UX là gì? Thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm yếu tố kỹ thuật đem đến tỷ lệ thành công lớn cho SEO. Bạn sẽ hiểu nguồn sức mạnh này đến từ đâu qua bài viết của Kdigimind.

Đây chắc chắn sẽ là chìa khóa cho những ai triển khai phương pháp truyền thống nhưng không tiến triển. Sau chiến dịch User Experience, tương tác người dùng cùng thứ hạng website vượt trội hơn hẳn.

UX là gì?

UX xuất phát từ thuật ngữ User Experience hay còn được gọi là trải nghiệm người dùng. Qua đó thể hiện cảm xúc và thái độ của một cá nhân khi tiếp xúc sản phẩm, trang web hoặc dịch vụ. Trong lĩnh vực SEO, hướng tối ưu này thường tập trung vào:

ux là gì 1

Muốn xây dựng website thành công, bạn phải hiểu UX là gì

– Luồng truy cập.

– Các hoạt động hoặc thái độ trong hành trình tương tác trên website.

– Cấu trúc web…

Khi được hỏi UX là gì, mọi người thường nghĩ đến việc thiết kế website bắt mắt. Tuy nhiên, đó chỉ là một yếu tố trong việc cung cấp trải nghiệm người dùng. Bạn còn cần chú ý đến các khía cạnh, bao gồm:

– Chiến lược Content.

– Giao diện người dùng.

– Chức năng web…

Để hiểu User Experience là gì trong từng trường hợp, bạn phải nắm được vấn đề từng khách hàng. Đó là cơ sở triển khai chiến dịch cụ thể, đi đúng trọng tâm.

Chỉ số đánh giá UX 2022

Ý nghĩa của việc thiết lập và theo dõi chỉ số UX là gì? Đó là yếu tố đánh giá xác thực tính hiệu quả trong trải nghiệm doanh nghiệp trao cho khách hàng. Dưới đây là những khía cạnh cần lưu tâm nhất khi thiết kế trải nghiệm người dùng.

Hài lòng

Rất dễ để bạn hiểu chỉ số hài lòng(Satisfaction) trong UX là gì. Về cơ bản, trải nghiệm tồi sẽ không thể nào thỏa mãn được khách hàng. Theo tâm lý chúng, mọi người sẽ thường nói về sự thất vọng của mình nhiều hơn.

Vì thế, bạn không nên chỉ dừng lại ở việc đặt câu hỏi, lắng nghe phản hồi. Hãy thiết kế thêm thang điểm đánh giá từ “rất không hài lòng” đến “vô cùng hài lòng”. Cuộc khảo sát diễn ra qua app hoặc form trên website để có nguồn dữ liệu lớn, khách quan hơn.

Giới thiệu

Đây là chỉ số rất tuyệt vời khi bạn tìm hiểu UX là gì. Nếu người dùng đã có trải nghiệm tốt trước đó, họ sẽ giới thiệu cho người khác. Vì thế, website và thương hiệu được lan tỏa nhiều hơn. Lượng truy cập và thứ hạng tăng lên theo cách rất tự nhiên, bền vững.

ux là gì 2

Người dùng sẽ giới thiệu website khi họ cảm thấy hài lòng

Trên cơ sở này, bạn cần tính toán khả năng được giới thiệu là bao nhiêu. Đó là nền tảng sớm có kế hoạch đáp ứng một lượng nhu cầu lớn và đa dạng hơn.

Tính ứng dụng

Tính ứng dụng chỉ ra mức độ dễ tiếp cận và sử dụng của website đến đâu. Nếu nhận về kết quả thấp chứng tỏ người dùng đang lúng túng trong thao tác. Khi không biết phải làm gì để thấy điều mình mong muốn, họ rời đi.

Ngược lại, bạn sẽ giữ chân người truy cập tốt nếu biết hướng cải thiện trong UX là gì. Qua đó, khách hàng tìm thấy điều mình cần. Website hạn chế tỷ lệ Bounce Rate và mở ra nhiều tiềm năng về doanh thu cũng như thứ hạng.

Tác vụ của người dùng

Tác vụ là yếu tố vô cùng quan trọng trong UX. Bởi lẽ, một website không hỗ trợ được hoạt động người tìm kiếm rất khó để cho là trải nghiệm tốt. Muốn cụ thể, bạn cần đo lường qua:

Tác vụ thực hiện trôi chảy là cách đem tới chỉ UX cao hơn

Tác vụ thực hiện trôi chảy là cách đem tới chỉ UX cao hơn

– Tỷ lệ hoàn thành: Báo cáo phần trăm người dùng thực hiện trọn vẹn tác vụ của mình.

