Ngày càng nhiều doanh nghiệp ra nhập ngành FMCG. Có thể nói đây là một ngành có sự cạnh tranh rất cao. Các công ty trong ngành sẽ phải xoay sở như thế nào.

Cùng với đó, cơ hội nghề nghiệp trong ngành này cũng trở nên cạnh tranh. Vậy FMCG là gì?

FMCG là gì? Cơ hội nghề nghiệp và những sự bất ngờ trong ngành FMCG

FMCG là gì?

FMCG là thuật ngữ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods (ngành hàng tiêu dùng nhanh). Ngoài ra, nó còn có tên gọi khác là Consumer Packaged Goods (hàng tiêu dùng đóng gói ) – CPG.

Ngành công nghiệp FMCG ( hay FMCG industry) sản xuất những hàng hóa có thời gian tiêu thụ nhanh  Nó được bày bán trong các siêu thị, cũng như ở các chuỗi bán lẻ trên khắp thế giới.

Các mặt hàng ngành FMCG là các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống.  Chúng được sử dụng hàng ngày, có thời gian sử dụng ngắn và có chi phí bình dân.

Chẳng hạn như các thực phẩm ăn uống hàng ngày, các loại dầu gội, bột giặt, kem đánh răng, kem dưỡng da…

FMCG là gì?

Thông thường, số lượng sản xuất sản phẩm tại các công ty FMCG rất lớn. Chi phí sản xuất và lợi nhuận trên từng sản phẩm thường thấp.

Thời hạn sử dụng các sản phẩm thường thấp nhưng chúng được tiêu thụ rất nhanh do khách hàng có nhu cầu mua lại hàng cao.

Sự đa dạng trong các mặt hàng FMCG dẫn tới việc đa dạng ngành hàng, đa dạng sản phẩm. Điều này dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các dòng sản phẩm trên thị trường.

Tính riêng ngành hàng nước giải khát, đã có rất nhiều sản phẩm như nước tăng lực, nước khoáng,… Chỉ tính riêng lĩnh vực sữa tươi đã có tới rất nhiều sản phẩm như Vinamilk, Mộc Châu, Neslte,…

Đặc điểm chính của FMCG đối với người tiêu dùng là:

  • Mua hàng thường xuyên
  • Cần ít nỗ lực để lựa chọn
  • Giá thấp
  • Tuổi thọ ngắn
  • Tiêu thụ nhanh

Đặc điểm chính của FMCG đối nhà sản xuất là:

  • Khối lượng lớn
  • Lợi nhuận thấp
  • Mạng lưới phân phối rộng
  • Doanh thu cao

Các mặt hàng trong ngành FMCG

Tại sao nên làm việc cho các doanh nghiệp trong ngành FMCG?

Như đã phân tích ở trên, ngày càng nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành FMCG. Chính vì thế, cơ hội việc làm trong ngành là rất cao.

Doanh nghiệp thuộc ngành FMCG là môi trường làm việc quy tụ những nhân lực xuất sắc trong thị trường. Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, ngành công nghiệp FMCG vẫn sinh lời và phát triển. Đơn giản là vì nó cung cấp những mặt hàng không thể thiếu cho con người.

Thị trường nhân lực FMCG đa dạng và năng động, luôn sẵn lòng chào đón các nguồn lao động. Nó không phân biệt trình độ học vấn, không đòi hỏi bằng cấp quá lớn.

Dù bạn theo học môi trường học thuật nào thì vẫn có rất nhiều cơ hội việc làm dành cho bạn trong thị trường này.

Xem thêm: CMO là gì?

Tại sao nên làm việc cho các doanh nghiệp trong ngành FMCG?

Nên tham gia khối nào nếu chọn làm việc trong ngành FMCG?

  • Brand (Thương hiệu): Tác động tới người tiêu dùng/người mua hàng để họ có “các động cơ/lý do” mua sản phẩm công ty (Demand building).
  • Distribution: Tác động đến nhà phân phối sỉ và lẻ để họ có “ham muốn” mua sản phẩm của công ty để bán lại cho người tiêu dùng (Sales-in).
  • Trade Marketing: Là bộ phận mới được sinh ra nhất so với hai khối công việc trên, tác động lên nhà bán lẻ đồng thời người tiêu dùng “các thôi thúc nhất thời” ngay tại điểm bán để giải phóng hàng hóa (Sales-out).

Nên tham gia khối nào nếu chọn làm việc trong ngành FMCG?

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG

Quản lý phụ trách vấn đề sức khỏe và an toàn (Health and Safety Manager)

Công việc này là duy trì và kiểm soát các vấn đề về sản phẩm. Yêu cầu phải đáp ứng những tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã đặt ra.

