Có bao giờ bạn tự hỏi nhiều doanh nghiệp dù đã đầu tư không ít tiền bạc cho khâu marketing nhưng sản phẩm của họ vẫn không đủ sức gây ấn tượng với khách hàng?

Mấu chốt ở đây không hoàn toàn nằm ở chất lượng sản phẩm mà ở cách những doanh nghiệp đó xây dựng chiến lược marketing Xây dựng một chiến thuật marketing đôi khi còn khó hơn rất nhiều so với việc thành lập một doanh nghiệp.

Nhìn vào các chiến lược marketing hiệu quả của những thương hiệu đình đám như Apple, Coca-Cola, Starbuck, Channel,.. Bạn sẽ thấy rằng khâu hoạch định chiến lược marketing có tầm quan trọng sống còn như thế nào đối tượng phát triển của một doanh nghiệp.

Khái niệm về chiến lược marketing 

Muốn rõ rõ bản chất chiến lược marketing là gì, đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về một khái niệm cơ bản về marketing là gì ? chiến lược marketing là gì ?. Sau đó đi sâu phân tích nội dung chiến lược marketing.

Khái niệm chiến lược marketing

Theo Philip Kotler: “Chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống marketing mix và mức chi phí cho marketing”.

Chiến lược marketing mà chúng ta đang đi phân tích ở đây có thể hiểu là một kế hoạch PR tổng thể. Nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nhiều khách hàng tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ nhiều nhất có thể.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì Chiến lược Marketing như một phương cho mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Nó như một chỉ dẫn cách thức đạt các mục tiêu Marketing.

chien-luoc-marketing-gom-tap-hop-cac-phuong-dien-hanh-dong-pr-tong-the

Chiến lược marketing gồm tập hợp các phương diện hành động PR tổng thể

Một chiến lược marketing hiệu quả phải hội tụ đầy đủ những yêu cầu và khía cạnh sau:

  • Cho khách hàng và đối thủ thấy rõ giá trị riêng biệt của doanh nghiệp – Value proposition.
  • Tuyên bố thông điệp mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
  • Định hình rõ những thông điệp liên quan đến nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng năng và mục tiêu nhất.
  • Đề ra rõ ràng các phương thức sẽ thực hiện.

Nội dung chiến lược marketing

Xây dựng chiến lược marketing bao gồm một phần lớn là định hình nội dung cần triển khai với mục tiêu cuối cùng là thu hút khách hàng, nâng cao doanh thu. 

Xác định thị trường mục tiêu 

Điều cơ bản và quan trọng nhất khi xây dựng một chiến lược marketing chính là xác định đúng khách hàng hay thị trường mục tiêu.

Bạn không nên tham lam ôm đồm quá nhiều. Bởi mỗi sản phẩm, dịch vụ đều chỉ thực sự phù hợp với một vài nhóm đối tượng khách hàng nhất định. 

xac-dinh-muc-tieu-la-buoc-het-suc-quan-trong-trong-xay-dung-chien-luoc-marketing

Xác định mục tiêu là bước hết sức quan trọng trong xây dựng chiến lược marketing

Chẳng hạn như các dòng sản phẩm của nhà mốt Chanel luôn nhắm đến đối tượng người dùng thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu.

Vậy nên, xuyên suốt mọi chiến dịch PR sản phẩm của họ luôn gắn sự đẳng cấp xa xỉ chứ không phải đồ thời gian bình dân giá rẻ.

Việc xác định đúng phân khúc thị trường mục tiêu giống như việc bạn định hình một khung phát triển. Mọi hướng phát triển sau đó đều phải bám sát phần khung đó.

Mục tiêu chiến lược chung marketing 

Sau khi đã định hình thị trường mục tiêu muốn nhắm đến, tiếng theo chúng ta cần tìm kiếm mục tiêu chung cho toàn bộ chiến lược. Một chiến dịch PR quảng bá sẽ không thể thành công nếu không đề ra sẵn một đích đến cụ thể.

Yếu tố khách quan hay chủ quan từ thị trường có thể thay đổi nhưng mục tiêu cuối cùng mà doanh muốn đạt được không nên thay đổi.

Trong quá trình triển khai chiến lược sự linh hoạt trong cách triển khai là điều cần thiết. Thế nhưng bạn cần đảm bảo rằng mọi việc vẫn diễn ra đúng tiến trình nhằm đạt đến một đích chung đã đề ra từ đầu.

Phát triển marketing – mix 

mo-ta-mo-hinh-phat-trien-marketing-mix

Mô tả mô hình phát triển marketing mix

Marketing mix gồm một tổ hợp hàm chứa những biến số luôn thay đổi nhưng bản thân doanh nghiệp hoàn toàn kiểm soát trong tầm tay. Chúng bao gồm những khía cạnh như sản phẩm, giá bán, kênh phân phối và quá trình xúc tiến tiêu thụ.