– Tỷ lệ lỗi: Thể hiện số người mắc lỗi trong quá trình thực hiện. Ví dụ như điều hướng sai đến website.

– Trung bình số lỗi: Đã gặp phải trong khi làm việc với tác vụ.

– Thời gian thực hiện: Qua đó thể hiện năng suất của người dùng.

– Dễ thực hiện: Các nhiệm vụ có dễ dàng được hoàn thành không?

Nắm bắt chỉ số tác vụ trong UX là gì giúp hiểu cụ thể hơn khó khăn khách hàng gặp phải. Nhiệm vụ của bạn là làm cho quá trình của họ trở nên dễ dàng, ít lỗi và nhanh chóng hơn.

Yếu tố cốt lõi giúp nâng cao User Experience

Sau khi đánh giá, bạn đã biết được những vấn đề gặp phải trong UX là gì. Dưới đây là cách triển khai nhằm khắc phục vấn đề, cải thiện trải nghiệm. Phần này tập trung toàn bộ vào kĩ thuật có thể sửa đổi trên website.

Sử dụng khoảng trắng

Ý nghĩa của việc sử dụng khoảng trắng trong nâng cao UX là gì? Nhiều người cảm thấy lãng phí vì các White Space không được tận dụng triệt để. Họ cho rằng website nên chèn thêm quảng cáo vào đó để thu về lợi nhuận.

Thiết kế khoảng trắng thích hợp giúp web rõ ràng, chuyên nghiệp hơn

Thiết kế khoảng trắng thích hợp giúp web rõ ràng, chuyên nghiệp hơn

Thế nhưng điều này có thực sự đem đến nhiều giá trị hơn? Trước hết, bạn cần biết khoảng trắng được chia làm hai loại:

Khoảng trắng chủ động: Cố tình tạo ra trong mô hình thiết kế. Mục đích sử dụng để làm rộng mở web, nhấn mạnh yếu tố nào đó.

Khoảng trắng bị động: Xuất hiện xung quanh các dòng và chữ. Điều này diễn ra trong quá trình dàn trang, không thể hiện ý đồ thiết kế UX là gì.

Thông qua những hình thức này, người dùng sẽ tiếp cận thông tin nhanh hơn. Nếu tất cả đều chèn chữ và hình ảnh rất dễ bị rối. Theo Crazy Egg, yếu tố này có thể tăng sự chú ý của khách truy cập lên đến 20%.

White Space giúp trang web trở lên gọn gàng và chuyên nghiệp hơn. Tuy thế, bạn vẫn cần ghi nhớ các trường hợp ngoại lệ. Đó là khi muốn cung cấp nhiều nội dung trên cùng một trang để người đọc không phải kéo xuống.

Việc chèn nhiều khoảng trắng có thể làm ngắt quãng kiến thức, thông tin. Giải pháp là đưa nội dung quan trọng lên đầu, chèn White Space xung quanh.

Tối ưu tốc độ trang để cải thiện trải nghiệm người dùng

Khi tìm hiểu UX là gì chắc chắn không thể bỏ qua yếu tố tốc độ trang. Load page quá lâu là thứ khiến người dùng khó chịu. Họ sẽ nhanh chóng bỏ đi vì còn hàng triệu nguồn thông tin khác đang hiện ra trước mắt.

Resize hình ảnh là cách dễ nhất để tối ưu tốc độ tải trang

Resize hình ảnh là cách dễ nhất để tối ưu tốc độ tải trang

Bạn nên dùng thử PageSpeed Insights của Google. Đây là công cụ kiểm tra tốc độ miễn phí và đề xuất cách khắc phục cho giao diện Desktop và Smartphone. Tuy nhiên, đơn giản nhất vẫn là tối ưu hình ảnh upload trước.

✅Tối ưu hình ảnh Giải thích
Thay đổi kích thước Mỗi vị trí trên giao diện web cần có hình ảnh được thiết kế kích thước khác nhau. Việc chọn đúng giúp tăng độ sắc nét, tiết kiệm dung lượng

Bạn đừng bao giờ đặt hình nền desktop có size 1920 x 1080px chỉ để làm Thumbnail ảnh đại diện. Hãy tham khảo một số cách điều chỉnh thông số sau:

– Featured Image của Blog: 1200 x 628px.

