Ai cũng biết Giá trị tài sản ròng rất quan trọng nhưng để hiểu cặn kẽ về nó thì ít ai làm được. Liệu nhìn vào mức thu nhập của một cá nhân hay doanh thu của một doanh nghiệp đã đánh giá đúng về tình hình tài chính về họ chưa? Cách tính giá trị tài sản ròng như thế nào?

Để trả lời chính xác cho câu hỏi trên hãy đọc bìa viết này nhé! Bài viết này sẽ mang lại cái nhìn tổng quát nhất về Giá trị tài sản ròng.

Giá trị tài sản ròng rất quan trọng

Giá trị tài sản ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng (Tiếng anh là Net Worth) là giá trị của tất cả tài sản tài chính và phi tài chính đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán.

Trong đó tài sản bao gồm tiền mặt và các khoản đầu tư, bất động sản, xe ô tô hoặc bất kỳ thứ gì khác có giá trị mà bạn sở hữu. Nợ chưa thanh toán hay nợ phải trả là những gì bạn nợ trên các tài sản đó – bao gồm các khoản vay mua xe, thế chấp của bạn và nợ vay bạn bè, người thân.

Bất kỳ cá nhân nào cũng có Net Worth (thậm chí giá trị này có thể âm).

Giá trị tài sản ròng là công cụ đánh giá chính xác nhất so với tất cả các mức thang đánh giá về tiền bạc mà bạn sở hữu. ). Nó có thể áp dụng cho cá nhân, công ty, chính phủ hoặc toàn bộ quốc gia.

Giá trị tài sản ròng là gì?

Đối với cá nhân

Net Worth là giá trị tài sản của cá nhân trừ đi những khoản nợ.

Có thể lấy ví dụ về những tài sản ròng của cá nhân sẽ được tính vào giá trị ròng của họ bao gồm những khoản tiền hưu trí, những khoản tiền được đầu tư, nhà đất hay xe cộ, tiền mặt, trang sức, vàng bạc…tiền tiết kiệm.

Thông thường các tài sản vô hình như bằng cấp giáo dục, các chứng chỉ sẽ không được tính vào tài sản ròng mặc dù những tài sản vô hình đó lại góp phần tích cực vào tình hình tài chính của một cá nhân nào đó.

Đối với công ty

Net Worth trong kinh doanh với công ty, doanh nghiệp nào đó sẽ được gọi là giá trị sổ sách hoặc vốn của chủ sở hữu riêng.

Net Worth trong báo cáo tài chính dựa trên giá trị của tất cả những tài sản và nợ mà doanh nghiệp đó sẽ phải trả.

Định nghĩa về Net Worth

Đối với chính phủ

Tất cả tài sản và nợ trong bảng cân đối kế toán cũng có thể được xây dựng cho các Chính Phủ. So với nợ Chính Phủ thì Net Worth sẽ là thước đo thể hiện sức mạnh tài chính của Chính phủ đó.

Đối với quốc gia

Net Worth của 1 quốc gia sẽ là tổng giá trị ròng của tất cả các công ty + cá nhân cư trú tại một quốc gia + tài sản ròng của chính phủ. Giá trị này sẽ cho thấy sức mạnh về tài chính của quốc gia đó như thế nào.

Xem thêm: Biên lợi nhuận là gì?

Ý nghĩa của Giá trị tài sản ròng

Thể hiện vị trí thật sự, chính xác trên mọi thang đo về tiền bạc. Nó là thước đo của sự giàu có hoặc nghèo, thể hiện tài chính của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ, quốc gia.

Giúp theo dõi biến động tài chính của mình. Giá trị tài sản ròng là con số cụ thể và được tính toán một cách chính xác nên có thể theo dõi được sự tiến triển của tài chính ở mức nào.

Giúp cân bằng được thu và chi. Nhiều người chỉ chú trọng nhìn vào thu nhập của mình mà không để ý đến những khoản chi phí mình cần chi tiêu nên dù thu nhập tăng dần nhưng giá trị tài sản còn lại cũng chỉ đi ngang hoặc thậm chí còn giảm đi.