Chiến lược sản phẩm mới

Chiến lược sản phẩm mới ở đây là phương thức duy trì hoặc hình thành mô hình cơ cấu sản phẩm đảm bảo tính hợp lý nhất.

Song song với đó cần đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu thị trường mục tiêu nhưng vẫn nằm trong khả năng cung ứng của doanh nghiệp. 

chien-luoc-san-pham-moi

Chiến lược sản phẩm mới

Và đặc biệt, chiến lược sản phẩm phải chiếm ưu thế hơn với những đối thủ khác trong từng giai đoạn sản xuất của doanh nghiệp.

Có thể nói chiến lược sản phẩm đóng vai trò như sợi dây liên kết giữa quá trình sản xuất và tiêu thụ. Từ đó hỗ trợ định hướng và dự đoán lực cầu của thị trường cũng như xu hướng tiêu dùng của từng nhóm đối tượng khách hàng. 

Chiến lược giá

Trong chiến lược tổng hợp marketing mix, giá luôn là mắt xích quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy giá cần phải được kiểm soát chặt cân đối với cung cầu thị trường. 

chien-luoc-gia-mat-xich-quan-trong-hang-dau-trong-chien-luoc-tong-hop-marketing-mix

Chiến lược giá mắt xích quan trọng hàng đầu trong chiến lược tổng hợp marketing mix

Giá giống như thước đo đại diện cho giá trị của sản phẩm dịch vụ mà người mua sẵn sàng chấp nhận chi trả để giải quyết nhu cầu của họ.

Nếu muốn khách hàng chọn mua sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp với giá cao nhưng không phàn nàn gì, bạn sẽ cần xây dựng chiến lược giá tương xứng với giá trị sản phẩm.

Tóm lại, mấu chốt của chiến lược giá chính là đi giải quyết và định hình giá cân đối với nhu cầu người mua nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp có lợi nhuận.

Chiến lược kênh phân phối

Sản phẩm từ khi sản xuất cho đến khi đến tay khách hàng cần phải trải qua quá trình phân phối với sự tham gia các bên trung gian.

Hệ thống phân phối được xem như một phần tài sản của mỗi doanh nghiệp. Sản phẩm có đưa thành công ra thị trường hay không phụ thuộc rất lớn vào khâu phân phối. 

san-pham-co-dua-thanh-cong-ra-thi-truong-hay-khong-phu-thuoc-rat-lon-vao-khau-phan-phoi

Sản phẩm có đưa thành công ra thị trường hay không phụ thuộc rất lớn vào khâu phân phối

Chiến lược phân phối có thể coi như một hệ thống có vai trò quyết định trong việc đưa sản phẩm cả về khía cạnh vật chất, quyền sở hữu từ phía đơn vị sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Muốn bán được hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải giải quyết tốt yêu cầu từ phía người dùng. Khi chất lượng đời sống ngày một cải thiện, người mua cũng yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm.

Cùng với đó bên cung cấp hàng hóa cần thỏa cho người mua cả về mặt thời gian và nơi chốn giao hàng có đúng địa chỉ hay không.

Có như thế, khách hàng mới có thể tiếp cận sản phẩm một cách thuận lợi nhất. Hàng hóa doanh nghiệp sản xuất ra có lưu thông tốt hay không đều phụ thuộc vào chiến lược phân phối.

Hay nói cách khác, chiến lược phân phối giúp giảm đi sự cạnh tranh, gia tăng mối liên kết giữa khách hàng và nhà sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn.

Chiến lược xúc tiến bán
xuc-tien-ban-hang-bao-gom-tap-hop-cac-hanh-dong-chien-luoc-kich-thich-nhu-cau-mua-hang

Xúc tiến bán hàng bao gồm tập hợp các hành động chiến lược kích thích nhu cầu mua hàng

Xúc tiến bán hàng bao gồm tập hợp các hành động chiến lược kích thích nhu cầu mua hàng, đẩy mạnh tầm ảnh hưởng của sản phẩm. Cụ thể như:

  • Hoạt động quảng cáo 
  • Triển khai nhiều chương khuyến mãi kích thích nhu cầu của người mua
  • Chào hàng theo nhiều hình thức 
  • Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giới thiệu sản phẩm 

Tất cả những hoạt động xúc tiến trên cần phối hợp nhịp nhàng để đạt mục tiêu cuối cùng chính là giúp khách hàng biết đến và chọn mua sản phẩm của doanh.

Nguồn lực marketing

Nguồn lực marketing bao gồm tất cả những thứ mà doanh nghiệp có khả năng huy động để phục vụ cho hoạt động marketing. Ví như:

  • Tài sản marketing (chiến lược, nhân sự, hệ thống phân phối hàng hóa,..)
  • Nguồn tài sản mà doanh nghiệp có thể huy động 
  • Khả năng marketing năng động 

Nguồn lực giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt so với những đối thủ khác. Đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển trong dài hạn của mỗi doanh nghiệp.

