Hosting là gì? Liệu rằng có bao nhiêu bạn đang đọc bài viết này hiểu hết về thuật ngữ trên. Kiệt tin chắc rằng những ai tìm đến đây là đều các tín đồ yêu thích thiết kế Website.

Hơn hết, họ muốn tìm hiểu kỹ về Hosting hoạt động như thế nào, đặc tính cũng như cách cài đặt Hosting là gì…

Bài viết của Kiệt sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất về Hosting cũng như các vấn đề liên quan.

Hosting là gì?

Hosting là gì?

Hosting là gì?

Nói đến Website sẽ có vô vàn các kiến thức mà bạn cần phải nắm vững. Bởi chúng đều là tiền đề và là mấu chốt giúp bạn xây dựng lên một Website ấn tượng.

Khái niệm Hosting

Hosting còn được hiểu rộng rãi hơn là Web Hosting. Chúng chính là loại hình dịch vụ Online giúp xây dựng lên Website hay ứng dụng của Web lên mạng Internet.

Để dễ hiểu hơn Kiệt sẽ ví một trang Web tựa như một ngôi nhà ảo trên mạng. Thông thường, một ngôi nhà sẽ hội tụ 3 yếu tố chính: địa chỉ, miếng đất và ngôi nhà cùng với các đồ nội thất bên trong.

Bạn sẽ hiểu Domain chính là địa chỉ nhà, Hosting chính là miếng đất, WordPress chính là ngôi nhà. Miếng đất này to hay nhỏ tùy thuộc vào chi phí mà bạn mua.

Từ đó, chúng liên quan đến chi phí Hosting. Chi phí này được chi phối bởi nhiều yếu tố như: dung lượng, băng thông, tài khoản FTP, Database SQL,…

Nên dùng Hosting miễn  phí hay Hosting trả phí?

Hiện nay, bạn sẽ bắt gặp nhiều Hosting Free cho người dùng như: Hostinger, 000webhost,… Tuy nhiên, những Hosting Free này sẽ tồn tại rất nhiều nhược điểm:

  • Cấu hình thấp: Web không thể có tốc độ xử lý nhanh, xảy ra vô số lỗi
  • Không hỗ trợ: Quá trình xảy ra rủi ro bạn sẽ phải tự xử lý.
  • Cần có sự nâng cấp.

Thực tế, bạn không thể sử dụng Hosting miễn phí mãi mãi. Bởi các nhà cung cấp chỉ cho bạn dùng trong một khoảng thời gian giới hạn nào đó.

Nếu bạn muốn dùng tiếp thì cần phải trả phí. Do đó, để sở hữu một Website chất lượng ngay từ đầu, bạn hãy đầu tư Hosting thật tốt và chất lượng.

Các loại Hosting

Để hiểu hơn về Hosting là gì thì bạn không thể bỏ qua việc nắm rõ các thể loại Hosting. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, nhà sản xuất đã cho ra đời rất nhiều loại Hosting.

Dưới đây là một số Hosting phổ biến và được ưa chuộng nhất:

Dạng Shared Hosting

Dạng Shared Hosting

  • Shared Hosting: Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ có xu hướng sử dụng Hosting này. Chúng có ưu điểm về giá thành thấp, cấu hình sẵn, dễ dùng…
  • VPS (Virtual Private Server) Hosting: Loại Hosting này rất phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa phải. Người dùng được sở hữu tài nguyên Server riêng.
  • Cloud Hosting: Đây là loại Hosting được nhiều người dùng ưa chuộng và đánh giá cao.
  • WordPress Hosting: Giá thành thấp, dễ dùng đối với người mới bắt đầu.
  • Dedicated Server: Giá thành khá cao, tính linh hoạt tốt.

Xem thêm: Shopify là gì?

Tính năng của web Hosting

Có lẽ với các bạn lần đầu tìm hiểu về Website sẽ thắc mắc tính năng của Hosting là gì? Đa số Web Hosting bao gồm rất nhiều tính năng:

Web Hosting có tính năng gì?

Web Hosting có tính năng gì?

Tên Miền (Domain)

Tên miền chính là địa chỉ hiển thị của Website giúp người dùng có thể nhận diện và ghi nhớ.

Nhờ có tên miền mà Web được hiển thị trên Internet một cách dễ dàng thông qua cách thức mã hóa IP.

Dung lượng lưu trữ (Disk Page)

Disk Page nói lên khả năng lưu trữ dữ liệu của Website. Nếu dung lượng lưu trữ đã được sử dụng hết thì Web sẽ trở lên chậm chạp.

Rất nhiều người đã rơi vào tình huống này. Hầu hết họ sẽ lựa chọn phương án nâng cấp.

Băng thông (Bandwidth)

Đây chính là lượng dữ liệu có thể truyền tải tối đa trong khoảng thời gian nhất định.

Tốc độ truy cập Web nhanh hay chậm phụ thuộc vào dung lượng của băng thông còn nhiều hay ít.

Cơ chế bảo mật, sao lưu và phục hồi dữ liệu

Bạn cần biết rằng, cách tốt nhất để đảm bảo Web hoạt động tốt là bạn nên Copy 1 tuần/lần thông qua DIGISTAR, Mắt Bão hay PA, …

Bạn cần tránh sao lưu mỗi ngày bởi chúng sẽ gây lãng phí tiền mà lại khiến Web khó bảo mật.

Phần mềm hỗ trợ kèm theo

Đa phần Web Hosting sẽ có các phần mềm hỗ trợ kèm theo. Chúng có thể là phần mềm Upload hoặc Download. Điển hình là các phần mềm như: Directadmin, Plesk, Ecopark,…

Ngoài các tính năng trên, Hosting còn có:

  • Tương thích mã nguồn thông dụng
  • Tương thích phiên bản lập trình.

