Customer value proposition hay Value Proposition trở thành một thuật ngữ không thể thiếu trong kho tàng kiến thức của những Marketer.

Nó cho khách hàng biết tại sao họ nên chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn thay vì của đối thủ cạnh tranh.

Vậy Value Proposition là gì? Nó có ý nghĩa gì trong Marketing và sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Value Proposition là gì? Cách xây dựng một Value Proposition hiệu quả

Value Proposition là gì?

Khái niệm “Value Proposition” được Michael Lanning và Edward Michaels giới thiệu năm 1988.

Nó được tác giả định nghĩa là “một sự tuyên bố rõ ràng, đơn giản về lợi ích, cả hữu hình lần vô hình, mà doanh nghiệp sẽ cung cấp, cùng với khoảng giá công ty áp dụng cho mỗi phân khúc khách hàng để được hưởng những lợi ích đó”.

Mọi người vẫn hay dịch cụm từ này  là “đề xuất giá trị”, “tạo lập giá trị” hay “tuyên bố giá trị”. Tuy nhiên, theo Tiếng Việt thì vẫn chưa có 1 khái niệm nào có thể diễn giải chuẩn xác 100% ý nghĩa của nó.

Nói một cách dễ hiểu nhất thì “Value Proposition” là lời hứa, cam kết về lợi ích (giá trị) mà một sản phẩm, một thương hiệu sẽ mang đến cho khách hàng.

Tuyên bố này thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ tăng thêm giá trị cho họ hoặc giải quyết vấn đề của họ tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Value Proposition là gì?

Đây như một điều kiện tiên quyết không thể bỏ qua với bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Nó không chỉ là một lời hứa đặt trên biển quảng cáo mà còn là sự khẳng định niềm tin của những giá trị mà khách hàng nhận được xứng đáng với túi tiền họ bỏ ra.

Tầm quan trọng của Value Proposition

Nếu Customer Value Proposition tốt sẽ đưa ra lý do thuyết phục khách hàng nên mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của mình. Điểm khác biệt của doanh nghiệp với đối thủ của họ.

Nếu đạt được sự chấp thuận của khách hàng thì thỏa thuận sẽ nhanh hơn. Thỏa thuận thành công, nhu cầu của khách hàng được đảm bảo.

Thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được nâng cao hơn trong tâm trí của khách hàng.

Nếu như không có tuyên bố này hoặc lời tuyên bố, hứa hẹn không diễn đạt tốt thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thứ nhất có thể kể đến là nhân viên không tự tin đưa ra lời thuyết phục cho khách hàng. Thứ hai là khách hàng cảm thấy không yên tâm để bỏ túi tiền của mình mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

Tầm quan trọng của Value Proposition

Tiêu chí cơ bản của một Value Proposition

  • Cụ thể:Những lợi ích cụ thể mà khách hàng mục tiêu của bạn sẽ nhận được là gì? Nó phải cụ thể, không mơ hồ. Bởi chẳng ai rảnh đi nghiên cứu những nội dung bạn làm cho trìu tượng đâu.
  • Tập trung vào vấn đề:Sản phẩm của bạn sẽ khắc phục vấn đề của khách hàng hay cải thiện cuộc sống của họ như thế nào? Nhiều doanh nghiệp để lời tuyên bố nhưu bảng liệt kê. Nhưng nội dung trong đó lặp trùng nhau mà không có sự khác biệt.
  • Độc quyền:Làm thế nào tuyên bố này có thể làm nổi bật lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và khiến thương hiệu khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Khi thị trường cạnh tranh khốc liệt thì cần điểm nhấn, sự khác biệt từ chính lời tuyên bố.

Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì?

  • Phải luôn được hiển thị nổi bật trên trang web của doanh nghiệp và ở các điểm tiếp xúc với khách hàng khác.
  • Mang tính trực quan: để khách hàng khi nghe hoặc đọc nó có thể hiểu ngay những giá trị mà sản phẩm mang lại mà không cần được giải thích gì thêm.
  • Tiêu đề mạnh mẽ, rõ ràng, truyền đạt được lợi ích được cung cấp cho người tiêu dùng. Tiêu đề nên là một câu nói đáng nhớ, một cụm từ hoặc thậm chí là một khẩu hiệu.
  • Thông thường sẽ có một tiêu đề phụ nằm dưới tiêu đề chính, giải thích rõ về giá trị mang đến và đưa ra một ví dụ cụ thể về lí do tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Tiêu đề phụ có thể là một đoạn văn ngắn và thường có độ dài từ hai đến ba câu, và thường có các gạch đầu dòng hoặc các kí hiệu khác để làm nổi bật.