Lợi ích của việc xây dựng chiến lược marketing

Làm việc theo một chiến lược bài bản luôn giúp chúng tôi tiến đến mục tiêu nhanh và vững chắc hơn. Một chiến lược marketing có thể ví như bản thiết kế trong xây dựng cung cấp thông tin về cấu trúc, định hình mức chi phí.

xay-dung-chien-luoc-marketing-giup-moi-doanh-nghiep-di-dung-huong-va-phat-trien-ben-vung

Xây dựng chiến lược marketing giúp mỗi doanh nghiệp đi đúng hướng và phát triển bền vững

Không xây dựng chiến lược marketing cụ thể bài bản khiến cho doanh nghiệp của bạn khó tiếp cận đúng với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Không những vậy còn gây tổn hại ngân sách khi đổ cả đống tiền vào khâu truyền thông nhưng đạt được hiệu quả nào thực rõ ràng.

Tóm lại việc xây dựng chiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng đường trong khâu phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường.

Trong đó chiến lược marketing cho sản phẩm mới có vai trò quyết định đến việc mặt hàng đó có được thị trường tiếp nhận hay không.

Mặt khác, một kế hoạch marketing bài bản còn cho phép bạn quản lý hoạt động của doanh nghiệp đúng hướng, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

Bên cạnh đó là thúc đẩy sự làm việc hăng hái của đội ngũ nhân viên, cho đối tác và khách hàng thấy rõ quy trình làm việc chuyên nghiệp.

Các loại hình chiến lược marketing cơ bản

Trong phần này, KDIGIMIND sẽ cùng bạn đi phân tích chiến lược marketing theo 3 loại hình cơ bản.

Marketing đại trà

Loại hình chiến lược marketing đại trà thường hướng đến một phạm vi thị trường cực rộng. Theo đó, khi một doanh nghiệp theo đuổi phương thức marketing đại trà đồng nghĩa họ chấp nhận bỏ tính khác biệt trong từng phân khúc thị trường. Mục tiêu hướng đến lúc này là giúp sản phẩm hoặc dịch vụ bao phủ toàn bộ thị trường.

marketing-dai-tra-huong-den-so-dong-khach-hang

Marketing đại trà hướng đến số đông khách hàng

Nói cho dễ hiểu thì marketing đại trà luôn đề cao doanh số, sản phẩm hướng đến số đông khách nên giá thành rẻ. Có như vậy, sản phẩm dịch vụ mới đủ sức bao phủ diện rộng.

Khi áp dụng chiến lược marketing đại trà, doanh nghiệp sẽ hưởng những lợi ích cơ bản như:

  • Bao phủ nhiều nhóm đối tượng khách hàng 
  • Ít phải đối mặt rủi ro 
  • Chi phí sản xuất thấp 
  • Chi phí cho khâu nghiên cứu thị trường, PR quảng bá thấp 
  • Doanh số bán hàng dự kiến sẽ rất lớn 

Tuy nhiên, chiến lược này chỉ thật sự thành công khi khách hàng không thấy rõ sự khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp bạn với những đối thủ khác.

Marketing đại trà phù hợp để áp dụng với những loại hình sản có tính phổ thông (gạo, thuốc lá, cà phê, ngũ cốc,..). Bởi khi đó người mua sẽ ít nhận thấy sự khác biệt trong sản phẩm của từng thương hiệu. 

Marketing phân biệt

Marketing phân biệt hay differentiated marketing strategy. Khác với loại hình đại trà thường không đầu tư nhiều cho khâu phân tích thị trường, marketing phân biệt lại rất đề cao quy trình nghiên cứu thị trường.

marketing-phan-biet-lai-rat-de-cao-quy-trinh-nghien-cuu-thi-truong

Marketing phân biệt lại rất đề cao quy trình nghiên cứu thị trường

Khi quyết định sử dụng loại hình chiến lược này, mỗi doanh nghiệp cần tham gia vào phần lớn các giai đoạn thị trường. Và ở mỗi giai đoạn lại áp dụng các chương trình marketing cụ thể riêng biệt.

Điều đó có nghĩa doanh nghiệp sẽ cùng lúc cung cấp nhiều loại hình sản phẩm. Ở mỗi sản phẩm thì chương trình khuyến mãi, giá bán lại được áp lực theo từng chương trình riêng. Nhiệm vụ của mỗi sản phẩm là tiếp cận một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể.

Ưu điểm của mô hình marketing phân biệt chính là thỏa mãn tốt nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng, giúp sản phẩm của doanh nghiệp thêm đa dạng và có độ phủ sóng rộng. Tuy nhiên, nguồn lực cho chi phí sản xuất, nghiên cứu thị trường lại tương đối lớn.

Chiến lược marketing phân biệt thường áp lực cho các doanh nghiệp có định hướng phát triển theo hướng chuyên môn hóa sản phẩm, thị trường. Nhằm tạo sự bao phủ ở hầu khắp các phân khúc.

