Trong tiếng Việt có các thuật ngữ chỉ những loại hình kinh doanh như công ty TNHH, công ty CP,… Vậy trong tiếng anh, nó có tồn tại không và được viết dưới dạng như thế nào? Bài viết này chúng mình sẽ đi giải mã những từ khóa này nhé! Đặc biệt JSC là gì?
Khám phá bản chất và cơ cấu của JSC
JSC là gì?
JSC là viết tắt của Joint Stock Company. Tức là “A business whose capital is held in transferable shares of stock by its joint owners”. Dịch theo nghĩa tiếng Việt là Công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp, tồn tại và phát triển dưới sự góp vốn của nhiều cổ đông.
Vốn điều lệ được chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
JSC là gì?
Đặc điểm của JSC
Số lượng cổ đông tối thiểu của JSC là 3 thành viên và không giới hạn số lượng tối đa. Bản chất, đặc điểm của JSC ở nhiều nước Châu Âu như Anh hay Mỹ không hoàn toàn giống với ở Việt Nam. Vậy sự khác biệt ở một số nước Châu Âu là gì?
Ở những nước này có 3 loại hình công ty cơ bản đó là: sole proprietorship (doanh nghiệp tư nhân), partnership (công ty hợp danh), corporation hay company.
Corporation hay company khác nhau ở chỗ nào? Thông thường các công ty mà được pháp phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán được gọi chung là corporation hay company. Ở Anh họ chuộng từ company hơn và có các loại hình như private limited company, public limited company.
Người Anh gọi các công ty quốc doanh thuộc vốn nhà nước là public corporation. Còn đối với người Úc, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn được gọi là proprietary company Pty.
Xem thêm: Đặc điểm của loại hình Co.ltd là gì?
Đặc điểm của JSC
Ưu điểm của JSC
- Chế độ trách nhiệm là trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi ro của các cổ đông thấp, chỉ giới hạn ở số tiền đầu tư của họ.
- Khả năng hoạt động rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.
- Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.
- Cơ cấu vốn hết sức linh hoạt và khả năng huy động vốn rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.
- Việc chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng.
Hạn chế của JSC
- Do dễ dàng huy động cổ đông tham gia góp vốn nên công ty cổ phần thường có đông thành viên dẫn tới khó quản lý, dễ dàng bị phân tách thành các nhóm cổ đông có sự canh tranh về lợi ích với nhau.
- Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của luật pháp.
Ưu điểm và hạn chế của JSC
Cơ cấu tổ chức của JSC
Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, JSC có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau:
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.”
Cơ cấu tổ chức của JSC
Một JSC cần phải có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành. Đối với JSC có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban Kiểm soát. Trong đó:
- Đại hội đồng cổ đông: Cơ quan tối cao của JSC là Đại hội đồng Cổ đông. Các cổ đông sẽ tiến hành bầu ra Hội đồng Quản trị,Chủ tịch Hội đồng Quản trị, các Phó Chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị (kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm).
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị phải có không ít hơn 3 thành viên và không quá 11 thành viên nếu điều lệ công ty không có quy định khác.
- Ban điều hành: Hội đồng quản trị có thể bổ nhiệm một người trong ban quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 5 năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 5 năm và thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Xem thêm: Những bài học không thể thiếu với bất cứ ai muốn khởi nghiệp thành công
Sự khác biệt giữa JSC và PLC (Public Limited Company)
Sự khác biệt giữa JSC và PLC (Public Limited Company)
PLC là viết tắt của Public Limited Company, có nghĩa là công ty đại chúng. Đây là những công ty thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công chúng thông qua phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán không niêm yết nhưng được giao dịch thông qua các thể chế môi giới chứng khoán.
Nét đặc trưng của PLC là đều có sự tham gia của nguồn vốn từ bên ngoài với nhiều nhà đầu tư.
Công ty cần phải báo cáo công khai hoạt động của mình cho công chúng biết, phải chịu sự giám sát của công chúng, của xã hội.
Bên cạnh hội đồng quản trị và ban giám đốc phải công khai các hoạt động quản lý và điều hành công ty.
Ban giám đốc phải thực hiện chăm lo việc phát triển công ty như cải tiến kỹ thuật, cơ cấu hợp lý vốn, cải tiến quản lý, nếu không thì các giám đốc sẽ bị nghỉ việc. Như vậy hoạt động PLC đã ràng buộc các giám đốc phải tuân thủ pháp luật, điều hành công ty theo đúng luật công ty đưa ra.
Thông thường, JSC chỉ có thể trở thành PLC sau khi đã tiến hành chào bán công khai công khai cổ phiếu lần đầu cho công chúng IPO.
PLC ở Việt Nam khác gì so với Mỹ và Anh
Một điều thú vị có thể bạn chưa biết là trong khi ở Việt Nam, PLC do Uỷ ban Chứng khoán nhà nước quản lý thì ở Mỹ, lại do Tổng chưởng lý – Bộ trưởng Bộ Tư Pháp, ở Anh là Cục quản lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm.
Trên đây là những kiến thức cũng như thông tin được cập nhật mới nhất về JSC. Bài viết này phần nào đã giúp các bạn giải mã từ khóa JSC rồi đúng không?
Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND để tìm kiếm thêm nhiều kiến thức kinh doanh khác có thể bạn cần biết nữa nhé!