Hai năm gần đây, Việt Nam xuất hiện rất nhiều thuật ngữ mới chỉ các vị trí trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như: CEO, CPO, CFP, CHRO, CCO …
Nhiều bạn đang bị nhầm lẫn hoặc chưa hiểu bản chất từng chức vụ này. KDIGIMIND Web sẽ thường xuyên cập nhật các bài viết mô tả các vị trí này. Các bạn theo dõi nhé!
Nếu CEO có trách nhiệm điều hành toàn bộ mọi hoạt động các phòng ban trong tổ chức như quản lý chiến lược chung, quản lý sản xuất,… thì CCO có vai trò điều phối toàn bộ hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ.
Vậy CCO là gì? Nhiệm vụ của nó trong doanh nghiệp là gì?
CCO là gì? Những kiến thức cần thiết nên biết về CCO
COO là gì?
CCO là tên viết tắt của Chief Customer Officer hay còn gọi là Giám đốc kinh doanh. Đây là một chức danh lớn và có vị trí vô cùng quan, chỉ đứng sau Giám đốc Điều hành.
CCO là người trực tiếp quản lý, điều phối tất cả các công việc liên quan đến khách hàng cũng như những hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp theo các chiến lược kinh doanh và chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc điều hành (CEO).
CCO là gì?
Nhiệm vụ của CCO
Có thể coi bộ phận kinh doanh là trái tim của cả doanh nghiệp. Các công đoạn sản xuất, marketing,…sẽ trở nên vô nghĩa nếu sản phẩm không thể tiêu thụ.
Chính vì thế mới nói, doanh thu hay lợi nhuận cao nằm ở nơi tiêu thụ sản phẩm. Vậy Giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ gì trong một doanh nghiệp?
Xem thêm: CEO là gì?
Mang khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp
CCO có trách nhiệm đưa khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. CCO xây dựng các chiến lược để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm để thu hút họ.
Khách hàng, dù là B2B hay B2C, đều có kỳ vọng lớn về trải nghiệm dịch vụ hiện đại.
Đối với bộ phận kinh doanh thì khách hàng là trung tâm mọi hoạt động. Khi kỳ vọng không đáp ứng được thì tâm lý tiêu cực có thể được khuếch đại và lan truyền nhanh chóng.
Điều đó cho thấy “quyền năng” rất lớn của CCO đối với doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của CCO
Chịu trách nhiệm về hiệu quả bán hàng của sản phẩm
Hiệu quả bán hàng của sản phẩm là “đầu ra” cho kế hoạch kinh doanh của Giám đốc kinh doanh.
Không chỉ cần đạt KPI về doanh số, CCO còn cần giữ chân khách hàng tiềm năng, tìm kiếm thêm khách hàng mới.
Bởi đây mới chính là mục tiêu cuối cùng của hầu hết các công ty. Suy cho cùng, giá trị thương hiệu cải thiện thì sự gia tăng doanh số cũng chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Xây dựng lợi thế cạnh tranh
Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trên lĩnh vực bất kì đều có những đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh vừa là mối đe dọa những cũng là động lực cho sự phát triển.
Bởi đó là chất xúc tác cần thiết cho việc luôn đổi mới các kế hoạch kinh doanh theo tiêu chí cá nhân hóa và tối ưu hóa tính năng tùy chỉnh theo yêu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Chính vì vậy, COO cần xác định các đối thủ và các chiến lược kinh doanh của họ. Từ đó tìm ra điểm nổi trội có thể chiến thắng của doanh nghiệp nghiệp.
Tìm kiếm, duy trì phát triển mối quan hệ với đối tác
CCO là một phần rất quan trọng của một tổ chức doanh nghiệp. Nó như chìa khóa giúp doanh nghiệp có được những mối quan hệ với các đối tác chiến lược.
Những đối tác cần xây dựng mối quan hệ và giao tiếp tốt như: Các nhà đầu tư, các tổ chức phi chính phủ, các cộng đồng địa phương, các nhà lập pháp, tư pháp, hành pháp hay các khách hành thân thiết và tiềm năng, giới truyền thông đại chúng…
Những yếu tố cần thiết để trở thành một CCO chuyên nghiệp
Những yếu tố cần thiết để trở thành một CCO chuyên nghiệp
Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả
Công việc của CCO cần phối hợp với CEO và các bộ phận khác đồng thời là kênh trung gian của khách hàng và đối tác.
Bởi vậy, CCO cần tương tác với đồng nghiệp, khách hàng và các đối tác hiệu quả.
Vì thế, kỹ năng giao tiếp giúp CCO xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và bền vững giữa khách hàng và đối tác.
Điều này có lợi cho việc duy trì số lượng khách hàng “ruột” và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng sẽ tỷ lệ thuận với niềm tin về uy tín của doanh nghiệp và các dòng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Xem thêm: CMO là gì?
Hoạch định chiến lược kinh doanh
Để chèo lái “con thuyền” doanh nghiệp đi đúng hướng CCO cần thành thạo kỹ năng lập kế hoạch.
Từ đó, các KPI đều được “cán mốc” triệt để và thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả của kế hoạch kinh doanh và năng suất của từng phòng ban trong doanh nghiệp.
Giám đốc kinh doanh phải là người nắm bắt rõ các yêu cầu từ cấp trên. Tiến hành nghiên cứu thị trường và đưa ra chiến lược rõ ràng dựa trên nhiều yếu tố như sản phẩm mới, giá cả, chi phí và nhu cầu thị trường. Đưa ra một chiến lược hoàn chỉnh nhất để có thể đạt được các mục tiêu công ty đề ra.
Hoạch định chiến lược kinh doanh
Dự báo thị trường và kế hoạch bán hàng
Giám đốc kinh doanh sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất về việc bán hàng, doanh số của công ty.
CCO sẽ phải thường xuyên nắm rõ các số liệu về sản lượng sản phẩm và doanh số bán hàng của từng thời điểm trong năm, để có thể lên kế hoạch chuẩn bị tung sản phẩm ra thị trường và đáp ứng đủ số lượng sản phẩm để bán.
Nếu doanh số bán hàng đạt được đúng như mục tiêu đề ra, thì doanh nghiệp mới phát triển được.
Quản lý đội ngũ kinh doanh
Đội ngũ sale chính là nhân lực chính tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
Trách nhiệm của Giám đốc kinh doanh là phải thường xuyên trao đổi, đào tạo nhân viên kinh doanh phát triển chuyên môn, truyền động lực cho đội ngũ sale để họ có thêm nhiều động lực phấn đấu hơn trong công việc để đạt được mục tiêu đề ra.
Những kiến thức về CCO
Những kiến thức về CCO chỉ có bằng đấy thôi. Quan trọng là các bạn vận dụng được bao nhiêu trong tình huống thực tế. Nếu gặp bất cứ khó khăn gì hãy nhớ đến chúng mình nhé!
Hy vọng bài viết này, KDIGIMIND sẽ giúp các bạn thành công hơn trong sự nghiệp của mình.