Bên cạnh đó, người quản lý cũng phải nảy sinh ra những ý tưởng mới phù hợp cho các chương trình đào tạo và phát triển nhân lực trong phòng ban.

Khi báo cáo công việc cho các nhà quản lý cấp cao hơn phải điều tiết và có những điều chỉnh hệ thống hợp lý để đáp ứng những tiêu chuẩn và yêu cầu từ trên tổng đã đặt ra.

Quản lý bán hàng (Sales Manager)

Công việc này đòi hỏi phải liên tục học hỏi và phát triển kỹ năng. Sao cho bắt kịp với xu thế của thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu.

Người quản lý cũng phải điều tiết và kiểm soát những khía cạnh như tăng trưởng lợi nhuận, phát triển dịch vụ. Sao cho thích hợp với chi phí và các hoạt động quản lý nội bộ trong doanh nghiệp.

Quản lý bán hàng (Sales Manager)

Quản lý cổ tức nội bộ (Stock Control Manager)

Công việc này yêu cầu có trách nhiệm phân phối cổ tức cho các thành viên nội bộ doanh nghiệp. Người quản lý cần thường xuyên cập nhật quy trình kiểm soát cổ tức, sao cho phù hợp với sự phát triển và thay đổi của doanh nghiệp.

Nhà phân tích quy trình (Procurement Analyst)

Công việc này cần có sự hiểu biết sâu sắc về các hoạt động của doanh nghiệp và các đối tác cung cấp hàng hóa trong chuỗi cung ứng.

Nhằm đưa ra những bản phân tích chiến lược về doanh nghiệp dưới nhiều góc độ. Công việc này đòi hỏi nhân lực phải có kỹ năng phân tích và diễn giải số liệu từ các quy trình hệ thống nội bộ trong doanh nghiệp.

Tất cả những kỹ năng trên nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, tối đa hóa hiệu quả trong công việc, cùng đưa ra những quan điểm chuyên sâu về hoạt động của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.

Nhà phân tích quy trình (Procurement Analyst)

Trưởng bộ phận kiểm soát các nguồn lực (Head of Sourcing)

Công việc này đòi hỏi phải đề xuất các kế hoạch chiến lược. Nhằm cân đối các nguồn lực cần thiết trong doanh nghiệp.

Ví dụ như giữ mức giá sản phẩm ở mức thấp nhất có thể, mà vẫn đảm bảo chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn đã được đề ra.

Mục là duy trì những lợi thế về nguồn lực mà doanh nghiệp đang nắm giữ, nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Top 5 doanh nghiệp FMCG lớn nhất thế giới

Nestlé

Đây là doanh nghiệp cung ứng thực phẩm lớn nhất trên toàn cầu, ước tính theo doanh thu. Tổng doanh thu tính trên 29 nhãn sản phẩm khác nhau của hãng đạt $1,1 tỷ.

Hãng sở hữu những nhãn hàng được nhiều người biết đến, như Milo, La Vie (tại Việt Nam),… Nestlé sở hữu 447 nhà máy, hoạt động trên 194 quốc gia trên toàn thế giới.

Nestlé

Unilever

Unilever cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau, từ thực phẩm, đồ uống, chăm sóc cá nhân, cho tới các sản phẩm làm sạch nhà cửa.

Đây là doanh nghiệp có số lượng sản phẩm được người tiêu dùng tiêu thụ đứng thứ ba toàn cầu (2012).

Procter & Gamble

Procter & Gamble là một trong những công ty nổi tiếng nhất trong ngành FMCG. Với các thương hiệu Head & Shoulders, Pantene, SK-II, Gillette,…

Procter & Gamble tập trung vào phát triển 65 thương hiệu trong các lĩnh vực chăm sóc trẻ em, sản phẩm dành cho phụ nữ, sản phẩm dùng trong gia đình, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sản phẩm làm đẹp.

Coca-Cola

Coca – Cola thường xuyên lọt vào top những doanh nghiệp có giá trị lớn nhất thế giới và được biết đến nhiều nhất toàn cầu.

Trung bình hàng năm có tới 1,8 triệu sản phẩm Coca – Cola (và các nhãn hàng thuộc sở hữu của hãng) được khách hàng sử dụng trên toàn cầu.

Johnson & Johnson

Johnson & Johnson có 250 chi nhánh trên 57 quốc gia, với sản phẩm được bán trên 175 nước.