Marketing tập trung

Chiến lược marketing tập trung hay Centralized marketing strategy. Đây là mô hình chiến lược mà doanh nghiệp sẽ dồn lực chinh phục một mảng thị trường. Trái ngược với mô hình marketing đại trà và phân biệt.

marketing-tap-trung-la-mo-hinh-chien-luoc-ma-doanh-nghiep-se-don-luc-chinh-phuc-mot-mang-thi-truong

Marketing tập trung là mô hình chiến lược mà doanh nghiệp sẽ dồn lực chinh phục một mảng thị trường

Khi dồn sức vào chỉ một giai đoạn thị trường sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được chỗ đứng tại mảng thị trường đó. Từ đó tiếp tục vững bước trên hàng trình tạo ưu thế độc quyền tạo sức ảnh hưởng riêng.

Thế nhưng rủi ro khi doanh nghiệp áp dụng chiến marketing cũng phải đối mặt với những rủi ro mang tính tiềm tàng. Bởi mảng thị trường mà họ theo dõi không chắc có tồn tại trong thời gian lâu dài.

Hoặc khi có sự sụt giảm nhu cầu trong mảng phân khúc đó, nhiều đối thủ mới cùng đầu tư vào một mảng thị trường dễ làm cho doanh nghiệp của bạn mất đi ưu thế cạnh tranh.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là hai nhóm đối tượng thích hợp nhất để áp dụng chiến lược marketing tập trung. Ngoài ra, những doanh nghiệp lớn khi muốn bao phủ thị trường không có thể áp dụng loại hình chiến lược này.

Các bước xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả

Sau khi tìm hiểu xong các chiến lược marketing, tiếp theo bạn nên tham khảo các bước xây dựng chiến lược marketing hoàn thiện và có khả năng áp dụng ngay. 

Phân tích tình thế chiến thuật marketing

Khi đã hiểu rõ chiến lược marketing là gì, bạn sẽ thấy việc phân tích khách hàng, đối thủ cạnh tranh và tình hình thị trường đóng vai trò quan trọng như thế nào.

phan-tich-tinh-the-chien-thuat-marketing

Phân tích tình thế chiến thuật marketing

Mô hình hay được sử dụng nhất vẫn là 5W1H đặt ra 6 câu hỏi cơ bản và tự tìm cách trả lời dựa theo phương hướng chiến lược sẽ đặt ra.

  • Ai sẽ là khách hàng chủ lực của doanh nghiệp?
  • Sản phẩm có doanh nghiệp bán có gì đặc biệt? 
  • Vì sao khách hàng nên chọn sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp bạn sẽ cung cấp?
  • Khi nào khách hàng có nhu cầu với sản phẩm? 
  • Khách hàng có thể tham khảo thông tin ở đâu trước khi lựa chọn sản phẩm? 
  • Làm thế nào để khách hàng tiếp cận được với sản phẩm? 

Nếu đã tự trả lời được tất cả những câu hỏi trên, tiếp theo bạn cần phân tích chiến lược của đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nhằm xác định họ thực hiện truyền thông, phân phối sản phẩm ra sao.

Từ đó tham khảo và rút ra kinh nghiệm cho chính chiến lược mà doanh nghiệp của bạn sẽ triển khai sau này.

Xác định mục tiêu chiến lược

Mục tiêu căn bản của việc xây dựng chiến lược marketing là tìm ra phương thức truyền thông phù hợp nhất. Theo đó mục tiêu phải có tính cụ thể cao, bám sát thực tế, dễ dàng theo dõi và đo lường kết quả. 

xac-dinh-muc-tieu-chien-luoc

Xác định mục tiêu chiến lược

Về phần thành phần công chúng mục tiêu, người hoạch định chiến lược phải xác định rõ đâu là đối tượng khách hàng cần nhắm đến. Bạn chỉ nên lọc ra một vài nhóm khách hàng cụ thể thay vì cố gắng ôm đồm bao quát tất cả.

Khách hàng mục tiêu ở đây là những người sẽ mua, sử dụng sản phẩm hoặc tác động ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng khác. Thông qua việc xác định rõ nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng nhất, bạn mới có thể định hình rõ thông điệp cần truyền tải.

Thông điệp cần truyền tải dựa trên những giá trị của sản phẩm, giá trị riêng có mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Nhiều trường hợp doanh nghiệp sở hữu không ít giá trị nổi bật nhưng cách truyền tải không phù hợp lại làm cho thương hiệu, sản phẩm lại không tạo ấn tượng được với khách hàng.

Bạn hãy nhớ rằng chỉ nên tập chung vào giá trị riêng có để xây dựng thông điệp truyền tải gây ấn tượng khó quên nhất. Và đừng quên lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp để truyền đi thông điệp.

Hoạch định chiến lược marketing

hoach-dinh-chien-luoc-marketing

Hoạch định chiến lược marketing

Đến thời điểm này, bạn hẳn đã định hình rõ mục tiêu chung cho chiến lược. Vậy công việc cần làm tiếp theo sẽ là hoạch định cụ thể những việc cần làm. Mọi việc cần lên kế hoạch chi tiết nhất.

