Banner xuất hiện xung quanh chúng ta, ra đường hay cầm điện thoại lướt web đều có thể nhìn thấy chúng. Vì thế có thể nói, Banner là một trong những hình thức quảng cáo, truyền thông hiệu quả nhất ngày nay.

Vậy bạn đã biết những gì về Banner rồi? Cùng chúng mình khám phá những điều thú vị của chúng nhá!

Trong lĩnh vực truyền thông, Banner được hiểu là một ấn phẩm truyền thông quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ, sự kiện, hình ảnh thương hiệu và phục vụ nhiều mục đích kinh doanh khác nữa.

Một cách dễ hiểu hơn thì nó là những tấm biển quảng cáo thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ nào đó nhằm thu hút sự chú ý của mọi người.

Banner là gì?

Các loại Banner

Banner đường phố thường dùng để thu hút các đối tượng người đi ngang qua nơi treo chúng.

Họ có thể là người đi xe máy, đi bộ, xe hơi hoặc các loại xe khác. Những đối tượng này chỉ có vài giây để tiếp xúc với chúng, đọc và hiểu thông điệp mà bạn muốn chuyển tải.

Vì thế, Banner đường phố phải gây ấn tượng ngay lập tức với nội dung dễ hiểu và hình thức bắt mắt, sinh động.

Những loại này thường được đặt ở nơi đông người như ngã ba, ngã tư lớn, quảng trường …  để lấy được nhiều sự chú ý của người đi đường.

Kích thước Banner phụ thuộc vào mục đích truyền thông và môi trường sử dụng. Chúng có thể lấy theo kích thước standee, băng rôn,… Chất liệu thường là bạt Hiflex. Đây là loại vật liệu quảng cáo phổ biến vì giá thành rẻ, chịu được mưa nắng tốt.

Các Banner  này chính không chỉ để thúc đẩy hành vi mua hàng sản phẩm hoặc quảng bá chương trình khuyến mãi nào đó mà chủ yếu nhằm “recall” hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, để khi họ có nhu cầu, thương hiệu đó sẽ xuất hiện trong trí nhớ của họ.

Banner đường phố, cửa hàng

Loại Banner này xuất hiện trong các ấn phẩm cầm tay như tạp chí – báo giấy.

Kích thước sẽ phụ thuộc vào người dàn Layout của ấn phẩm (hoặc qui định của tòa báo).

Xem thêm: Layout là gì? Vì sao Layout lại quan trọng trong thiết kế?

Tác dụng cũng để nhắc lại, khắc thêm cái nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Từ đó có thể thúc đẩy hành vi mua, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.

Banner online hoạt động trên nền tảng Internet, bất cứ khi nào bạn online, bạn sẽ nhìn thấy những tấm ảnh quảng cáo này.

Quảng cáo Banner online có thể đưa khách truy cập từ trang web lưu trữ đến trang web của nhà quảng cáo hoặc trang đích cụ thể.

Nó  có thể là hình ảnh, video hay hình động, mục đích cũng là truyền tải một ý thông điệp, ý nghĩa, sản phẩm của doanh nghiệp tới mọi người, hình thức này được áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao hơn.

Kích thước Banner có xu hướng chạy ở một số kích thước chuẩn, tùy thuộc vào vị trí bạn đặt chúng.

Banner online

Các kiểu định dạng của Banner online bao gồm:

  • Ảnh tĩnh (JPEG, PNG, SVG) : làm bằng Photoshop, Illustrator hoặc bất  cứ phần mềm nào có thể xuất ảnh. Loại này phổ biến nhất vì cho file dung lượng thấp, có lợi khi muốn tối ưu tốc độ tải website.
  • Ảnh động GIF : nhấp nháy hoặc hiệu ứng hoạt hình tạo ra tương tác tốt hơn ảnh tĩnh, tuy nhiên nhiều frame thì dung lượng cũng lớn.
  • Flash (SWF) : ảnh rõ nét và kích thước file nhẹ là điểm tối ưu của công nghệ Flash, ngoài ra Banner Flash cho phép người xem tương tác (chuột, bàn phím) nên tạo hiệu ứng rất mạnh với người xem. Kích thước file Flash thường rất nhẹ.
  • HTML 5 : đây là chuẩn mới thay thế dần cho Flash, tuy nhiên trở ngại chính là việc thực hiện Banner HTML5 không hề dễ dàng.

Bí quyết tạo quảng cáo Banner online hiệu quả

Kích thước

Kích thước Banner tùy thuộc vào mục đích quảng cáo hay chính Website đó. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Kích thước 728x90px là kích thước được sử dụng nhiều nhất để thiết kế cho các website. Nó thích hợp với giao diện website tương ứng với kích thước màn hình 800×600. Bây giờ, nó có thể được tách làm 2 banner 364×90.
  • Kích thước 300×100 và 300×250 được dùng nhiều nhất ở những website 2 cột
  • Dung lượng tập tin của Banner càng nhỏ càng tốt. Việc để dung lượng lớn sẽ khiến trang web tải chậm hơn, gây khó chịu cho người xem. Đối với Banner nhỏ, không sử dụng flash thì dung lượng nên nhỏ hơn hoặc bằng 10kB.
  • Button 2 (120x60px) hay được sử dụng để trao đổi các logo website với nhau. Ngoài ra, loại Micro butto (80x15px) cũng được áp dụng. Loại này nhỏ hơn, dễ trang trí hơn.
  • Đối với Banner động (gif hoặc flash) thì nên lưu ý thời gian đổi hình không nên nhanh quá để người xem có thể thấy hết được nội dung ở phía trong của hình.
  • Với những Banner có nội dung phức tạp, flash thì dung lượng tập tin nên nhỏ hơn hoặc bằng 30kB. Không nên vượt qua mức này vì chúng sẽ không kịp chạy để người xem biết được thông điệp mà bạn muốn chuyển tải.

