Văn hóa doanh nghiệp là gì mà hiện nay người lao động quan tâm đến các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp không hề kém cạnh so với mức lương hay các chế độ đãi ngộ. Điều này chứng tỏ vai trò của văn hóa doanh nghiệp khá quan trọng. Vậy làm sao để công ty bạn trở thành hình mẫu tiêu biểu xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công? Cùng KDIGIMIND khám phá bí quyết thành công tạo dựng văn hóa doanh nghiệp ngay trong bài viết này nhé!
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Trên thực tế đa số các ứng viên có thể tìm mọi cách để được là một phần của doanh nghiệp bởi tiếng tăm công ty. Tuy nhiên họ cũng sẵn sàng rời đi nếu văn hóa doanh nghiệp bạn không đáp ứng được yêu cầu của họ. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì mà quan trọng đến mức có thể giữ chân nhân viên lâu năm nhưng cũng có thể khiến họ “bỏ đi” trong gang tấc?
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên hiểu một cách đơn giản nhất: Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị và chuẩn mực về cách nhận thức, niềm tin, hành vi, thói quen tư duy được mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận, hành động theo vì mục tiêu phát triển chung cho doanh nghiệp.
Thói quen tư duy nhưng không phải “lối mòn tư duy”. Có thể tại thời điểm này suy nghĩ và hành động như vậy trong một doanh nghiệp là đúng. Nhưng thực tiễn thay đổi, cách nghĩ và kiểu ứng xử đó không còn phù hợp, các doanh nghiệp cũng cần thay đổi tích cực cho phù hợp. Thực tế luôn thay đổi thì văn hóa doanh nghiệp cũng không thể mãi là “đường mòn”.
Dù đã nắm được khái niệm văn hóa doanh nghiệp là gì nhưng liệu bạn có biết vì sao cần phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực?
Vì sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực?
Như đã đề cập ở trên, người lao động có thể tìm mọi cách để vào công ty nhưng cũng sẵn sàng bỏ công ty nếu yếu tố văn hóa doanh nghiệp phù hợp với họ. Bởi khi đã có sự khác biệt về “văn hóa” kéo theo sự bất đồng trong suy nghĩ, cách ứng xử,…
Thậm chí niềm tin đối với doanh nghiệp bị lung lay, người lao động không nhận thấy bản thân có thể hòa hợp với lối văn hóa vốn có của doanh nghiệp, họ sẽ rời đi. Lẽ đương nhiên người lao động sẽ tìm kiếm một công ty có nét văn hóa doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của họ.
Nói không ngoa khi khẳng định người lao động và văn hóa doanh nghiệp đều là những yếu tố không thể thiếu quyết định sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Nếu như đối với mỗi doanh nghiệp “người lao động là tài sản quan trọng nhất” thì văn hóa doanh nghiệp được xem là tài sản vô giá.
Theo nhiều nghiên cứu phần lớn các ứng viên khi nộp hồ sơ tuyển dụng họ quan tâm đến nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp tương đương mức lương và chế độ đãi ngộ. Điều này chứng tỏ văn hóa doanh nghiệp có mối quan hệ nhân quả với nguồn nhân lực và cả sự bền vững của công ty.
Bởi thực tế chẳng doanh nghiệp nào muốn mất đi những lao động nòng cốt, có tài hay liên tục tổ chức những buổi tuyển dụng nhân sự tốn kém. Vừa mất công, vừa mất của, tiếng tăm của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
Nhiều ứng viên có thể nghĩ rằng không hiểu doanh nghiệp này cư xử với nhân viên thế nào mà để họ “bỏ đi” liên tục, “dăm bữa nửa tháng” lại tuyển nhân viên mới. Liệu mình có thể trụ vững tại công ty này hay không. Khi các ứng viên đã băn khoăn, tỷ lệ họ rút hồ sơ ứng tuyển là rất cao. Doanh nghiệp có thể sẽ không thể tuyển được người mới thay thế.
Nhưng trái lại, nếu doanh nghiệp bạn có nền văn hóa công sở tích cực sẽ góp phần quảng bá thương hiệu rất hiệu quả. Nhiều đơn vị khác có thể lấy công ty bạn làm mẫu xây dựng văn hóa doanh nghiệp, người lao động cũng sẽ gắn bó lâu dài với công ty. Do đó, khi CEO tạo dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực không chỉ giải quyết dứt điểm sự rơi rớt nhân lực mà còn giúp doanh nghiệp mình không ngừng lớn mạnh.
Đây chính là lý do vì sao cần thiết phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nếu có thể tạo được “bản sắc văn hóa” riêng thì càng tốt. Vậy bí quyết nào giúp các CEO thành công xây dựng văn hóa doanh nghiệp độc tôn?