Xem thêm: Đào tạo seo uy tín nhất hiện nay

Hãy nhớ rằng sự giàu có của bạn không thể hiện ở số tài sản bạn đang sở hữu, cũng không thể hiện ở số nợ mà bạn đang gánh chịu mà nó là hiệu của 2 con số này.

Là một tiêu chí để đánh giá về hồ sơ vay và quyết định có duyệt khoản vay này hay không.

Ý nghĩa của Net Worth

Cách tính giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Ví dụ: Tổng tài tản của một công ty là 3,8 tỷ đồng, nợ phải trả là 1 tỷ đồng thì Net Worth của công ty đó còn 2,8 tỷ đồng.

Tính tổng tất cả các tài sản

  • Tài sản lưu động: Loại tài sản này sẽ gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, chứng chỉ tiền gửi hay các khoản tiền tương đương khác.
  • Các khoản đầu tư hưu trí: Bao gồm các chương trình đầu tư hưu trí không bắt buộc hay bảo hiểm xã hội
  • Các tài sản đầu tư khác: Đây là những khoản đầu tư không dành cho mục đích hưu trí.
  • Bất động sản: Nơi cư trú chính của bạn được định giá tại nơi đó, những bất động sản khác bạn dành cho việc đầu tư hay nghỉ dưỡng v.v… Bạn có thể tham khảo vài trang web định giá bất động sản tại Việt Nam như: gachvang.com, dinhgianhadat.vn…
  • Tài sản hoặc cổ phần kinh doanh: Nếu sở hữu doanh nghiệp của mình hãy cộng giá trị ròngcủa doanh nghiệp với bất kỳ tài sản kinh doanh quan trọng nào mà bạn có. Tuy nhiên, các khoản này không phải lúc nào cũng dễ dàng chuyển thành tiền mặt nên hãy cân nhắc thận trọng.
  • Tài sản cá nhân: Có thể là ô tô, đồ trang sức, đồ đạc… Nhiều người vì không muốn bán và bán không có giá trị nhiều nên đôi khi không đưa vào. Bạn có thể cân nhắc để tính toán cho kỹ.
  • Các khoản cho vay cá nhân: Bao gồm những khoản bạn đã cho gia đình, bạn bè hoặc các cộng sự kinh doanh vay mượn. Bạn chỉ nên tính số cho vay bạn có khả năng thu hồi lại mà thôi.
  • Tài sản khác: Đây là những tài sản không có trong bất cứ nhóm nào ở trên, ví dụ giá trị hoàn lại từ bảo hiểm nhân thọ.

Cách tính Net Worth

Tính tổng tất cả nợ phải trả

  • Vay thế chấp: Thường là khoản vay mua xe, mua nhà hoặc là khoản mà bạn thế chấp đầu tư hoặc mua tài sản giải trí nào đó.
  • Vay trả góp: Thường là khoản vay mua xe hoặc mua nhà hay cũng có thể là vay mua các món khác như xe máy, đồ điện tử hay đồ gia dụng.
  • Nợ thẻ tín dụng: Bạn sẽ cần thường xuyên tìm hiểu về khoản nợ này vì dư nợ thay đổi liên tục.

Xem thêm: RPA là gì?

  • Vay kinh doanh: Nếu như bạn vay với tư cách cá nhân thì nó sẽ được tính vào giá trị ròng của bạn vì chính bạn sẽ phải trả khoản nợ này.
  • Vay cá nhân: Bao gồm các khoản bạn mượn từ bạn bè, người thân hoặc có thể là cộng sự kinh doanh.
  • Những khoản nợ khác: Bao gồm bất kỳ khoản nợ nào khác không nằm trong các nhóm trên hay nghĩa vụ thuế mà bạn sẽ phải nộp.

Tính nợ phải trả

Giờ thì bạn đã hiểu bản chất của Giá trị tài sản ròng (Net Worth) là gì chưa? Chính vì nó là thước đo quan trọng nhất để xác định chính xác tài chính của một cá nhân hay tổ chức nên bất cứ ai cũng cần có kiến thức về thuật ngữ này. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho các bạn trong cuộc sống hằng ngày.

Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND để tìm kiếm thêm nhiều thuật ngữ có thể bạn cần biết nữa nhé!