Bạn là một người yêu thích Marketing và sẽ theo đuổi con đường này đến cùng? Vậy bạn đã biết đến CMO là gì chưa?

CMO không chỉ là sếp của bạn mà trong tương lai đó sẽ là đích đến mà bất cứ một Marketer nào cũng mong muốn. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về CMO cũng như vai trò của một CMO.

CMO là gì?

CMO là gì?

CMO là gì?

CMO là cụm từ viết tắt của Chief Marketing Officer – giám đốc Marketing.

CMO là một trong những người giữ chức vị quản lý cao cấp của một công ty, cụ thể hơn thì CMO sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động về Marketing như lên kế hoạch, triển khai và báo cáo về các chiến lược quảng cáo của sản phẩm hay dịch vụ.

CMO cũng là trợ lý đắc lực, dưới quyền điều hành của CEO. Vì thế có thể nói CMO có sự ảnh hưởng ít nhiều đến sự hình thành và sự nghiệp phát triển thương hiệu bền vững.

Bên cạnh chất lượng sản phẩm được công ty vô cùng chú trọng thì những công việc liên quan đến hình ảnh, nhận diện thương hiệu, tương tác với khách hàng và quan hệ công chúng là những gì xoay quanh công việc của một CMO chính hiệu, người trực tiếp tham gia quản lý kế hoạch.

CMO sẽ là người đặt mình vào sản phẩm để hiểu tiếng nói của khách hàng, nắm được bước phát triển của công nghệ.

Giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt với sản phẩm mà muốn sản phẩm đến được với khách hàng thì chiến lược Marketing phải gây được tiếng vang lớn. “Design thinking” chính là kim chỉ nam cho sự nỗ lực của CMO, sẵn sàng vì nhu cầu của thị trường.

Xem thêm: OTP là gì?

Nhiệm vụ của một CMO là gì?

Lên kế hoạch Marketing

Lên kế hoạch chiến dịch là nhiệm vụ đầu tiên của CMO

Lên kế hoạch chiến dịch là nhiệm vụ đầu tiên của CMO

Chief Marketing Officer nắm giữ một vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển và giữ vững thương hiệu của doanh nghiệp.

Do đó, CMO sẽ tiến hành lên kế hoạch, phê duyệt những đề xuất chiến lược quảng cáo của nhân viên.

Nếu được thông qua, CMO sẽ bắt đầu xúc tiến và thúc đẩy mọi người thực hiện chiến lược đó một cách hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Thay đổi và giám sát

Đây cũng là người trực tiếp điều hành cũng như thực hiện giám sát những công việc của bộ phận Marketing.

Đặc biệt là khi xảy ra vấn đề phát sinh thì chính CMO sẽ đưa ra những thay đổi để khắc phục vấn đề hoặc điều chỉnh cho phù hợp với thời đại.

Công việc này cũng gắn liền với hoạt động nhắc nhở, đốc thúc tiến độ theo kịp bản kế hoạch bằng cách có sự kết nối chặt chẽ với những bộ phận khác như SEM, Facebook Ads, Performance Marketing…

Kết nối với các bộ phận khác một cách ăn ý

CMO cũng như các phòng ban khác trong công ty cần có sự phối hợp ăn ý với nhau thì mới tạo nên sự hiệu quả.

Đó là các bộ phận sản xuất, kinh doanh, chăm sóc khách hàng, tài chính… để thành công trong chiến dịch Marketing.

Quan hệ công chúng

Để một chiến lược Marketing thật sự bùng nổ và mang lại hiệu ứng tốt thì nhiệm vụ của CMO là gì trong giai đoạn khởi động chiến dịch?

Chính là kết hợp nhiều hơn một kênh quảng cáo và mở rộng ở tất cả các “mặt trận” như đài truyền hình, đài phát thanh, hợp tác với các celeb, nhân vật đang có sức ảnh hưởng…

CMO phải biết cách xây dựng văn hóa giao tiếp văn minh

CMO phải biết cách xây dựng văn hóa giao tiếp văn minh

Xây dựng giá trị thương hiệu

Sau khi đã chắc chắn về mọi mặt và để duy trì chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường thì cần phải có một chiến lược xây dựng thương hiệu rõ ràng.

Có thể điều này là một trọng trách vô cùng quan trọng của một CMO thật sự, quyết định đến sự sống còn của cả một doanh nghiệp.

Phân tích thị trường

Xu hướng thị trường vô cùng quan trọng đối với chiến lược Marketing mà bạn dự định sẽ triển khai. CMO sẽ là người nắm bắt và điều chỉnh những ý tưởng để bắt kịp bước tiến của của công nghệ.

Chính các dữ liệu thu thập được và kết quả phân tích báo cáo của CMO sẽ là một công cụ hữu ích nhất cho chương trình Marketing sẽ ra mắt.