Bí quyết thành công tạo dựng văn hóa doanh nghiệp
Dù đã nắm được khái niệm văn hóa doanh nghiệp là gì nhưng để tạo dựng thành công loại “tài sản vô giá” này nhiều “ông chủ” không biết bắt đầu từ đâu. Do vậy, KDIGIMIND bật mí bí quyết thứ nhất giúp các CEO bắt đầu dễ dàng hơn:
Nắm được các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
Tầm nhìn và sứ mệnh
Peter Senge từng khẳng định tầm nhìn chính là bức tranh mà bạn muốn tạo ra trong tương lai cho chính doanh nghiệp mình. Một tầm nhìn đa chiều sẽ tạo thành một nền văn hóa vĩ đại. Tầm nhìn chính là kim chỉ nam cho mọi quyết sách và hành động của doanh nghiệp.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều này ở các tổ chức phi lợi nhuận. Họ có tầm nhìn khá đơn giản nhưng đầy tính nhân văn nên thường nổi trội hơn các doanh nghiệp kinh doanh. Điển hình như tầm nhìn của Hiệp hội Alzheimer “Vì một thế giới không có bệnh Alzheimer” hay như mục tiêu “Vì một thế giới không có đói nghèo” của Liên minh Oxfam.
Nhiều mục tiêu xa hơn được bao quát từ tầm nhìn đó. Và cũng từ tầm nhìn, doanh nghiệp có những bước tiến cụ thể. Tưởng chừng tuyên bố tầm nhìn của Hiệp hội Alzheimer hay của Liên minh Oxfam khá đơn giản nhưng lại là giá trị cốt lõi của cả nền văn hóa. Đây chính là sứ mệnh mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện. Khi đã xác định được tầm nhìn và sứ mệnh, doanh nghiệp sẽ tiến hành từng bước một để đạt được mục tiêu.
Giá trị cốt lõi
Nếu như tầm nhìn và sứ mệnh làm nên thì nền tảng của văn hóa doanh nghiệp thì văn hóa lại chính là giá trị của chính doanh nghiệp. Cũng nhờ những giá trị đó làm nên thước đo chuẩn mực trong suy nghĩ, cách ứng xử để đạt được tầm nhìn và sứ mệnh đang theo đuổi.
Tính chuyên nghiệp, cách phục vụ khách hàng, nhân viên, quan tâm, tôn trọng,…được xem là những yếu tố làm nên giá trị của doanh nghiệp. Những yếu tố này có thể chỉ phù hợp với doanh nghiệp này không hẳn thích hợp cho doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, nếu tạo được nét riêng biệt trong từng giá trị, đây chính là một nền văn hóa doanh nghiệp độc đáo, mới mẻ.
Thực tiễn
Thực tiễn là yếu tố không thể xa rời tầm nhìn và sứ mệnh thì mới mang lại giá trị đầy đủ nhất cho doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp tuyên bố “con người là tài sản lớn nhất” thì doanh nghiệp này cần đầu tư, quan tâm, tôn trọng, mang đến những điều tốt nhất cho con người đúng như tầm nhìn đã tuyên bố trước đó.
Đặt ra tầm nhìn rất cụ thể nhưng lại không đưa ra được chính sách hay hành động nào vì tuyên bố trước đó, lý thuyết xa rời thực tiễn thì giá trị và văn hóa doanh nghiệp cũng không tồn tại. Điều này không thực sự tốt cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì người lao động không hề cảm thấy họ là “tài sản lớn nhất”, họ sẽ rời đi.
Văn hóa doanh nghiệp là gì, con người quan trọng như thế nào?
Con người chính là yếu tố quan trọng làm nên văn hóa doanh nghiệp. Bởi lẽ, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị hay thực tiễn đều do con người đưa ra và thực hiện. Không có con người thì cũng không tồn tại văn hóa doanh nghiệp.
Đó chính là lý do vì sao các doanh nghiệp phát triển trên thế giới luôn đưa ra những chính sách tuyển dụng nghiêm ngặt. Vì chỉ tuyển dụng nghiêm túc mới thực sự chọn được nhân tài phù hợp. Theo đó những nhân tài sáng giá này sẽ góp phần xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp, tạo nên giá trị tốt đẹp cho chính doanh nghiệp đó.
Sức mạnh của câu chuyện
Doanh nghiệp nào cũng có một câu chuyện lịch sử hình thành đầy ấn tượng và khác biệt. Vì vậy chỉ cần khéo léo đưa câu chuyện lịch sử hình thành tái hiện ở hiện tại chính là yếu tố quan trọng tạo nên một nét văn hóa doanh nghiệp riêng biệt. Từng con người trong doanh nghiệp hiểu được câu chuyện, họ sẽ nghiêm túc kế thừa và nỗ lực để phát triển thành tựu mà thế hệ trước đó đã gầy dựng.
