Mỗi doanh nghiệp từ khi mới thành lập đều có một số vốn nhất định. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp chia thành 2 loại: vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Vốn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có chủ sở hữu, dùng để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Vậy vốn chủ sở hữu là gì? Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ như thế nào? Nếu vốn chủ sở hữu giảm doanh nghiệp có nguy cơ gì không? Cùng KDIGIMIND tìm hiểu ý nghĩa đầy đủ nhất của vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity) ngay sau đây nhé!

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu – Owner’s Equity với các công ty cổ phần là nguồn tài sản thuộc sở hữu của các cổ đông. Bởi lẽ, dòng vốn này được huy động từ chính các cổ đông trong công ty cổ phần.

Với các doanh nghiệp nhà nước, vốn chủ sở hữu có phần khác biệt. Bởi lẽ nguồn vốn do nhà nước giao hoặc đầu tư thì nhà nước chính là chủ sở hữu vốn của các doanh nghiệp nhà nước.

Với các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) vốn chủ sở hữu do chính các thành viên sáng lập công ty đóng góp. Do đó, chủ sở hữu vốn chính là các thành viên của công ty TNHH.

Trong doanh nghiệp liên doanh (bao gồm cả xí nghiệp liên doanh và công ty liên doanh) vốn chủ sở hữu được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, chủ sở hữu vốn góp có thể là một hoặc nhiều thành viên trong doanh nghiệp liên doanh. Còn đối với công ty hợp danh quyền sở hữu vốn thuộc về các thành viên tham gia thành lập trong công ty.

Tựu chung lại, vốn chủ sở hữu là gì thì ở mỗi loại hình công ty lại được xuất hiện dưới rất nhiều hình thái khác nhau. Vậy cách tính vốn chủ sở hữu như thế nào?

Cách tính vốn chủ sở hữu chi tiết

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản của doanh nghiệp – các khoản nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu được thể hiện cụ thể trong hình

Vốn chủ sở hữu được thể hiện cụ thể trong hình

Vốn chủ sở hữu được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là:

  • Cổ phần hoặc bất cứ loại chứng khoán có giá trị nào trên thị trường giao dịch đại diện cho tỷ lệ góp vốn của cổ đông.
  • Vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính là số tiền được cổ đông đóng góp và các khoản lợi nhuận thu được, tất nhiên là đã trừ đi các khoản bị mất.
  • Vốn chủ sở hữu trong nghiệp vụ mua bán chứng khoán lại được hiểu là giá trị của chứng khoán trừ đi khoản vay từ công ty môi giới.
  • Vốn chủ sở hữu trong hoạt động bất động sản chính là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại của bất động sản đó với phần nợ chủ sở hữu bất động sản đó phải trả cho chủ nợ vì đã mang bất động sản đi thế chấp. Lúc này vốn chủ sở hữu được hiểu đơn giản là: phần chủ sở hữu bất động sản nhận được sau khi bán bất động sản và trả hết phần nợ đã thế chấp.

Từ những thông tin trên bạn chắc hẳn đã biết vốn chủ sở hữu là gì và những hình thức khác nhau của vốn chủ sở hữu. Nhưng bạn cần biết rằng cổ phần là vốn chủ sở hữu vì đây là một loại tài sản đại diện cho sở hữu của cổ đông trong công ty nhưng trái phiếu lại không phải vốn chủ sở hữu.

Bởi lẽ, công ty phát hành trái phiếu là để huy động vốn. Theo đó, trái phiếu đại diện cho nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Vậy vốn chủ sở hữu sinh ra để làm gì? Vốn chủ sở hữu giảm liệu có ảnh hưởng đến doanh nghiệp?

Ý nghĩa đầy đủ nhất của vốn chủ sở hữu bạn nên biết

Vốn chủ sở hữu là gì thì bạn đã nắm vững, vậy vốn chủ sở hữu bao gồm những gì? Có gì khác biệt với vốn điều lệ và ý nghĩa đầy đủ nhất của vốn chủ sở hữu như thế nào? KDIGIMIND giúp bạn trả lời từng câu hỏi ngay bên dưới:

Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?

Vốn chủ sở hữu hình thành từ nhiều nguồn khác nhau

Vốn chủ sở hữu hình thành từ nhiều nguồn khác nhau

Vốn chủ sở hữu được hình thành từ 3 nguồn khác nhau, bao gồm: số tiền vốn góp của nhiều nhà đầu tư, lợi nhuận chưa phân phối được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh và sự đánh giá chênh lệch tài sản. Tuy nhiên, nhiều người nhầm tưởng vốn chủ doanh nghiệp và vốn điều lệ giống nhau. Vậy vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ phân biệt như thế nào?

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ phân biệt như thế nào?

Vốn điều lệ cũng là số vốn do các cổ đông, thành viên đóng góp hoặc cam kết sẽ đóng trong một thời gian nhất định. Và số vốn này được ghi lại trong điều lệ công ty. Tiền, vàng, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu bất động sản, động sản,…đều có thể dùng để góp vốn điều lệ.

Điểm khác biệt cơ bản giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu đó là tính chất đăng ký pháp lý. Vốn điều lệ phải đăng ký rõ ràng trên giấy tờ khi người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục hành chính. Khi các thành viên chưa góp đủ số vốn như đã cam kết, doanh nghiệp đó có thể mất khả năng thanh toán, nguy cơ giải thể cao.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm bởi lẽ nguồn vốn này liên quan đến doanh thu của doanh nghiệp. Do đó, thực tế trong quá trình hoạt động, vốn chủ sở hữu có thể lớn hơn vốn điều lệ.

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có một số khác nhau

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có một số khác nhau

Vậy ý nghĩa vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu sinh ra để làm gì?

Vốn chủ sở hữu được dùng để duy trì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Và lợi nhuận sinh ra từ việc kinh doanh này sẽ được chia sẻ theo tỷ lệ đóng góp. Đồng thời các khoản nợ phải trả hay kinh doanh không có lãi dẫn đến thua lỗ các chủ của nguồn vốn sở hữu cũng sẽ phải cùng nhau gánh chịu. Vốn chủ sở hữu hoàn toàn có thể bị âm nếu số nợ phải trả quá lớn.

Vốn chủ sở hữu giảm khi nào? Liệu có ảnh hưởng đến doanh nghiệp?

Như đã đề cập ở trên, vốn chủ sở hữu được huy động để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp. Do đó, khi vốn chủ sở hữu giảm khi số vốn của doanh nghiệp giảm đi, quy mô và cơ cấu của doanh nghiệp nhiều khả năng phải thu hẹp lại. Và nếu tiếp tục kinh doanh thua lỗ, số vốn chủ sở hữu bị âm doanh nghiệp rất có thể sẽ rơi vào tình trạng phải thanh lý tất cả tài sản để trả nợ, nguy cơ phá sản cao.

KDIGIMIND tin rằng phần thông tin chia sẻ phía trên đã giúp bạn biết vốn chủ sở hữu là gì và những kiến thức cơ bản liên quan đến thuật ngữ vốn chủ sở hữu. Chúc bạn quản lý doanh nghiệp tốt hơn với những chia sẻ từ Duykiet.com.