– Banner hoặc Slider Landing Page: 1360 x 540px.

– Hình minh họa trên các loại Blog Article: 700 x 400px.

– Ảnh sản phẩm trong trang danh mục: 300 x 300 hoặc 300 x 400px.

Giảm dung lượng ảnh – Giảm dung lượng ảnh là phương pháp không thể bỏ qua khi tìm hiểu UX là gì. Đối với ảnh gốc, bạn có thể nén 70 hoặc thậm chí 80% dung lượng. Cách này vẫn đảm bảo chất lượng không đổi khi nhìn bằng mắt thường.

– Nhiều công cụ hỗ trợ giúp bạn thực hiện nhanh chóng như Compressor.io.

Upload lên website Sau khi đã resize và nén hoàn tất, bạn chỉ cần tải lên website là xong. Đây chính là các bước đơn giản để trả lời tối ưu hình ảnh trong UX là gì.

Dùng CTA thu hút

Bạn đã hiểu tầm quan trọng của CTA trong UX là gì? Đây là bước giúp chuyển đổi người dùng thành khách hàng. Nếu không có các nút Call to Action rất khó để níu chân khách truy cập trên trang. Cách thiết kế nhằm kêu gọi hãy nhấn vào như phần dưới đây.

Màu sắc

Nếu chưa biết quy tắc màu trong UX là gì, hãy dựa vào tâm lý học. Thông qua yếu tố này có thể tiết lộ thông điệp khác nhau.

Màu sắc trong CTA rất quan trọng

Màu sắc trong CTA rất quan trọng

Giả sử, đỏ rực tạo cảm giác mạnh mẽ, năng động và khẩn cấp, kích thích nhịp tim người dùng. Bạn có thể sử dụng cho các đợt sale để thôi thúc hành động mua hàng. Tone xanh đem đến sự dễ chịu nên được các spa, dịch vụ nghỉ dưỡng sử dụng.

Do đó, bạn nên hiểu cảm giác muốn khơi gợi thông qua trải nghiệm UX là gì. Một tuýp ở đây là hãy sử dụng tương phản giữa màu nền và nút CTA để tăng sự chú ý.

Từ ngữ sử dụng

Từ ngữ sử dụng trong CTA có tác động không nhỏ đến hành động người trải nghiệm. Để thành công, bạn nên dựa trên nguyên tắc 3S:

Simple(đơn giản): Truyền tải thông điệp đơn giản và dễ hiểu. Chẳng hạn như: đăng ký, mua hàng, nhận tài liệu,…

Specific(cụ thể): Tạo cảm giác CTA viết riêng cho họ. Để làm được cần nắm bắt tâm lý và nhu cầu.

Strong(mạnh mẽ): Dùng các từ như ngay hôm nay, hoàn toàn, triệt để,…

Bên cạnh đó, bạn cũng nên in hoa, bôi đậm hoặc đổi màu nhưng không được quá lạm dụng. Điều quan trọng nhất đúng theo tinh thần giải thích UX là gì – đặt lợi ích người dùng làm trọng tâm.

Hyperlink là liên kết từ trang này tới trang khác trong cùng hoặc khác website. Khi nhấn vào, người dùng sẽ tìm thấy các thông tin liên quan hoặc chuyên đề sâu hơn. Vậy điều cần cải thiện để họ dễ nhận ra, tăng cường UX là gì?

– In đậm, đổi màu.

– Gạch chân.

Khảo sát chỉ ra người dùng sẽ tự động xem các dòng chữ màu xanh dương và được gạch chân là link. Độ dài phù hợp giúp họ có thể hiểu được nội dung sắp được đề cập đến là gì.

Liệt kê thông tin bằng gạch đầu dòng

Phương pháp cải thiện UX là gì trong khi người dùng có rất nhiều mối bận tâm khác nhau? Nếu quá 5 giây không tìm thấy thông tin cần thiết, họ sẽ thoát ngay. Các gạch đầu dòng giúp tóm gọn kiến thức nhanh chóng.

Bạn cũng có thể biến tấu chúng thành các icon để thỏa sức sáng tạo. Tại đây, White Space xung quanh được tận dụng nhằm hướng sự tập trung vào nội dung.

Chọn hình ảnh thông minh

Người dùng Internet ngày càng thông minh và nhanh nhạy khi đánh giá website. Họ rất dễ nhận ra đâu là hình ảnh được tải từ kho miễn phí. Điều này làm giảm độ tin cậy và thẩm quyền.