  • Đội ngũ tham gia chiến dịch là những ai? Phân quyền và nhiệm vụ cụ thể cho từng người.
  • Lập kế hoạch sản xuất dựa trên nguồn lực hiện có và có khả năng huy động thêm.
  • Lựa chọn, xây dựng kênh phân phối sản phẩm tối ưu và tiếp cận nhanh nhất đến khách hàng.
  • Lựa chọn phương tiện truyền thông giới thiệu sản phẩm, gia tăng độ bao phủ của thương hiệu. 
  • Thời gian triển khai kế hoạch cần diễn ra trong bao lâu? 
  • Tính toán chi phí dựa kiếm cho khâu sản xuất, truyền thông, phân phối sản xuất và khoản phí có khả năng phát sinh sao cho cân đối với nguồn lực hiện có.
  • Xây dựng các chương trình kích cầu khuyến mãi, chương trình hậu mãi chăm sóc khách hàng.

Trong phần lên kế hoạch truyền thông, bạn cần tiếp tục lên chiến lược theo 4 định hướng cơ bản. Bao gồm:

  • Phương tiện và hình thức quảng bá.
  • Thời gian truyền thông cần diễn ra trong bao lâu là đủ.
  • Ngân sách cho kế hoạch truyền thông. 
  • Chỉ số hiệu quả truyền thông cần đạt đến cho tổng thể chiến dịch.

Quyết định chiến lược marketing tối ưu nhất

Ở bước cuối cùng này, bạn cần chọn lựa chọn ra chiến dịch marketing có tính ưu việt nhất. Nếu có một đội ngũ nhân sự hùng hậu hãy chia họ thành nhiều nhóm nhỏ.

Mỗi nhóm có nhiệm vụ xây dựng một chiến lược marketing hoàn thiện theo định hướng mà leader đặt ra. Sau đó, bạn nên so sánh từng chiến của các nhóm và chọn ra kế hoạch tối ưu nhất.

Bạn chiến lược được chọn phải phù hợp với khả năng ngân sách của doanh nghiệp, có định hướng rõ ràng về nhóm đối tượng khách hàng trọng tâm. Quy trình phân phối cần cụ thể hóa tạo thuận lợi cao nhất cho người mua khi tiếp cận sản phẩm.

Chiến lược Marketing cho sản phẩm mới

Để sản phẩm mới được tung ra thị trường, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và áp lực. Đặc biệt là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hay cái bóng của sản phẩm trước đó.

Vậy xây dựng chiến lược Marketing như thế nào để sản phẩm mới tung ra thị trường đạt hiệu ứng tốt nhất?

chien-luoc-marketing-cho-san-pham-moi

Chiến lược Marketing cho sản phẩm mới

Nắm rõ thông tin về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm trước đó. Tuy là bước cơ bản nhưng vô cùng quan trọng để tạo nên chiến lược Marketing cho sản phẩm mới thành công.

Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT để phân tích ưu, nhược điểm cũng như cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển. Đây là cơ hội để nhìn nhận lại toàn bộ công việc kinh doanh bao gồm bộ máy quản lý, sản xuất, quy trình đối nội, đối ngoại.

Nếu như bạn chưa biết phân tích swot hãy đọc bài viết swot là gì được KDIGIMIND tổng hợp và phân tích vô cùng chi tiết giúp bạn nắm rõ được khái niệm và phân tích ứng dụng trong doanh nghiệp của mình.

Lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm mới. Thị trường mục tiêu là yếu tố quyết định đến mọi chiến lược Marketing của doanh nghiệp thành công hay thất bại. Ở dây áp dụng mô hình STP để lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu.

Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Chúng ta phải xem tất cả đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế cho doanh nghiệp.

Xây dựng ngân sách cho sản phẩm mới. Ngân sách này xoay quanh 4P sao cho nó tối ưu hiệu quả và tiết kiệm cho phí nhất.

Phác họa kế hoạch Marketing. Ở đây chúng ta quay lại 4P huyền thoại trong Marketing. Xem xét mỗi P sẽ có những chiến lược như thế nào. Từ đây đặt ra mục tiêu chiến lược Marketing cho sản phẩm mới.

Ai là người xây dựng và quản trị chiến lược Marketing?

Quản trị cấp cao bao gồm: Ban giám đốc, CEO,COO, CMO, CHRO, CFO, CPO,… sẽ là những người lập kế hoạch chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.

Quản trị cấp trung bao gồm: Giám đốc Marketing, Giám đốc bán hàng, Giám đốc truyền thông,… chính là những người lập chiến lược Marketing.

Những cấp quản trị còn lại sẽ lập kế hoạch chiến thuật Marketing và lập kế hoạch giám sát thực hiện.

Ví dụ chiến lược marketing hiệu quả đi vào huyền thoại 

Một thương hiệu từ đống tro tàn hoàn toàn có thể hồi sinh mạnh nếu có một chiến lược marketing đỉnh cao. Sáu minh chứng cụ thể dưới đây sẽ cho bạn thấy sức mạnh của truyền thông marketing tạo ảnh hưởng mạnh đến như thế nào.

