Doanh thu thuần tưởng chừng là một thuật ngữ quen thuộc và đơn giản với bất cứ ai làm trong lĩnh vực kinh doanh.

Thế nhưng khá nhiều người nhầm lẫn và còn mơ hồ về khái niệm cũng như cách tính doanh thu thuần.

Qua bài viết này, KDIGIMIND Web sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn liên quan đến Doanh thu thuần. Hãy kéo xuống và đọc nhé!

Doanh thu thuần và những yếu tố liên quan

Khái niệm về Doanh thu thuần

Doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần ( Net Revenue) hay còn gọi là doanh thu thực là doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại.

Các nhân tố ảnh hưởng đến Net Revenue

Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ

Khối lượng sản phẩm sản xuất ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ít, nhu cầu tiêu thụ lớn (cung < cầu) dẫn đến doanh thụ của doanh nghiệp cao hơn.

Ngược lại, sản phẩm sản xuất ra vượt quá nhu cầu của thị trường (cung > cầu) thì sản phẩm không tiêu thụ hết, hàng tồn kho nhiều, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh.

Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ

Do đó doanh nghiệp cần nắm rõ nhu cầu thị hiếu của thị trường, khả năng tiêu thụ các sản phẩm từ đó xác định khối lượng sản phẩm sản xuất cho phù hợp.

Đây là yếu tố chủ quan của đơn vị sản xuất, phản ánh quá trình tìm hiểu thị trường và công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Biên lợi nhuận là gì?

Kết cấu mặt hàng tiêu thụ

Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của con người ngày càng tăng. Mỗi một công ty/doanh nghiệp có thể đồng thời sản xuất hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng với những kết cấu khác nhau.

Kết cấu mặt hàng được hiểu là tỷ trọng giá trị của mặt hàng so với tổng giá trị toàn bộ các mặt hàng trong một thời kỳ cố định.

Nếu tăng tỷ trọng của sản phẩm có mức sinh lời cao, giảm tỷ trọng của mặt hàng có mức sinh lời thấp (mức lợi nhuận cá biệt không đổi) thì tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, và ngược lại.

Kết cấu mặt hàng tiêu thụ

Thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ sẽ khiến cho doanh thu của doanh nghiệp thay đổi. Trong thị trường cạnh tranh hiện nay thì việc giữ chữ “tín” với khách hàng là một điều quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.

Giá bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ

Trong điều kiện các yếu tố không đổi, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng đồng nghĩa doanh thu bán hàng sẽ tăng lên, và ngược lại.

Tuy nhiên, khi tăng giá cả của hàng hóa thì thường khối lượng tiêu thụ sản phẩm có xu hướng giảm. Còn nếu khi giảm giá cả thì khối lượng tiêu thụ có xu hướng tăng.

Giá bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ

Chính sách bán hàng và thị trường tiêu thụ

Nếu như sản phẩm sản xuất ra phù hợp với nhu cầu của thị trường thì việc tiêu thụ sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Lúc này thị trường đã chấp nhận việc tiêu thụ sản phẩm ở ngoài và trong nước, điều này giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng cao hơn.

Để làm được điều đó cần phải vận dụng mọi chính sách, phương thức bán hàng hợp lý. Cần đảm bảo đầy đủ các hoạt động tồn hàng, nhập và kê xuất theo đúng nguyên tắc của kế toán.

Nếu thực hiện thanh toán quốc tế thì cần thu hồi tiền hàng an toàn, đầy đủ. Doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị tốt các giấu tờ liên quan, nguyên tắc, phương thức và thời gian thanh toán.

Chính sách bán hàng và thị trường tiêu thụ

Công thức tính doanh thu thuần

Những ngày qua, rất nhiều bạn hỏi mình Doanh thu thuần tính như thế nào? Dưới đây là câu trả lời sẽ thỏa mãn hết tất cả thắc mắc của các bạn!
Công thức tính doanh thu thuần chính xác và đầy đủ nhất là:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu

Tổng quát lên thì Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) – Các khoản giảm trừ doanh thu (bao gồm: thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, và thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp đối với những doanh nghiệp áp dụng thuế VAT theo phương pháp khấu trừ trực tiếp).

Xem thêm: CPI là gì?

Công thức tính Doanh thu thuần

Mình sẽ lấy một ví dụ minh họa để các bạn hiểu rõ hơn nhá!