Kích thước

Quy tắc 3B

B đầu tiên là Brand (thương hiệu). Đây là sự kết hợp logo của bạn ở trên quảng cáo, đó là điều bắt buộc đối với bất kỳ thương hiệu nào muốn quảng bá sản phẩm. Nó phải là một trong những yếu tố đầu tiên mà người xem nhìn thấy trong quảng cáo.

B thứ hai là Buzz (tiếng vang). Điều này đòi hỏi Banner phải sử dụng một từ ngữ thực sự nổi bật và khiến mọi người quan tâm. Miễn phí là một từ ngữ được ứng dụng khá phổ biến và hiệu quả, chẳng hạn như “dùng thử miễn phí” hoặc “ưu đãi có giới hạn thời gian”.

B thứ ba là Badger (xuất hiện liên tục). Nó thúc đẩy mọi người nhấp vào liên kết của bạn, thông qua lời kêu gọi hành động (CTA) trên quảng cáo biểu ngữ.

Màu sắc và font chữ

Banner là một trong những công cụ quan trọng trưng bày tại điểm bán – POSM nên màu sắc và font chữ trên đó ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng của chúng.

Xem thêm: POSM là gì? Sử dụng các loại POSM thế nào đạt hiệu quả tốt nhất?

Mỗi màu sắc sẽ mang một sắc thái, ý nghĩa khác nhau. Thông thường màu sắc ở đây sẽ liên quan đến nhận diện thương hiệu. Đây là một số gợi ý các bạn có thể tham khảo nha!

Màu vàng: Màu sắc tượng trưng cho ánh mặt trời, năng lượng, và sự lạc quan,. Màu vàng cũng là một màu tượng trưng cho sự “giàu có” và “sang trọng” giống như vàng bạc châu báu vậy.

Thế nhưng màu vàng cũng là một màu sắc khá mạnh, quá nhiều màu vàng có thể ảnh hưởng xấu tới thiết kế, bởi chúng dễ gây khó chịu cho mắt người dùng.

Màu đỏ: Màu đỏ là màu tượng trưng cho sự nhiệt huyết, may mắn cảm hứng, tình yêu, và cả lửa nữa… Không chỉ vậy, màu đỏ còn đại diện cho sự đam mê, và những cảm xúc mạnh mẽ nhất của con người

Việc màu đỏ được đưa vào thiết kế tương đối là thách thức, bạn chỉ nên sử dụng màu đỏ nếu bạn muốn Banner và ảnh quảng cáo của mình truyền cảm hứng mạnh mẽ, hoặc tạo ra những cảm giấc ấm áp và may mắn, có thể còn là khơi gợi sự cấp bách cho khách hàng nữa

Màu đen: Màu đen là một trong những gam màu cơ bản, khi được sử dụng một mình sẽ thể hiện sự bí ẩn, táo bạo, cá tính, tự tin và khá mạnh mẽ. Khi màu đen và trắng đi kèm với nhau, nó mang lại sự tinh tế và đơn giản.

Một Banner và ảnh quảng cáo nếu sử dụng màu đen là màu chủ đạo trong thiết kế sẽ rất sang trọng, quý phái, và có cảm giác chất lượng cao về cá tính thương hiệu của mình.

Đừng kết hợp sử dụng quá nhiều font chữ khác nhau, chúng sẽ đem lại cảm giác lộn xộn dành cho người xem. Một font chữ thiết kế phù hợp nên được dùng hài hòa với thương hiệu, không nên quá cầu kỳ gây cảm giác khó chịu cho người xem.

Màu sắc và font chữ

Thông điệp

Rất ít người dành thời gian của mình để đọc hết thông tin có trong Banner. Vì thế, trước hết Banner phải thoáng, phối màu đẹp.

Các thông tin cần phải sắp xếp mức độ quan trọng theo từng vị trí để thu hút khách hàng tốt nhất.

Thông tin phải chắt lọc và cần trả lời được:

  • Who? Khách hàng của mình là ai ( giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, sở thích,.. )
  • What? Đây là thiết kế banner về sản phẩm hay dịch vụ gì ? Sản phẩm của mình là gì ?
  • When? Thời điểm diễn ra chương trình của mình
  • Where? Địa điểm của shop ở đâu
  • Why? Tại sao phải mua hàng của mình mà không phải từ đối thủ
  • How? Có thể mua hàng bằng những cách nào

Thông điệp

Đây là tất cả kiến thức chúng mình tổng hợp được từ những câu hỏi các bạn gửi về KDIGIMIND Web. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều điều thú vị và mới lạ về Trade Marketing cho các bạn!