Khi bạn trình bày một bản thiết kế nào đó, bạn sẽ loay hoay xem vị trí ảnh này đặt đâu, khoảng cách bao nhiêu, cách lề thế nào,… thì trong thiết kế đồ họa, Layout sẽ hỗ trợ bạn điều này vô cùng hiệu quả.
Bài viết này chúng mình sẽ giới thiệu tổng quan về Layout, bố cục, cách dàn trang cho các bạn nhé!
Layout là gì?
Layout là hệ thống sắp xếp các yếu tố đồ họa, và nội dung trên bất cứ thiết kế nào để tạo sự nhất quán cho toàn bộ ấn phẩm của mình.
Các tỷ lệ căn lề, khoảng cách giữa các nội dung, sắp xếp bố cục là những phần quan trọng nằm trong Layout. Nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong thiết kế ấn phẩm truyền thông.
Khi thiết kế, bạn sẽ dựa vào đề xuất được yêu cầu trình bày để bố trí quay ngang, quay phải, quay trái, lật qua lật lại, sắp xếp cho hợp lý.
Nó như chơi trò chơi xếp hình vậy, công việc này cũng rất tốn thời gian và công sức, có thể yêu cầu lồng ghép rất nhiều chữ, hay chỉ có ảnh mà không có chữ. Vì thế thiết kế phải nhào nặn, nắn bóp trình bày làm sao cho hợp lý và bắt mắt nhất.
Layout là gì?
Template là gì?
Template là những mẫu Layout được thiết kế sẵn. Bạn chỉ cần tải về và chỉnh sửa một số chi tiết theo ý mình thôi.
Template rất tiện dụng, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức thiết kế. Tuy nhiên, nó có hạn chế là mẫu thiết kế sẵn như thế thường khó có thể tìm được một mẫu đáp ứng đầy đủ yêu cầu của mình.
Cho nên thông thường, người ta tải Template về và sửa những chi tiết nhỏ để nó khớp với ý tưởng và mục đích của người sử dụng.
Template là gì?
Layout trong thiết kế website
Trong thiết kế website, Layout chính là cách dàn trang, sắp xếp các yếu tố sẽ được hiển thị trên website. Ở đây, Layout đã được áp dụng trong các khía cạnh:
- Trang chủ và trang nội dung có nội dung và các thành phần khác nhau. Layout sẽ đưa ra cách sắp xếp riêng cho từng loại, đảm bảo những yếu tố cần thiết đều có vị trí, màu sắc và kích thước hiển thị phù hợp, giúp người dùng dễ theo dõi.
- Căn chỉnh các yếu tố như font chữ, cỡ chữ, màu sắc thiết kế, khoảng cách lề, khoảng cách hiển thị, vị trí căn lề, hiển thị ảnh,… tạo sự thống nhất giữa các trang nội dung.
- Thiết kế phần đầu trang, chân trang cũng như khoảng cách lề đồng nhất cho trang chủ và trang nội dung, tạo nên điểm nhấn thiết kế giao diện chung cho toàn bộ website.
Thông thường các hệ thống Layout khi thiết kế website, bố cục được xây dựng dựa trên hệ thống lưới, sự nhấn mạnh và tỷ lệ, sự cân bằng, quy tắc 1 phần 3 và quy tắc số lẻ.
Xem thêm: Ý nghĩa của Layout trong Banner
Giải pháp tiêu chuẩn “Z” Layout trong thiết kế đồ họa là đường dẫn người đọc có cấu trúc dạng chữ Z, giúp khách truy cập có thể xem được các yếu tố của một website.
Cấu trúc thông tin sẽ được bố cục từ tiêu đề, hình ảnh, thân bài, chú thích, kêu gọi hành động, chữ ký,… được sắp xếp theo một trật tự, bố cục logic.