Tiêu chí cơ bản của một Value Proposition

Cách xây dựng một Value Proposition hiệu quả

Tiêu chí một Value Proposition tốt

Clarity: “Tuyên bố giá trị” cần phải rõ ràng, mạch lạc.

Simplicity: Có thể đọc và hiểu trong vòng 5 giây.

Concrete results: Nêu được các kết quả cụ thể mà khách hàng sẽ đạt khi tiêu dùng sản phẩm.

Unique differentiation: Cho thấy sản phẩm khác biệt hoặc tốt hơn đối thủ cạnh tranh.

No hyping, no jargon: Tránh dùng các từ ngữ phóng đại sáo rỗng (ví dụ: “lần đầu tiên”, “chưa từng có”, “sản phẩm thần kỳ”), so sánh hơn nhất (ví dụ: “tuyệt vời nhất”, “tốt nhất”), và đặc biệt là các thuật ngữ chuyên ngành.

Tiêu chí một Value Proposition tốt

Những điều cần lưu ý để tạo một Value Proposition tốt

Không một doanh nghiệp nào có thể đáp ửng tất cả nhu cầu khách hàng. Đây thường là phần khó khăn nhất trong việc tạo ra một Customer Value Proposition.

Bạn cần cân nhắc những nhu cầu nào của khách hàng là phù hợp với doanh nghiệp.

Tập trung khả năng của mình để thực hiện các chiến dịch và đưa ra những Customer Value Proposition thích hợp.

Sự độc đáo về sản phẩm, dịch vụ của bạn là quan trọng nhưng điều đó là không đủ.

Nổi bật giữa đám đông có thể khiến khách hàng chú ý nhưng điều đó sẽ không bắt buộc họ phải mua hàng từ bạn.

Khách hàng cần thấy giá trị của dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn không chỉ là duy nhất hay khác biệt. Các điểm bán hàng không chỉ thuận tiện mà cần sáng tạo.

Bạn muốn xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực với khách hàng tiềm năng nhất định phải có sự nhất quán trong thông điệp của bạn.

Cho dù bạn đang tạo quảng cáo biểu ngữ, chiến dịch email, trang đích, tài liệu triển lãm thương mại hoặc thậm chí danh thiếp bạn cần để giữ cho thông điệp của bạn nhất quán.

Những điều cần lưu ý để tạo một Value Proposition tốt

Kinh nghiệm xây dựng một Value Proposition tốt

Trước tiên phải nghiên cứu khách hàng mục tiêu của bạn là ai. Mô tả chân dung đối tượng doanh nghiệp bạn hướng tới.

Nghiên cứu động cơ, sự mong muốn,… của họ. Từ đó chắt lọc ý tưởng, ngôn từ trong Value Proposition sao cho phù hợp và dễ kích thích khách hàng mục tiêu nhất.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh kỹ lưỡng. Bạn cần biết điểm mạnh và hạn chế của họ là gì. Có như vậy bạn mới biết cách tạo ra sự khác biệt và lợi thế của mình mà thuyết phục khách hàng chứ.

Xác định giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng. Xác định một danh sách tất cả các lợi ích mà bạn có, cả hữu hình lẫn vô hình.

Nhẫn mạnh sự rõ ràng, đơn giản, không cường điệu hóa. Các bạn thấy đấy, mình chỉ có 30 giây giải thích với họ về lý do tại sao nên mua sản phẩm của bạn mà không phải của đối thủ cạnh tranh.

Vì thế hãy sáng tạo, đơn giản và rõ ràng nhất có thể để thể hiện một Value Proposition của mình.

Xem thêm: Meta description là gì?

Kinh nghiệm xây dựng một Value Proposition tốt

Trên đây là những vấn đề tổng quan nhất về Value Proposition. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều sự có ích cho doanh nghiệp bạn. Nếu có thắc mắc chỗ nào hãy để lại bình luận phía dưới nhá!

Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND Web để tìm kiếm thêm nhiều thuật ngữ có thể bạn cần biết nữa nhé!