.com.

Đừng quên ghé thăm chúng mình thường xuyên để tìm kiếm thêm nhiều thuật ngữ có thể bạn cần biết nữa nhé!