Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn hẳn. Do đó, việc lựa chọn và tìm hiểu về các thông tư về quản lý và sử dụng chung cư ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó, phải kể đến thông tư 02/2016. Tuy nhiên, vẫn có không ít người thắc mắc và băn khoăn về các thông tin trong thông tư này. Hiểu được điều này, Meeyland sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cụ thể nhất.

Thông tư 02/2016 là gì?

Thông tư 02/2016 là gì?

Đối với những bạn đang quan tâm đến các vấn đề về chung cư cũng sẽ không cảm thấy xa lạ khi nhắc đến thông tư tháng 02/2016. Thông tư 02/2016/bxd được áp dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết và hiểu rõ được quy chế quản lý nhà chung cư trong thông tư này.

Thông tư vào 02/2016 là một thông tư  được ban hành quy chế quản lý và các hướng dẫn sử dụng chung cư và  được ban hành vào ngày 15 tháng 02 năm 2016 theo nghị định số 02/2016/TT-BXD

Trong thông tư được ban hành các nội dung được quy định về quy chế quản lý. Trong thông tư này được căn cứ trong Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 và Nghị định số 62/2013/NĐ-CP được Chính phủ  ban hành vào ngày 25 tháng 6 năm 2013 có quy định về các chức năng và  nhiệm vụ cũng như là quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng. 

Ngoài ra, thông tư cũng được dựa vào Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ. Nội dung nghị định này đã thể hiện rõ được các  nội dung về quy định chi tiết và các hướng dẫn cụ thể về vấn đề thi hành một số điều của Luật Nhà ở. 

Thông tư tháng 02 năm 2016

Bên cạnh đó, thông tư 02 của bộ xây dựng này được ban hành cũng được dựa trên các đề nghị của Cục trưởng của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Từ đó, tháng 02 năm 2016 Bộ xây dựng đã ban hành Thông tư về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư này.

Thông tư được ban hành với 3 nội dung chính, gồm các điều sau đây mà bạn nên nắm rõ để có thể hiểu rõ hơn về thông tư 02/2016 và thực hiện một cách tốt nhất.

Thông tư ban hành kèm theo các Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ( dựa theo điều Thông tư được thực thi và có hiệu lực từ ngày 02/04/2016. Sau đây là các văn bản hết hiệu lực thi hành kể từ ngày thông tư này của bộ xây dựng hiệu lực thi hành ( dựa theo điều 2)

  • Đầu tiên, chính là quyết định số 08/2008/QĐ-BXD 28/05/2008 được quyết định bởi  Bộ trưởng đứng đầu bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư;
  • Tiếp đến là thông tư số 05/2014/TT-BXD 09/05/20014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng dựa vào các quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 17 và được nằm trong các quy chế về các nội dung như quản lý sử dụng nhà chung cư được ban hành và có kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD 28/05/ 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
  • Thông thường, các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư này đều được bộ Xây dựng, các Bộ, ngành và UBND các tỉnh và các thành phố trực thuộc Trung ương mà đã ban hành trước ngày Thông tư bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có các quyền lực ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND  các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; và các tổ chức, cá nhân có liên quan đều phải có trách nhiệm thi hành Thông tư này ( dựa theo điều 3).

Một số quy định trong thông tư tháng 2 năm 2016 mà bạn nên biết

Một số quy định trong thông tư tháng 2 năm 2016 mà bạn nên biết

Nội dung của quy định thông tư 02 bxd luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của mọi người. Khi nắm được các thông tin này, bạn sẽ hiểu hơn và sử dụng được đúng nhất các quy định và tránh được những rắc rối trong việc quản lý và sử dụng chung cư bạn nhé!

Quy định chung về quản lý và sử dụng chung cư trong 02/2016/tt-bxd có 4 điều với các điều khoản khác nhau nhằm quy định những điều cần thực hiện. Cụ thể, thông tư 02/2016/tt-bxd quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư có 4 điều quy định như sau:

  • Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
  • Điều 2: Đối tượng áp dụng
  • Điều 3: Giải thích từ ngữ
  • Điều 4: Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà chung cư

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về thông tư 02/2016/tt-bxd

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về thông tư 02/2016/tt-bxd

Trong quá trình tìm hiểu về thông tư 02/2016 bộ xây dựng có rất nhiều bạn thắc mắc và chưa thật sự hiểu rõ được về thông tư này. Để giúp bạn có thể hiểu hơn và dễ dàng áp dụng vào thực tế, sau đây sẽ là một số giải đáp những thắc mắc thường gặp. Hãy bỏ túi ngay những thông tin sau để biết thêm chi tiết bạn nhé!