Cách hoạt động của Hosting

Thực tế cho dù Hosting thuộc loại nào đi chăng nữa thì cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc hoạt động chung. Chúng gồm có:

Dù loại Hosting nào cũng hoạt động theo nguyên lý căn bản

Dù loại Hosting nào cũng hoạt động theo nguyên lý căn bản

Phía nhà cung cấp

Nhà cung cấp cần đáp ứng Server lưu trữ cho khách hàng có nhu cầu dùng Hosting. Thông qua việc share tài nguyên trên Server để tạo ra những không gian lưu trữ nhỏ.

hính các không gian lưu trữ này được mang tên gọi là Hosting.

Tùy vào mức độ chi phí mà người dùng đăng ký mà cấu hình của Hosting sẽ được cung cấp tương ứng. Chi phí càng cao Hosting càng lớn.

Bất kỳ thời điểm nào mà người dùng mong muốn mở rộng hoặc thu nhỏ Hosting thì nhà cung cấp sẽ căn chỉnh lại cho phù hợp.

Xem thêm: Thị trường ngách là gì?

Phía người dùng

Đối với người dùng Hosting họ sẽ cần Upload toàn bộ Files lên Hosting. Ngoài ra, những cấu hình hoạt động của chúng cũng được tải lên rõ ràng và đầy đủ.

Người dùng có khả năng truy cập Hosting bởi những thiết bị có kết nối mạng. Họ sẽ thực hiện bằng cách gửi Request đến Domain Name hoặc địa chỉ IP của Hosting.

Khi đó, Hosting sẽ có nhiệm vụ trả về toàn bộ Files mà người dùng yêu cầu tương ứng.

Trong quá trình dùng, mọi người có thể điều chỉnh gói Hosting phù hợp với nhu cầu thông qua việc liên hệ đến nhà cung cấp.

Mọi thứ sẽ được thực hiện nhanh chóng theo đúng những gì mà bên người dùng đề ra.

Các bước cài đặt Hosting

Mấu chốt giúp cho Web Hosting được đưa vào vận hành đó là thông qua các bước cài đặt. Vậy Hosting là gì các bước thực hiện trong quá trình cài đặt ra sao? Tất cả điều này sẽ được Kiệt chỉ dẫn chi tiết qua hai cách cài dưới đây.

Cách cài đặt Hosting qua FTP

Với cách cài đặt Hosting này, bạn cần biết đến FileZilla. Bởi chúng chính là trợ thủ đắc lực giúp cho quá trình thiết kế, chuyển đổi Web cũng như Upload dữ liệu được thuận lợi giữa Host và máy tính.

Nếu bạn muốn truyền tải, Upload những tệp có dung lượng lớn hoặc khôi phục, khắc phục lỗi của việc truyền tải,… thì FileZilla chính là lựa chọn hoàn hảo nhất.

Đầu tiên bạn cần Download và tiến hành cài đặt FileZilla. Sau đó, bạn mở và truy cập vào phần mềm này.

Mở và truy cập phần mềm FileZilla.

Mở và truy cập phần mềm FileZilla.

Tiếp theo, bạn tiến hành kéo và thả dữ liệu Website từ mục tại Local Site đến Remote Site. Thư mục hướng đến chính là là public_html ngay gần Remote Site.

Tiến tới thư mục đích public_html

Tiến tới thư mục đích public_html

Bước cuối cùng bạn cần Truy cập và dùng Website tại trình duyệt của bạn. Từ đây, bạn sẽ nhận thấy quá trình chạy Web Hosting không có gì là quá phức tạp.

Cách cài đặt Hosting qua cPanel

cPanel hiện đang là phần mềm quản lý Hosting đứng vị trí hàng đầu và được ưa chuộng nhất. Chúng sở hữu với số điểm mạnh mà người dùng rất hài lòng. Điển hình như:

  • Giao diện cực kỳ đẹp
  • Mang lại cảm giác dễ chịu bởi sự tối giản
  • Nguồn tài nguyên phong phú và lớn
  • Tính linh hoạt cao,…

Quá trình cài đặt Hosting được thực hiện như sau:

Vào mục Cpanel → mục Files → File Manager

Truy cập cPanel

Truy cập cPanel

Tiếp theo truy cập mục public_html

Mở thư mục public_html

Mở thư mục public_html

Chọn Upload file public_html. Hoặc bạn tiến hành Select File nhằm Upload một File riêng biệt.

Upload File public_html

Upload File public_html

Quá trình Upload diễn ra thành công, bạn sẽ thấy xuất hiện File Archive trong File public_html. Lúc này bạn sẽ kích chuột vào public_html  rồi chọn Extract.

Chọn File Extract

Chọn File Extract

Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy giao diện của File Extract được hiển thị như dưới:

Giao diện của File Extract

Giao diện của File Extract

Cuối cùng bạn chỉ cần truy cập và dùng Website ở trình duyệt của bạn.

Truy cập và dùng Website

Truy cập và dùng Website

Hy vọng với những gì mà Kiệt chia sẻ như trên, bạn đã hiểu hơn về Hosting là gì. Cũng từ đây, bạn đã có trong tay 2 cách cài đặt Hosting đơn giản và tiện lợi.

Chắc chắn bạn sẽ hài lòng với trang Web do chính tay mình thiết kế. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn có thể liên hệ tới https://kdigimind.com/.

Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND Web để tìm kiếm thêm nhiều thuật ngữ có thể bạn cần biết nữa nhé!