Giả sử công ty DK có doanh thu là 200.000 USD/năm trong năm 2018. Mặt khác, trong năm công ty này thực hiện chính sách chiết khấu thương mại trực tiếp trên hóa đơn cho khách hàng là 10%, và công ty bị trả lại số hàng là 10.000USD.

Kết quả Net Revenue của công ty DK sẽ là:

Net Revenue = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Chiết khấu thương mại – Hàng bán bị trả lại = 200.000 – 10% * 200.000 – 10.000 = 170.000 USD.

Vậy Net Revenue của công ty DK năm 2018 là 170.000 USD.

Giờ thì các bạn rõ cách tính Doanh thu thuần như thế nào rồi chứ?

Sự khác biệt giữa doanh thu thuần, doanh thu và lợi nhuận

Doanh thu là toàn bộ giá trị thực hiện được bởi hoạt động bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nhân với đơn giá từng sản phẩm và cộng các khoản thu khác. Công thức tính Doanh thu:

Doanh thu = Tổng giá trị đơn hàng/sản phẩm bán ra * Đơn giá mỗi của sản phẩm + Các khoản thu phí phụ khác

Sự khác biệt giữa doanh thu thuần, doanh thu và lợi nhuận

Lợi nhuận là khoảng chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ hàng hóa, sản phẩm đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức). Có 2 loại loại lợi nhuận là lợi nhuận sau thuếlợi nhuận trước thuế. Công thức tính như sau:

  • Lợi nhuận trước thuế= doanh thu thuần – (các khoản giá vốn hàng bán + chi phí bán hàng + chi phí doanh nghiệp + các loại chi phí khác)
  • Lợi nhuận sau thuế= Lợi nhuận trước thuế – số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước trong kỳ

Vậy làm sao để biết được doanh nghiệp lại hay lỗ? Để có thể nhận biết được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả lãi hay lỗ ta áp dụng theo công thức sau:

  • Nếu lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nhỏ hơn 0, tức nghĩa doanh nghiệp lỗ
  • Nếu lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lớn hơn 0, tức nghĩa doanh nghiệp lãi

Giải đáp một số câu hỏi khác

Giải đáp một số câu hỏi khác

Giải đáp một số câu hỏi khác

Doanh thu từ hoạt động tài chính có phải là doanh thu thuần không?

Trả lời: KHÔNG. Vì vậy đừng liệt kê doanh thu từ hoạt động tài chính vào Net Revenue và hãy luôn nhớ rằng doanh thu từ hoạt động tài chính không là doanh thu thuần.

Doanh thu thuần sau khi trừ các khoản chi phí gọi là gì?

Trả lời: Doanh thu thuần sau khi trừ các khoản chi phí sẽ ra lợi thuận trước thuế

Doanh thu thuần là doanh thu trước thuế hay sau thuế?

Trả lời: Doanh thu thuầndoanh thu trước thuế thu nhập doanh nghiệp

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần có ý nghĩa gì?

Trả lời: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và công cấp dịch vụ sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao. Công thức tính:

ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS)

Doanh thu ròng có phải Net Revenue không?

Trả lời: Doanh thu ròng chính là chênh lệch từ tổng doanh thu từ các nguồn liên quan tới thu nhập từ hoạt động và phi hoạt động và tổng tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kể cả hoạt động hành chính, bảo trì đầy đủ, thuế và thanh toán thay thế, nhưng trừ các khoản trích lập khấu hao, các khoản lãi và phí và tiền lãi  hoạt động phi tiền mặt và các khoản chi phí khác từ nợ. Công thức tính:

Doanh thu ròng = (thu nhập từ bán hàng và các dịch vụ khác + thu nhập tài chính) – (chi phí bán hàng + chi phí tài chính + chi phí quản lý + thuế + thanh toán thay thế) + các khoản khấu hao + thanh toán lãi vay + tiền lãi hoạt động tiền mặt

Doanh thu ròng

Nếu các bạn còn thắc mắc hay phần nào chưa rõ các vấn đề liên quan đến Doanh thu thuần thì hãy đặt câu hỏi ở bình luận bên dưới nhá!

Chúng mình sẽ trả lời các bạn ngay khi có thể một cách chính xác nhất! Hy vọng các bạn có thể vận dụng được những kiến thức này trong thực tế để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Đừng quên ghé thăm https://kdigimind.com/ để tìm kiếm thêm nhiều thuật ngữ có thể bạn cần biết nữa nhé!