Đối tượng áp dụng thông tư số 02/2016/TT-BXD tháng 02 năm 2016 là những ai?

Đối tượng áp dụng thông tư số 02/2016/TT-BXD tháng 02 năm 2016 là những ai?

Việc nắm được các đối tượng áp dụng sẽ giúp bạn có thể nắm bắt được các thông tin và áp dụng một cách hiệu quả nhất. Thông tư số 02/2016/tt-bxd đưa ra 3 đối tượng áp dụng chính. Mỗi đối tượng đều phải thực hiện các yêu cầu và quy định của thông tư 02/2016 của bộ xây dựng này một cách nghiêm túc và chính xác nhất:

  • Đối tượng thứ nhất chính là các chủ đầu tư Đây có thể là của các cá nhân, tổ chức những người đứng đầu tư của các dự án xây dựng nhà chung cư hay các chủ sở hữu hoặc có thể là những người sử dụng nhà chung cư có cùng hệ thống và có cùng đội ngũ ban quản trị tại các tòa  nhà chung cư và các đơn vị có quyền lực và khả năng quản lý vận hành nhà chung cư.
  • Đối tượng thứ 2 chính là các cơ quan quản lý của nhà nước có liên quan và có các mối quan hệ mật thiết đến các vấn đề như:việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.
  • Đối tượng thứ ba đó chính là các tổ chức hoặc là các cá nhân có liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Mỗi đối tượng cần nắm rõ được các nhiệm vụ và công việc của mình để có thể thực thi tốt các quy định đã được ban hành.

Các từ ngữ được giải thích trong thông tư 02/2016/tt-bxd doc

Các từ ngữ được giải thích trong thông tư 02/2016/tt-bxd 

Trong thông tư 02 bộ xây dựng có sử dụng nhiều từ ngữ nhưng để am hiểu hết các từ ngữ này thì không phải ai cũng biết. Trong thông tư 02/2016 bxd này, bạn có thể hiểu các từ ngữ theo cách như sau:

1:  Nhà chung cư chính là loại nhà ở đã được quy định tại Khoản 3 Điều 3 theo nội dung trong các Luật Nhà ở.

2: Tòa nhà chung cư chính là một khối nhà chung cư. Trong đó, có thể có một hoặc là một số đơn nguyên hoặc nhiều hơn và chúng đều được xây dựng dựa theo các kế hoạch quy hoạch cũng như là các hồ sơ dự án. Tất cả đều do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3: Cụm nhà chung cư chính là các tập hợp từ hai tòa nhà chung cư trở lên. Chúng đều được xây dựng trên một khu đất nằm trong các  diện tích quy hoạch. Từ đó, các hồ sơ dự án đều được do các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, chúng phải cần có cùng hình thức là một chủ sở hữu hoặc có thể là nhiều chủ sở hữu.

4.: Mục đích chính của nhà chung cư để ở. Những căn nhà này là được thiết kế, xây dựng chỉ sử dụng cho mục đích chính đó là để ở.

5: Nhà chung cư được xác định mục đích chính là sử dụng hỗn hợp nhà theo hình thức nhà chung cư có được thiết kế hay xây dựng. Tất cả đều nhằm để sử dụng vào mục đích ở và các mục đích khác như: mục đích xây dựng văn phòng, xây dựng các loại hình dịch vụ hay các dịch vụ thương mại khác.

6: Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư thường sẽ là những chủ sở hữu vốn hoặc là bất cứ một hay nhiều tổ chức, cá nhân nào đó đã có trách nhiệm được giao quản lý, sử dụng vốn. Từ đó, nhằm mục đích để có thể  thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Trong đó, tất nhiên phải kể đến nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan (gọi chung là chủ đầu tư).

7: Chủ sở hữu nhà chung cư chính là những chủ sở hữu căn hộ hay là các diện tích khác mà không phải là căn hộ trong nhà chung cư như trước.

8: Theo thông tư này những người sử dụng nhà chung cư sẽ là những chủ sở hữu có quyền sử dụng nhà chung cư trực tiếp hoặc cũng có thể là các tổ chức, hộ gia đình hay các cá nhân đang sử dụng hợp pháp căn hộ của mình cũng như là các phần diện tích khác trong nhà chung cư. Tất cả đều sẽ thông qua các hình thức khác nhau nhằm quản lý sử dụng hoặc sử dụng theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.