Môi trường làm việc mở
Tạo một môi trường làm việc mở đã là cách các CEO xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công. Bởi lẽ, ngoài tính chuyên nghiệp, trẻ trung một môi trường làm việc mở sẽ hình thành các thói quen, lề lối làm việc, cách ứng xử văn minh, lịch sự. Điều này giúp thành viên công ty làm việc nhanh và mang lại hiệu quả cao hơn.
Đây chính là lý do vì sao Pixar quyết định mở rộng không gian làm việc, để các nhân viên của mình gặp gỡ và tương tác trực tiếp với nhau. Hay ngài Thị trưởng Michael Bloomberg muốn nhân viên của mình ngồi làm việc trong những môi trường thoáng hơn là vùi đầu trong văn phòng với những tấm cửa kính cách âm. Khi bạn đã nắm vững các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, bạn sẽ biết phải bắt đầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp mình từ đâu.
Tuy nhiên nếu bạn đã nắm được văn hóa doanh nghiệp là gì, các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, bạn vẫn lúng túng không biết làm sao, tham khảo tiếp bí quyết thứ hai của KDIGIMIND xem sao.
6 bước giúp CEO xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực nhất
Bạn sẽ biết rõ văn hóa doanh nghiệp là gì, cần thực hiện như thế nào nếu tham khảo 6 bước dưới đây:
Bước 1: Xem lại giá trị của doanh nghiệp
Đó là việc bạn phải định hướng đúng tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp mình. Bạn cần biết doanh nghiệp mình tồn tại với mục đích gì, tin tưởng những giá trị nào và cần làm gì để đạt được mục tiêu ấy. Khi bạn định hướng đúng giá trị của doanh nghiệp, nhân viên của bạn sẽ biết được giá trị của chính họ. Nhờ vậy, họ sẽ cùng nhau xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực.
Bước 2: Nền văn hóa doanh nghiệp hiện tại liệu đã ổn chưa
Văn hóa doanh nghiệp thường hình thành từ những nhân viên đầu tiên. Nhưng khi doanh nghiệp bạn có nguồn nhân lực mới, nét văn hóa cũ không hẳn phù hợp. Bạn cần dành thời gian đánh giá lại văn hóa doanh nghiệp hiện tại để có những điều chỉnh phù hợp hơn.
Bước 3: Cần đầu tư thời gian và công sức để xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp tốt chính là chìa khóa tạo dựng văn hóa doanh nghiệp thành công. Nhân viên của bạn sẽ tự hào biết bao bởi họ đang là một phần của doanh nghiệp ấy. Từ suy nghĩ đó, họ sẽ tích cực làm việc để xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.
Bước 4: Tối ưu quá trình tuyển dụng
Con người chính là nhân tố góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công. Bởi vậy doanh nghiệp cần tối ưu quá trình tuyển dụng, chọn những nhân tố phù hợp nhất để tránh mất thời gian khi 2 bên không cùng mục tiêu hướng tới.
Lưu ý:
- Hãy chắc chắn những nhân tố bạn chọn họ đồng điều với văn hóa và những giá trị mà doanh nghiệp bạn đang hướng đến.
- Tối ưu quá trình tuyển dụng thành nhiều phần, nhiều khía cạnh.
- Kỹ năng và kinh nghiệm cũng quan trọng nhưng bạn hãy quan tâm nhiều hơn đến thái độ của các ứng viên.
Bước 5: Không ngừng duy trì và củng cố giá trị doanh nghiệp
Giả sử một doanh nghiệp tuyên bố “con người là tài sản lớn nhất”, công ty đó cần có những chính sách thu hút, khuyến khích nhân tài. Ngoài những phần quà bất ngờ trong ngày sinh nhật, kỷ niệm ngày thành lập công ty, cần có thêm phần thưởng cho những cá nhân có đóng góp tích cực vào sự phát triển của đơn vị. Hoặc thường xuyên tổ chức các buổi team-building, workshop,…để nâng cao tình thần giao lưu học hỏi, đoàn kết giữa các phòng ban, nhân viên,…
Bước 6: Thường xuyên đánh giá văn hóa doanh nghiệp hiện tại
Bạn có thể đánh giá văn hóa doanh nghiệp hiện tại bằng các cuộc phỏng vấn trực tiếp nhân viên. Những cuộc khảo sát, phỏng vấn sẽ giúp bạn biết nhân viên của mình có thực sự hài lòng với văn hóa doanh nghiệp đang xây dựng hay không.