Hình ảnh cần có sự chỉnh chu, đầu tư công sức

Hình ảnh cần có sự chỉnh chu, đầu tư công sức

Ví dụ khác, đối tượng hướng đến là người Việt nhưng lại sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Đây không phải là cách làm hay để tiếp cận. Người châu Á cũng sẽ phớt lờ nếu hình ảnh sản phẩm là người da trắng. Chính vì thế, hành động của thiện UX là gì?

– Sử dụng hình ảnh “chính chủ”.

– Hướng đến các đối tượng mục tiêu cần tiếp cận.

– Nội dung trong ảnh có sự liên quan.

Tuy không phải là yếu tố chính nhưng lại là cách để biến website trở nên nổi bật hơn. Vì thế, bạn nên bỏ chút thời gian thiết kế trước khi upload.

Tiêu đề cuốn hút

Trước khi nói đến sự cuốn hút, tiêu đề cần cho người truy cập thấy đúng nội dung họ đang cần. Vì thế, bạn nên cho vào từ khóa cùng các kiểu Localization như ghi rõ khu vực khách hàng.

Bên cạnh đó, tiêu đề cần nổi bật về màu sắc, kích cỡ cũng như mô tả chuẩn xác. Bên dưới Title là các Heading triển khai ý. Để thuận tiện, bạn nên thiết kế mục lục có thể nhấp được.

Tạo sự thống nhất

Điều cần làm để tạo nên tổng thể hài hòa, thống nhất theo chuẩn UX là gì? Website phải có sự đồng bộ về kích cỡ tiêu đề, màu sắc, khoảng cách, pallet màu,…

Sự mâu thuẫn khiến cho người dùng lạc lối, không biết mình còn ở web ban đầu không. Theo một quy chuẩn nhất định cũng là cách để ghi sâu thương hiệu vào tiềm thức người truy cập.

Khắc phục lỗi 404

Sau khi tìm hiểu phương pháp cải thiện UX là gì, bạn cần khắc phục triệt để lỗi 404. Sự cố này có thể không bị Google phạt nặng nhưng lại tác động xấu đến người dùng. Họ hụt hẫng và thậm chí là bực mình vì tốn thời gian vô ích.

Để trải nghiệm tốt, bạn không thể để web mắc lỗi 404

Để trải nghiệm tốt, bạn không thể để web mắc lỗi 404

Hãy sử dụng công cụ Google Search Console để phát hiện những trang đang mắc phải vấn đề này. Từ đó, quản trị web nên có phương án khắc phục kịp thời.

Tạo web tương thích với giao diện thiết bị

Để tạo nên thành công, bạn cần biết xu hướng mới trong UX là gì. Nhiều năm gần đây, hầu hết người dùng đều truy cập từ thiết bị di động. Thậm chí, Google đã bắt đầu phạt tác vụ với web không tối ưu trên Smartphone.

Nội dung đảm bảo dễ dàng hiển thị trọn vẹn trên mọi thiết bị

Nội dung đảm bảo dễ dàng hiển thị trọn vẹn trên mọi thiết bị

Vì thế, cách trình bày thông tin cần biến đổi linh hoạt trên mọi kích cỡ màn hình. Nếu không, bạn sẽ mất uy tín và lượng lớn Traffic.

Mô hình HEART

Bên cạnh các tiêu chí ở trên, bạn cũng có thể đi theo mô hình HEART. Đó giống như một bản lề, để khi thực hiện mọi hoạt động đều tuân theo nguyên tắc.

– Happiness(hạnh phúc): Đo lường thái độ người dùng.

– Engagement(tiếp cận): Mức độ tham gia của khách truy cập.

– Adoption(áp dụng): Lượng khách hành mới dùng sản phẩm hoặc tính năng.

– Retention(duy trì): Tỷ lệ người quay trở lại.

– Task success(thành công của tác vụ): Gồm các chỉ số hành vi truyền thống về trải nghiệm người dùng.

Năm yếu tố này có thể áp dụng trên cấp độ toàn bộ website hoặc từng phần chức năng. Tùy vào tình huống và nhu cầu hiện tại, bạn sẽ biết khía cạnh mình nên dồn tâm sức trong UX là gì.

Trên đây là những điều cần biết để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên website. Thông qua sự chỉn chu trong từng yếu tố sẽ giúp gây dựng niềm tin, tăng nhanh thứ hạng. Kdigimind tin rằng anh chị em làm SEO đã hiểu UX là gì thông qua bài viết.