Tiêu chuẩn Z
Cách bố trí Layout cực kỳ quan trọng khi nó giúp cho website trở nên dễ xem và dễ dùng. Theo đó giao diện chung sẽ hấp dẫn được khách hàng tiềm năng và khiến họ phải lưu lại trên trang web lâu hơn. Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế website cần nhớ đó là:
- Sự cân bằng
- Tỷ lệ
- Trình tự
- Sự nhấn mạnh
- Sự thống nhất giữa các yếu tố
Đặc biệt, bạn cần dựa vào những nhu cầu, mong đợi của khách hàng và sắp xếp, đặt nội dung, các thông tin cần thiết ở những vị trí bắt mắt, dễ thấy nhất.
Việc phối màu cũng cần lưu ý và kết hợp với bố trí Layout trong thiết kế Website để làm sao cho chúng thật hấp dẫn đối với khách hàng. Với các trình duyệt khác nhau sẽ có những thiết lập khác nhau, do đó, bạn cần biết chính xác độ phân giải và giữ chúng hợp lý.
Các bố cục và hệ thống Layout
Quy tắc một phần ba
Quy tắc một phần ba
Chia thiết kế của mình thành 3 cột và 3 hàng. Tại các điểm giao nhau của các hàng và cột này, bạn nên đặt các chủ thể chính cũng như các yếu tố hỗ trợ khác.
Nếu như bạn đang gặp vấn đề trong việc tạo ra sự cân bằng trong bố cục thiết kế của mình. Quy tắc 1 phần 3 chắc chắn sẽ trở thành người bạn vô cùng tuyệt vời.
Quy tắc về sự cân bằng
Quy tắc về sự cân bằng
Những nhà thiết kế luôn luôn phải thay đổi các yếu tố khác nhau trong sản phẩm của mình để hướng tới sự hài hòa và cân bằng trong tác phẩm của mình.
Thiếu đi sự cân bằng trong sắp xếp bố cục, thiếu đi khoảng trắng giữa các chi tiết… sẽ khiến cho một thiết kế trở nên vô cùng “nhức mắt” và tạo ấn tượng xấu cho khách hàng.
Ngoài ra, trong thiết kế, khoảng trắng (white-space) cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Khoảng trắng sẽ giúp cho các chi tiết khác có khoảng trống để “thở”, và tạo sự cân bằng cần thiết cho thiết kế của bạn.
Quy tắc số lẻ
Quy tắc số lẻ
Một hệ thống Layout có các yếu tố là số lẻ (khoảng 3 vật thể) thường sẽ đạt được hiệu quả cao.
2 vật thể phía ngoài tạo ra sự cân bằng cho điểm tập trung ở giữa, tạo ra sự đơn giản và tự nhiên cho thiết kế. Đây cũng chính là nội dung cơ bản của quy tắc số lẻ. Quy tắc này được sử dụng khá nhiều trong việc thiết kế logo.
Quy tắc hệ thống lưới (The Grid)
Quy tắc hệ thống lưới (The Grid)
Grid làm cho các sản phẩm thiết kế trông gọn gàng hơn, hiệu quả hơn và có tính ứng dụng cao hơn. Nó giúp designer xác định chính xác vị trí để đặt nội dung và đẩy nhanh quá trình thiết kế.
Khi bạn muốn thiết kế nhiều tấm poster chung của một event nào đó, hãy bám sát hệ thống lưới của mình để sắp xếp các yếu tố ngày tháng, thời gian, hình ảnh, màu sắc,… từ đó bạn có thể tạo ra sự nhất quán trong các poster của mình. Hơn thế nữa, chúng còn tiết kiệm được rất rất nhiều thời gian để chỉnh sửa sau này.
Xem thêm: Sự hỗ trợ của Mockup với Layout
Quy tắc nhấn mạnh
Để truyền tải thông điệp tới người xem rằng đâu là điểm chính, vật thể chính mà họ cần phải tập trung, thì bạn cần sử dụng hệ thống Layout có yếu tố chính phụ và cân bằng này.
Trước khi thiết kế, bạn hãy xác định rõ ràng điểm tập trung trong thiết kế, và điều hướng mắt của người xem dựa trên cấu trúc của hệ thống bố cục.
Quy tắc nhấn mạnh
Layout đóng vai trò thật sự quan trọng trong thiết kế đúng không nào? Hy vọng những chia sẻ ở bài viết này, KDIGIMIND Web sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho các bạn!