Trên đây chính là những bí quyết mà KDIGIMIND đúc kết được và chia sẻ để mọi CEO đều có thể thành công xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực. Ngay sau đây chúng tôi chia sẻ 5 công ty là mẫu văn hóa doanh nghiệp điển hình.
5 công ty là ví dụ về văn hóa doanh nghiệp điển hình
Doanh nghiệp nào muốn giữ chân nhân viên và phát triển bền vững nên học tập mẫu văn hóa doanh nghiệp của 5 công ty dưới đây:
Văn hóa doanh nghiệp là gì tại Zappos
Thương hiệu thương mại điện tử bán giày dép online Zappos nổi tiếng là nơi có nền văn hóa doanh nghiệp độc đáo. Bởi lẽ doanh nghiệp này đã tạo ra 10 giá trị cốt lõi cho từng thành viên trong công ty. Và đây cũng chính là mẫu văn hóa doanh nghiệp mà nhiều doanh nghiệp muốn đạt đến:
- Luôn khiêm tốn
- Giữ đam mê
- Làm nhiều hơn với nguồn lực ít hơn
- Xây dựng mối quan hệ thành thực
- Theo đuổi mục tiêu phát triển và học hỏi
- Phiêu lưu, sáng tạo và cầu tiến
- Tạo sự vui vẻ và hơi “dị biệt”
- Nắm bắt và sẵn sàng thay đổi
- Cung cấp dịch vụ tuyệt vời
- Xây dựng tinh thần trong nhóm
Bài học: Zappos là mẫu doanh nghiệp tuyển chọn nhân viên theo tiêu chí phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hơn là kinh nghiệm và kỹ năng.
Mẫu văn hóa doanh nghiệp của Southwest Airline
Hãng hàng không này được khách hàng đánh giá rất cao bởi sự chuyên nghiệp, lịch sự và cởi mở của nhân viên. Southwest Airline cho phép nhân viên của mình được làm tất cả mọi thứ khiến khách hàng cảm thấy hạnh phúc, thoải mái.
Bài học: Hãy truyền đạt giá trị và tầm nhìn mà công ty bạn đang hướng đến vào chính nhân viên của mình. Khi nhân viên của bạn hiểu được, họ sẽ biết phải hành động như thế nào để đạt được nét văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp nhất.
Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp của Twitter
Những buổi họp của Twitter luôn được tổ chức trên tầng thượng, mọi nhân viên đều được trò chuyện và giao lưu. Với những nhân viên làm việc tại trụ sở chính Twitter tại San Francisco còn được phục vụ các bữa ăn miễn phí, được theo học những lớp yoga và được hưởng nhiều kỳ nghỉ không giới hạn. Twitter cho nhân viên của mình thấy từng người là một phần trong tầm nhìn phát triển chung và rằng họ đang làm việc cùng những người thông minh.
Bài học: Twitter nỗ lực để xây dựng môi trường làm việc mở thay vì bắt nhân viên của họ bó buộc cả ngày trong văn phòng.
Chevron xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào
Giúp đỡ chính là nét văn hóa doanh nghiệp nổi bật tại Chevron. Nhân viên của Chevron luôn tự hào về Chevron bỏi tại đây họ được chỉ bảo và hướng dẫn tận tình từ các “tiền bối”. Và được cung cấp nhiều tiện ích về sức khỏe như phòng tập fitness, huấn luyện cá nhân, massage, xây dựng những giờ giải lao ngắn trong quá trình làm việc,….
Bài học: Chevron khiến nhân viên của mình cảm thấy họ được quan tâm thực sự và có giá trị.
Học tập văn hóa doanh nghiệp của SquareSpace
SquareSpace hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp là gì, cho nên, đây luôn là một trong những nơi đáng để “đầu quân” nhất tại New York. Nét văn hóa chính của công ty đó là “phẳng, mở và sáng tạo”. “Phẳng” ở đây được hiểu là gần như có rất ít hoặc không có giữa các thành viên và sếp.
Bên cạnh đó SquareSpace còn cung cấp nhiều chế độ đãi ngộ khác cho nhân viên như: 100% được hưởng bảo hiểm loại tốt nhất, nghỉ lễ thường xuyên trong năm, các bữa ăn khác nhau, văn phòng đẹp, các buổi party hàng tháng,…
Bài học: SquareSpace nỗ lực mang đến những thứ tốt nhất cho nhân viên của mình nhằm giúp họ hài lòng, từ đó làm việc hiệu quả hơn.
KDIGIMIND đã chia sẻ đầy đủ nhất về khái niệm văn hóa doanh nghiệp là gì, tổng hợp các bí quyết để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công. Chúc bạn tạo dựng được nét văn hóa độc tôn cho doanh nghiệp mình trong thời gian ngắn nhất.