Tham mưu cho CEO

Tham vấn cho CEO để kịp triển khai những ý tưởng Marketing mà được cho là phù hợp, dẫn đầu xu hướng.

Bên cạnh đó cũng đề xuất những thay đổi về kế hoạch nhân sự, hoạt động các phòng ban để có sự hợp tác ăn ý hơn.

Báo cáo định kỳ với CEO về tiến độ thực hiện và khả năng ảnh hưởng của chiến dịch.

Triển khai Marketing đa kênh

Khi tốc độ của công nghệ và sự bùng nổ thành công của các phương tiện xã hội thì cũng chính là một thách thức lớn đối với chiến dịch quảng cáo của các doanh nghiệp.

Chính thời điểm này, nhiệm vụ của CMO là gì? Nắm bắt nhu cầu khách hàng đồng thời lựa chọn kênh quảng cáo hiệu quả nhưng chi phí cũng không phù hợp với tài chính của công ty.

Xúc tiến Marketing trên phương tiện đại chúng hiệu quả

Xúc tiến Marketing trên phương tiện đại chúng hiệu quả

Những chặng đường mà CMO có thể trải qua

Từ một người làm thị trường

Nếu là một người yêu thích sự tương tác, muốn am hiểu nhu cầu của thị trường thì giai đoạn đầu của CMO là gì?

Bắt đầu từ vai trò là một nhà thiết kế, người hoạch định hoặc nghiên cứu thị trường.

Khi họ đã thực sự hiểu được bản chất của thị trường thì sẽ đến chức vụ quản lý bộ phận kế hoạch, bộ phận kinh doanh rồi đến giám đốc thị trường.

Khi tiếp xúc với thị trường, ít nhiều họ cũng sẽ hiểu về cảm nhận của khách hàng, mong muốn của người tiêu dùng để phát triển bộ phận tiếp thị một cách toàn diện, tư duy.

Xem thêm: CIO là gì?

Từ một nhân viên kinh doanh

Bắt đầu từ một nhân viên của bộ phận bán hàng nhưng có lối tư duy mở, suy nghĩ phóng khoáng thì rất có xu hướng phát triển lên một nhân viên tiếp thị.

Và tiếp tục là sự thăng tiến đến bộ phận kinh doanh sau đó sẽ giám sát khu vực.

Sau khi trải qua thời gian dài tiếp xúc với thị trường, sẽ đạt đến chức giám đốc kinh doanh và cuối cùng là CMO.

CMO của trường phái này đã có rất nhiều kinh nghiệm, từng đường đi nước bước của thị trường nắm rõ trong bàn tay.

Những người thuộc trường hợp này lại rất biết cách giữ bình tĩnh, họ tin vào trực giác của mình nhiều và quyết định đa phần dựa vào kinh nghiệm.

Từ nhân viên tư vấn quản lý tiếp thị

CMO xuất phát từ một chuyên viên tư vấn thị trường

CMO xuất phát từ một chuyên viên tư vấn thị trường

Có khá ít CMO có xuất phát điểm ở trường hợp này nhưng những người ở trường phái này lại có sự ảnh hưởng không hề nhỏ.

Các chuyên viên tư vấn có bản là đã có một sự am hiểu nhất định về thị trường nên nhóm khách hàng tiềm năng dễ dàng bị họ đọc vị được.

Sau thời gian lăn lộn với vai trò tư vấn, các chuyên viên có thêm kỹ năng mở rộng, làm việc với một quy trình tiêu chuẩn bằng các công cụ phân tích chuyên nghiệp chứ không dựa vào trực quan như trường hợp trên.

Vì thế sau khi đạt được vị trí CMO sẽ không khó để họ đưa ra những chiến dịch Marketing khác biệt, độc đáo.

Ít nhiều thì cũng đã có thực tiễn làm nghề của một nhà phân tích xu hướng thị trường chuyên nghiệp, làm việc với không ít dự án lớn nhỏ.

Một CMO xuất sắc cần có những tố chất gì?

CMO – người đi nước cờ cuối cùng của Marketing

  • Kỹ năng lãnh đạo
  • Kỹ năng phản biện
  • Sự lắng nghe và kỹ năng giao tiếp tốt
  • Sắp xếp công việc khoa học
  • Sáng tạo không ngừng
  • Khả năng phân tích đi đôi với sự đánh giá khách quan trên kết quả báo cáo
  • Am hiểu mong muốn khách hàng
  • Hiểu tiếng nói của thị trường
  • Hiểu sản phẩm của mình và trân trọng nó

CMO là gì? Tóm lại CMO là cánh tay đắc lực cho CEO, là người gắn liền với giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, là người đứng đầu những chiến dịch Marketing độc đáo. Chính vì thế để trở thành một CMO toàn diện thật sự không dễ dàng. Cảm ơn bạn đã theo dõi thông tin của KDIGIMIND.