Một số thương hiệu nổi tiếng của công ty này bao gồm các sản phẩm cho trẻ em Johnson’s, sữa rửa mặt Clean & Clear, Tylenol, băng cá nhân Brand-aid.

Johnson & Johnson

Thương hiệu FMCG được chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam

Vinamilk từ lâu đã được mệnh danh là “nhãn hàng quốc dân” bới sức phủ, những viral marketing tuyệt vời.

Có thể lý giải sự thành công của Vinamilk dựa trên rất nhiều yếu tố. Đó là những chặng đường phát triển, những chiến lược marketing hợp lý và gây thiện cảm với người tiêu dùng Việt Nam.

Hãng cũng liên tục cải tiến những hương vị để phù hợp với tiêu chuẩn của người dân Việt Nam. Hơn thế nữa, những số liệu thống kê cũng cho thấy những thương hiệu địa phương thường thu hút và thành công hơn những thương hiệu nước ngoài.

Lĩnh vực thương hiệu địa phương cũng ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng. Họ thường coi trọng và chọn lựa thương hiệu địa phương cho hàng tiêu dùng.

Xem thêm: CIO là gì?

Với mong muốn gia tăng đối với các sản phẩm có nguồn gốc địa phương với mức giá phải chăng.

Vinamilk đã trở thành đưa “con cưng” của thị trường Việt Nam. Trở thành thương hiệu được chọn mua nhiều nhất tại thị trường béo bở 94 triệu dân.

Thương hiệu FMCG được chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam

Xu thế trong năm 2020 và dự đoán tương lai

Sự tăng trưởng của thương mại điện tử (E-commerce)

Năm 2019 chứng kiến sự gia tăng đáng kể về doanh thu của ngành thương mại điện tử. Mọi người từ mọi độ tuổi, giới tính tham gia mua bán thông qua các kênh thương mại điện tử.

Đáng chú ý hơn, năm 2020, doanh thu thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ vượt ngưỡng 4 nghìn tỷ USD.

Với tốc độ tăng trưởng gấp 4 lần những kênh thương mại truyền thống, năm 2022, thương mại điện tử của các nhãn hàng tiêu dùng nhanh được dự đoán sẽ chiếm từ 10 đến 12% tổng doanh thu ngành.

Tạo nên một cơ hội trị giá tới 400 tỷ USD cho những công ty thuộc ngành FMCG.

Sự tăng trưởng của thương mại điện tử (E-commerce)

Xu hướng thích sự tiện lợi của khách hàng

Ngày càng nhiều người sống bận rộn làm cho nhu cầu với các mặt hàng tiện lợi tăng nhanh.

Đó cùng là một lý do vì sao con người dành nhiều niềm yêu thích hơn cho đồ ăn & đồ uống tiện lợi – những đồ dễ dàng mua, tiêu thụ nhanh và thực phẩm chất lượng cao.

Niềm yêu thích với những sản phẩm lành mạnh

Xu hướng “eat clean” đang rất phổ biến trong cộng đồng các bạn trẻ hiện nay. Không chỉ tốt cho sức khoẻ, nó còn được truyền cảm hứng bởi nhiều người nổi tiếng.

Từ đó gia tăng tầm hiểu biết và hứng thú của mọi người. Những đồ ăn lành mạnh cũng được tin rằng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp duy trì tuổi thọ và đã được áp dụng từ thời cổ đại.

Thế hệ Millennials trở thành những người có tầm ảnh hưởng đến thị trường

Thế hệ Millennials là những người sinh ra vào khoảng những năm 1980 đến 2000. Họ đang tìm kiếm những nhãn hàng mới với những dòng sản phẩm đột phá đi kèm với rất nhiều yêu cầu riêng.

Họ cũng thích việc chia sẻ thông tin sản phẩm với những người đồng trang lứa thông qua mạng xã hội hơn là bị ảnh hưởng bởi những cách tiếp cận tràn lan trên mạng.

Cùng với sự phổ biến của thương mại điện tử, đây sẽ là cơ hội vàng cho những nhãn hàng nhỏ và những nhãn hàng kỹ thuật số trong năm 2020.

Thế hệ Millennials trở thành những người có tầm ảnh hưởng đến thị trường

Trên đây là những nét tổng quan nhất về ngành FMCG. Nếu bạn đang mong muốn được làm việc trong ngành này thì chắc chắn đây là bài viết không thể bỏ qua rồi đúng không? Nếu còn bất cứ thắc mắc gì hãy để lại bình luận ở dưới nhé!

Đừng quên ghé thăm https://kdigimind.com/ để tìm kiếm thêm nhiều kiến thức có thể bạn cần biết nữa nhé!