Coca-Cola và tính nhất quán 

Coca-Cola được biết đến như một trong những thương hiệu nước giải khát lớn nhất toàn cầu sau hơn 130 năm phát triển.

Nhắc đến thương hiệu này hẳn phần lớn trong chúng ta đều liên tưởng đến sắc đỏ rực tạo nền cho dòng logo “Coca-Cola” trắng đã đi vào huyền thoại. Và không thể không kể đến thứ nước có ga cay cay, ngọt ngọt đã đi sâu vào ký ức của không biết bao thế hệ.

thuong-hieu-coca-cola-luon-de-cao-tinh-nhat-quan

Thương hiệu Coca-Cola luôn đề cao tính nhất quán

Nếu tìm hiểu về lịch sử phát triển của Coca-Cola, dễ thấy rằng trong mọi thời kỳ họ luôn giữ được bản sắc riêng, nhất quán xuyên suốt hơn 130 năm.

Logo cùng với slogan trong từng chiến dịch quảng bá của hãng trong suốt nhiều năm qua vẫn luôn song hành với một thông điệp. Họ vẫn thay đổi để tươi mới hơn nhưng chưa bao giờ đánh mất bản sắc đã in sâu trong tiềm thức hàng triệu khách.

Dù đã có vô số thương hiệu nổi lên cạnh tranh nhưng cho đến nay, tên tuổi có cơ hội xếp ngang hàng với Coca-Cola vẫn chỉ đến trên đầu ngón tay.

Coca-Cola hiện nay vẫn chiếm thị phần cực lớn trên thị trường nước giải khát toàn cầu. Dòng sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng phải kể đến Coke.

Doanh số bán ra của Coke trong hệ thống siêu thị tại Mỹ trong nhiều thập kỷ vẫn luôn vững chắc ở vị trí số 1.

Năm 1979, có lẽ là lần đầu tiên Pepsi đẩy Coca-Cola xuống hàng thứ 2 về doanh số bán nước ngọt tại thị trường Mỹ.

Thế nhưng không lâu sau đó, Coca-Cola đã nhanh chóng lấy lại vị thế. Họ đã cho cả thế giới biết rằng mình không dễ bị đánh bại. Mỗi lần bị thương hiệu nào đó lăm le soán ngôi, Coca-Cola lại càng vươn lên mạnh mẽ hơn.

Apple và sự thành công từ việc lợi dụng tin đồn 

Vào năm 2018, Apple đã trở thành công ty công nghệ đầu tiên trên thế giới chạm ngưỡng 1000 tỷ USD.

Sự thành công này có góp phần không nhỏ của các dòng thiết bị di động, nổi bật nhất chính là các dòng điện thoại thông minh IPhone.

apple-cuc-ky-thanh-cong-voi-chien-luoc-marketing-truyen-mieng

Apple cực kỳ thành công với chiến lược marketing truyền miệng

Chiến lược marketing của hãng Táo khuyết vô cùng khác biệt so với những thương hiệu lớn trong làng công nghệ. Họ không hề đổ ra quá nhiều tiền bạc mỗi khi cho ra mắt dòng sản phẩm mới. 

Thay vào đó, đội ngũ marketing là những chuyên gia sừng sỏ của Apple để tạo thuyết âm mưu, tin đồn. Hay chính xác đây là kiểu marketing truyền miệng, chúng luôn khiến những người dù là fan hay không phải fan của Apple đều cảm thấy tò mò mới sản phẩm mới mà hãng sắp giới thiệu.

Hãng tin Bloomberg đã chỉ ra rằng, từ khi trình làng phiên bản IPhone đầu tiên vào hồi năm 2007, các hãng truyền thông trên thế giới đã hết sức ưu ái cho hầu hết các dòng sản phẩm mà giới thiệu trong những năm sau đó.

Vậy nên, họ không cần phải quảng bá quá rầm rộ nhưng vẫn có giới truyền thông thay nhau đưa tin, đồn đoán về những dòng sản phẩm Apple sẽ ra mắt.

Apple còn thậm chí không đưa ra bất kỳ phản nào nhưng không biết từ đâu những siêu tin đồn vẫn tràn lan trên nhiều mặt báo và các mạng xã hội. Điều đó lại càng khiến khách hàng của họ hiếu kỳ.

Apple dường như đã vô cùng thành công trong việc khiến người dùng trung thành của họ có cảm giác nếu không nhanh thì sẽ mất lượt. 

Vì vậy mà mỗi đợt chào bán sản phẩm chính thức, không ít người mua sẵn sàng xếp hàng. Hay thậm chí là dựng lều trước cửa của Apple để tìm kiếm cơ hội trở thành khách hàng đầu tiên có trong tay chiếc IPhone mới nhất.

Chiến lược marketing dựa vào việc lợi nhuận tin đồn đã được Apple áp dụng từ những năm 1980. Tuy nhiên, chỉ khi chiếc IPhone đầu tiên ra mắt tên tuổi của hãng mới thực sự bước sang một trang mới đầy huy hoàng.

