Nhiều doanh nghiệp tạo ra doanh thu rất lớn nhưng không có lợi nhuận. Liệu những con số về doanh thu, chi phí,… có thể hiện rõ nét tài chính một doanh nghiệp không?
Biên lợi nhuận là một trong những chỉ số có thể đánh giá được sức khỏe của doanh nghiệp. Vậy Biên lợi nhuận là gì?
Liệu những con số về doanh thu, chi phí,… có thể hiện rõ nét tài chính một doanh nghiệp không?
Biên lợi nhuận là gì?
Biên lợi nhuận trong tiếng anh là Profit Margin. Là mức chênh lệch giữa giá bán của một sản phẩm với chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ của nó.
Mức lãi gộp của doanh nghiệp phụ thuộc vào thặng số tính bằng phần trăm chi phí khi xác định giá bán. Mức lãi gộp được biểu thị bằng tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu .
Hiểu một cách đơn giản, biên lợi nhuận được tính bằng cách lấy tổng thu nhập hoặc lợi nhuận ròng chia cho doanh thu của doanh nghiệp.
Khi đó chúng ta sẽ sẽ biết được một đồng từ doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập.
Biên lợi nhuận là gì?
Ý nghĩa của biên lợi nhuận (Profit Margin)là gì?
Nó được biểu hiện bằng con số phần trăm(%). Ví dụ kiếm được 10 đô la doanh thu và chi phí là 5 đô la để kiếm được nó, khi trừ đi chi phí của mình thì còn lại số tiền với tỷ lệ 50%. Vậy đã kiếm được 100% lợi nhuận từ khoản đầu tư 5 đô la.
Tính toán Profit Marginlà một cách hữu để có được cái nhìn thấu đáo về công ty. Lợi nhuận là điều đầu tiên mà rất nhiều nhà đầu tư xem xét để đánh giá khả năng sinh. T
uy nhiên không phải lúc nào chỉ số này cũng cho ta một cái nhìn đúng đắn về công ty đó.
Biên lợi nhuận lại có thể đem lại những thông tin cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của công ty.
Đây là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Sự khác biệt trong chiến lược cạnh tranh và kết hợp sản phẩm khiến biên lợi nhuận thay đổi giữa các công ty khác nhau.
Nó được sử dụng chủ yếu để so sánh nội bộ. Rất khó để so sánh chính xác tỷ lệ lợi nhuận ròng của các thực thể khác nhau.
Xem thêm: Cách tính doanh thu thuần mới nhất 2020
Việc sắp xếp hoạt động và tài chính của các doanh nghiệp cá nhân thay đổi rất nhiều bởi các thực thể khác nhau có các mức chi tiêu khác nhau, do đó so sánh Profit Margin giữa các công ty với nhau có thể có ý nghĩa rất ít.
Profit Margin thấp cho thấy biên độ an toàn thấp: rủi ro cao hơn là doanh số bán hàng giảm sẽ giảm lợi nhuận và dẫn đến thua lỗ.
Ý nghĩa của Profit Margin là gì?
Các loại biên lợi nhuận (Profit Margin)
Biên lợi nhuận gộp – Gross Profit Margin
Biên lợi nhuận gộp là mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hàng hóa bán ra. Nó cho biết số tiền lãi mà công ty kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định.
Công thức tính:
Ý nghĩa của Gross Profit Margin:
Đây là mức lợi nhuận đầu tiên, cho các nhà phân tích biết công ty tạo ra sản phẩm tốt như thế nào hoặc cung cấp dịch vụ hiệu quả ra sao so với đối thủ cạnh tranh.
Đặc biệt đây là một chỉ số hữu ích khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành.
Doanh nghiệp nào có chỉ số này cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó.
Tuy nhiên,chỉ số này cao không đảm bảo lợi nhuận sau cùng bạn thu được cũng cao tương ứng.
Gross profit margin
Biên lợi nhuận ròng – Net Profit Margin
Biên lợi nhuận ròng là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản chi tiêu của doanh nghiệp.
Các khoản chi của doanh nghiệp bao gồm lương công nhân, chi phí nguyên vật liệu sản xuất, khấu hao máy móc, các khoản lãi phải trả, nợ, thuế và một phần tiền trả cho các cổ tức ưu đãi.
Công thức tính:
Ý nghĩa của Net Profit Margin:
Đây là con số tổng hợp thể hiện sát sườn nhất đối với hiệu quả quản lý của 1 doanh nghiệp. Nó cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp sau khi đã loại bỏ toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ.
Một doanh nghiệp có chỉ số này cao và tăng trưởng trong nhiều năm liền là một dấu hiệu tốt.
Chỉ số này cho biết giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số doanh thu doanh nghiệp. Từ đó sẽ đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang lãi hay lỗ.
Net profit margin
Biên lợi nhuận hoạt động – Operating Profit Margin
Biên lợi nhuận hoạt động là thông số đo lường mức lợi nhuận mà một công ty kiếm được từ một đồng doanh thu, sau khi đã trả các chi phí sản xuất biến đổi như tiền lương, nguyên liệu và trước khi trả lãi và thuế.
Công thức tính:
Ý nghĩa của Operating Profit Margin:
Chỉ số cho thấy cái nhìn toàn diện hơn so với hai loại biên lợi nhuận kia, khi còn tính tới các chi phí vận hành để tạo ra doanh thu.
Nó cho thấy tỉ lệ doanh thu có sẵn để trang trải các chi phí phi hoạt động như trả lãi vay. Nhìn vào con số này trong quá khứ của một công ty là cách hiệu quả để đánh giá liệu sự cải thiện lớn về thu nhập của công ty hiện tại có thể kéo dài hay không.
Những doanh nghiệp có chỉ số này cao vượt trội hơn trung bình ngành cũng cho thấy lợi thế cạnh tranh nhất định.
Operating Margin
Trên đây là những nét tổng quan nhất về biên lợi nhuận. Có thắc mắc gì các bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé! Chúng mình sẽ thường xuyên cập nhật bài viết để nó được hoàn chỉnh hơn. Hy vọng bài viết này mang lại thông tin bổ ích cho các bạn!
Đừng quên ghé thăm https://kdigimind.com/ để tìm kiếm thêm nhiều thuật ngữ có thể bạn cần biết nữa nhé!