9: Người đại diện của chủ sở hữu căn hộ hoặc các diện tích khác mà không phải căn hộ trong nhà chung cư sẽ là những người đại diện cho chủ sở hữu của mỗi căn hộ trong một phần diện tích khác không phải. Điều này sẽ được hiểu như là căn hộ trong nhà chung cư hoặc có thể là người sử dụng hợp pháp nếu trong các trường hợp mà chủ sở hữu không sử dụng và có ủy quyền hợp pháp.

10: Nhà chung cư có một chủ sở hữu là gì thường được khá nhiều người thắc mắc. Điều này chính là nhà chung cư có một chủ sở hữu đối với toàn bộ thiết kế và các thi công của nhà chung cư. Tất nhiên sẽ không có phân chia phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng.

11: Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu sẽ có các hệ thống nhà chung cư có từ hai chủ sở hữu trở lên. Trong sở hữu này sẽ có phần  sở hữu riêng và có phần sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu.

12: Phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư chính là các phần diện tích cũng như là các hệ thống thiết bị và là hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Tất cả điều này đã được quy định tại Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà. Tuy nhiên, chúng đều thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu tòa nhà chung cư.

13: Phần sở hữu chung của khu căn hộ chính là phần diện tích và hệ thống thiết bị đã được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 100 trong các nội dung trong Luật Nhà ở. Song, chúng chỉ thuộc sở hữu chung và được sử dụng chung của các chủ sở hữu khu căn hộ.

14: Phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại được quy định chính là các phần diện tích và hệ thống thiết bị trong Luật nhà ở tại Điểm b Khoản 2 Điều 100. Tuy nhiên, chúng chỉ thuộc sở hữu chung và quyền sử dụng chung của chủ sở hữu khu chức năng này.

15: Phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư được hiểu chính là phần diện tích. Đây cũng có thể là các công trình hoặc là  các hệ thống thiết bị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật. bên cạnh đó, chúng đều là thuộc sở hữu chung và sử dụng chung của các chủ sở hữu cụm nhà chung cư. Trong đó cũng có thể bao gồm bể nước, máy phát điện, bể phốt, máy bơm nước, sân vườn công cộng và cũng có thể là các công trình, thiết bị, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt. Tất cả để được sử dụng chung cho nhiều tòa nhà nhập vào cụm nhà chung cư.

Điều cần nhớ trong quản lý phần sở hữu riêng trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

Điều cần nhớ trong quản lý phần sở hữu riêng trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

Trong quản lý phần sở hữu riêng trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu sẽ có những quy định nhất định. Dưới đây là 3 quy định có trong thông tư ban hành quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư mà bạn nên  nhớ:

1: Trong thông tư 02/2016 có đề cập là các phần diện tích cũng như của các thiết bị đang thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu đã được quy định tại Khoản 1 Điều 100 trong các nội dung của Luật Nhà. Quy định này cần phải được ghi rõ trong các hợp đồng hay là các thỏa thuận mua bán cũng như là các hợp đồng thuê mua căn hộ hoặc các phần diện tích khác không thuộc và không phải căn hộ trong nhà chung cư.

Bên cạnh đó, đi kèm các hợp đồng mua bán và thuê mua căn hộ. Các chủ đầu tư cần phải cung cấp đầy đủ các bản vẽ theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 thuộc nội dung trong Quy chế này cho những  người liên quan như: người mua, thuê mua.

2: Đối với những trường hợp có ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ trước ngày mà Quy chế này được thực thi và có hiệu lực thi hành thì cần phải xác định phần diện tích, các thiết bị thuộc sở hữu riêng. Sau đó, mới có thể cung cấp các bản vẽ kèm theo được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà. Đối với trường hợp mà  pháp luật về nhà ở không có quy định thì xác định theo thỏa thuận mua bán, thuê mua căn hộ.

3: Các chủ sở hữu nhà chung cư cần trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác có liên quan và quản lý về nội dung và quy định về các phần sở hữu riêng của mình . Tuy nhiên, trong trường hợp mà việc sử dụng phần sở hữu riêng cần đảm bảo đúng công năng thiết kế, mục đích đã được phê duyệt. Đặc biệt, không làm ảnh hưởng đến phần sở hữu riêng của các chủ sở hữu hoặc là các phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Trên đây là một số thông tin về thông tư 02/2016 của bộ xây dựng mà bạn nên biết. Hy vọng với bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về thông tin quản lý và sử dụng chung cư để tránh khỏi các sai phạm không cần thiết. Để có thể có được thêm cho mình các thông tin cần thiết, đừng quen liên hệ với Meeyland để có thêm các tin tức cụ thể hơn.