Ngoài ra, Apple còn rất biết tận dụng sức ảnh hưởng của điện ảnh và truyền hình để không ngừng nâng tầm tên tuổi của họ. Giờ đây, cầm trên tay phiên IPhone mới nhất chắc hẳn là ước mơ của hàng triệu người.

Điều này minh chứng rõ nhất cho sự thành công trong chiến lược marketing mà hãng Táo khuyết đã và đang áp dụng.

Chiến lược Social media đỉnh cao của Starbucks

Ngày nay marketing truyền thống đang phải nhường chỗ cho các chiến dịch social media. Sự xuất hiện của social media trong những chiến dịch marketing giúp một thương hiệu dễ dàng lan tỏa tầm ảnh hưởng, xây dựng bản sắc riêng.

chien-luoc-social-media-dinh-cao-cua-starbucks

Chiến lược Social media đỉnh cao của Starbucks

Hãng đồ uống Starbucks đã rất thành công trong việc tận dụng tầm lợi thế mà social media đem lại. Họ luôn biết cách tìm ra điều mà khách mong chờ ở họ nhất.

Hiện nay, hệ thống các tài khoản trên những trang mạng xã hội như Facebook, Twitter hay Instagram của Starbucks đang tạo sức lan tỏa với hàng triệu người.

Vậy vì sao Starbucks lại thành công với chiến lược social media của họ đến vậy? Bí quyết của Starbucks nằm ở 5 khía cạnh chính.

  • Truyền tải một thông điệp trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội.
  • Họ chia sẻ tất cả chiến dịch sẽ triển khai trên các nền tảng social media. 
  • Starbucks luôn biết cách tiếp cận với khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của họ.
  • Tại những sự kiện mà Starbucks luôn có sự hiện diện của những ngôi sao lớn.
  • Hình ảnh mà Starbucks sử dụng luôn rất tinh tế và dễ dàng tạo trend.

Nhờ vào việc bắt kịp xu hướng social media, hãng đồ uống Starbucks đã khéo léo để tạo dựng thương hiệu, khiến sản phẩm của họ được cả thế giới biết đến.

Colgate và sự tạo dựng niềm tin với khách hàng

Colgate đã nâng tầm sản phẩm kem đánh răng lên một vị thế mới. Cách tiếp cận với khách hàng của thương hiệu này thiên về hướng giáo dục, cung cấp tri thức thay vì chỉ chăm chăm PR cho lợi ích của từng sản phẩm.

colgate-va-su-tao-dung-niem-tin-voi-khach-hang

Colgate và sự tạo dựng niềm tin với khách hàng

Trong mỗi chiến dịch quảng bá của mình, Colgate luôn lồng ghép các chương trình hướng dẫn chăm sóc răng miệng.

Họ cho khách hàng thấy rõ hậu quả hành vi chăm sóc răng miệng không đúng cách, giải nguyên nhân tại sao và đưa ra phương hướng giải quyết. Sau đó mới cho khách hàng thấy lợi ích sản phẩm kem đánh răng của Colgate.

Trong mỗi video quảng cáo của Colgate không đơn thuần thuần chỉ là cung cấp lợi ích của sản phẩm. Nhưng quan trọng hơn, người dùng khi theo dõi video còn được bổ sung thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe bổ ích. 

Họ đã chọn cách tạo dựng niềm trước khi đưa ra giải pháp. Ngân sách để sản xuất các video, tài liệu chăm sóc sức khỏe đã ngốn hàng triệu đô của Colgate mỗi năm.

Thế nhưng thành quả mà họ nhận lại vô cùng xứng đáng. Giờ đây mỗi khi nhắc đến Colgate, người dùng sẽ nghĩ ngay đến một chuyên gia chăm sóc răng miệng và một hãng sản xuất kem đánh răng số 1 thế giới.

Chanel và chiến lược 3 không huyền thoại 

chanel-khong-bao-gio-giam-gia-san-pham

Chanel không bao giờ giảm giá sản phẩm

Chanel có lẽ là cái tên duy nhất trong làng mốt cao cấp nói không với 3 xu hướng đang hết sức hiện hành.

  • Không bao giờ hạ giá sản phẩm.
  • Không rao bán bất kỳ sản phẩm nào trên các trang mạng xã hội. 
  • Không cần quan tâm đến việc đối thủ đang làm gì.

Nói không với giảm giá 

Sở dĩ Chanel tự tin với chiến lược 3 không là bởi sản phẩm của họ đã có một chỗ đứng vững chắc riêng. Phân khúc khách hàng mà họ hướng đến là người có thu nhập cao, chịu chi nên họ chẳng việc gì phải giảm giá.

Chính điểm này đã khiến giới mộ điệu thời trang luôn khao khát có trong tay một sản phẩm của thương hiệu Chanel.

Không bán hàng trên mạng xã hội 

Chanel quan niệm rằng, mạng xã hội chỉ là nơi để thế giới thấy sản phẩm của họ đẳng cấp như thế nào chứ không phải là cái chợ rao bán. Họ cũng rất hiếm khi trả lời comment dưới các bài đăng.

Vậy nên, một số người không thích có thể đánh giá Chanel hơi chảnh với khách. Tuy nhiên, khách hàng đến trực tiếp showroom, Chanel vẫn phục vụ rất nhiệt tình. 

Sự quay lưng với xu hướng social media khiến thương hiệu đến từ nước Pháp này có phần hơi lập dị so với phần còn của thế giới. Vậy nhưng chính điều đó đã tạo nên một phần sức hút cho Chanel.

Không cần quan tâm đối thủ đang làm gì 

Chanel chính xác như một khối óc “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”. Họ chẳng thèm để tâm đến những đối thủ như Gucci, Dior hay Louis Vuitton đang làm gì để điều chỉnh chiến dịch. Chứ họ quan tâm duy nhất làm tốt mọi thứ đang làm.

Vì thế Chanel hiếm khi đưa ra chương trình khuyến mãi, hạ giá hay chăm sóc khi để nâng cao doanh nghiệp. Thay vào đó, họ âm thầm cho ra đời dòng sản phẩm có giá hạ hơn so với những mặt hàng cao cấp đang bán.

Với mục đích mở rộng cơ hội tiếp cận sản phẩm với nhiều khách hàng hơn. Một cách làm không cần phô trương nhưng rất khôn ngoan của nhà mốt thời trang Chanel.

Biti’s Hunter và mô hình AIDA tiêu biểu 

Cú lột xác mạnh mẽ của thương hiệu Biti’s kể từ thời điểm MV Lạc Trôi của ca sĩ Sơn Tùng MTP vào năm 2017 hẳn nhiều người trong chúng vẫn chưa quên. Biti’s đã vận dụng hoàn hảo mô hình AIDA để có bước chuyển mình mạnh mẽ lấy lại vị thế cho thương hiệu Việt.

hinh-anh-san-pham-cua-biti’s-hunter-trong-mv-lac-troi-cua-ca-si-son-tung-mtp

Hình ảnh sản phẩm của Biti’s Hunter trong MV Lạc Trôi của ca sĩ Sơn Tùng MTP

  • Awareness – tạo chú ý: Biti’s Hunter rất thành công trong việc quảng bá hình nhờ vào kết hợp với các video âm nhạc của Influencer. Tiêu biểu MV Lạc Trôi và Đi Để Trở Về của Soobin Hoàng Sơn. Hình ảnh những đôi giày của Biti’s Hunter đã tạo một xu hướng trong cộng đồng mạng.
  • Interest – tạo hứng thú với thương hiệu: Ngay sau thành công trên, Biti’s tiếp tục tận dụng tầm ảnh hưởng của các ngôi sao nổi tiếng trong các chiến dịch sau đó. Một lượng khách hàng không nhỏ từ hứng thú ban đầu đã trở thành fan trung thành của Biti’s.
  • Desire – kích thích nhu cầu: Vô số bài đăng trên các trang tin tức hàng đầu của Biti’s đã khơi gợi và kích thích khách tìm đến sản phẩm của họ.
  • Action – Thôi thúc hành động: Biti’s đưa ra hàng loạt chương giảm giá kết hợp với việc sản phẩm được rao bán rộng rãi trên website, trang thương mại điện tử đã góp thôi thúc khách hàng hành động.

Cần làm gì để duy trì hiệu quả của một chiến lược marketing?

Để duy trì hiệu quả của một chiến lược marketing điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị là nguồn ngân sách đủ để tiếp tục thực hiện chiến dịch.

Thứ hai chính là yếu tố con người, đội ngũ đồng hành cùng xây dựng chiến lược phải có đam mê, thích ứng nhanh với thay đổi.

muon-duy-tri-mot-chien-luoc-marketing-hieu-qua-ban-can-co-nguon-luc-tai-chinh-doi-va-ngu-nguoi-thuc-hien-chuyen-nghiep

Muốn duy trì một chiến lược marketing hiệu quả bạn cần có nguồn lực tài chính đội và ngũ người thực hiện chuyên nghiệp

Sau mỗi giai đoạn tiến hành thực hiện chiến lược, bạn cần phải thống kê đánh giá kết quả. Từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp với thay đổi ngoài dự tính. Như vậy, chiến lược bạn đề ra và thực hiện sẽ luôn duy trì tốt hiệu quả.

Kết luận

Chiến lược marketing giữ một vai trò quyết định trong sự phát triển của một doanh nghiệp, thương hiệu. Bạn cần hiểu rõ tính chất của các chiến lược marketing cơ bản thì mới có thể áp lực thành công.

Mong rằng với chia sẻ hết sức chân thành của KDIGIMIND, bạn đã hiểu hơn về các loại chiến lược marketing và cách vận dụng chúng.

Mã ID: gv235