Facebook là trang mạng xã hội có số lượng người dùng lớn nhất hiện nay. Đây là kênh dành cho tất cả mọi người, có thể giao lưu, trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau hoàn toàn miễn phí. Và tất nhiên, bạn cũng hoàn toàn có thể bán hàng trên facebook thông qua facebook cá nhân hoặc chạy quảng cáo fanpage. Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ cho bạn về tư duy và kỹ thuật triển khai Facebook Ads đơn giản, hiệu quả.

Phần 1: Đặt vấn đề 

Đối với Facebook Ads thì sẽ có 2 phần chính:

  • Thứ nhất: Phần tư duy triển khai.
  • Thứ hai: Phần kỹ thuật triển khai chạy quảng cáo facebook.

Hai phần này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận vấn đề với các kênh truyền tải giá trị. 

Tư duy và kỹ thuật triển khai Facebook Ads

Tư duy và kỹ thuật triển khai Facebook Ads

Chạy quảng cáo Facebook Ads hay chạy quảng cáo Google không thể nào quyết định đến việc bạn bán hàng được hay không. Vì thế, bạn cần phải nhìn được bức tranh lớn mà bạn có ý định triển khai để Digital Marketing tổng thể. 

Đối với việc triển khai Digital marketing tổng thể thì Facebook và Google sẽ là những công cụ hỗ trợ đắc lực trong một vài phần, một vài giai đoạn của kế hoạch, tác động tới hành trình ra quyết định của khách hàng. Đây chính là điều quan trọng nhất mình phải nắm được và hiểu được.

Facebook rất quan trọng trong việc triển khai Digital marketing

Facebook rất quan trọng trong việc triển khai Digital marketing

Nếu như bạn triển khai Digital marketing, bạn không hiểu được bản chất của vấn đề nằm ở đâu, thấy đối thủ làm thì mình cũng làm theo, có thể bạn cũng sẽ gặp sai lầm và trong đa số các trường hợp việc này không đem lại hiệu quả.

Ví dụ: Bạn thấy đối thủ của mình triển khai kênh Facebook rất tốt và bạn cũng triển khai như thế nhưng không mang lại hiệu quả. Đó là do bạn không hiểu đối thủ của mình đang làm như thế nào hoặc phương án đó phù hợp với sản phẩm của đối thủ nhưng không phù hợp với sản phẩm của bạn nên sẽ không đem lại hiệu quả. 

Thực tế, những đơn vị triển khai Marketing, cũng có những sản phẩm họ chạy được nhưng cũng có những sản phẩm họ không chạy được. Có những sản phẩm chạy rất thành công nhưng cũng có những sản phẩm chi phí lên tới 50 – 60% là điều hết sức bình thường. 

Chính vì thế, mỗi một sản phẩm khác nhau thì cách tiếp cận vấn đề cũng sẽ khác nhau. Không thể nào lấy facebook ads ra triển khai như nhau với tất cả sản phẩm, vì như thế sẽ không đem lại hiệu quả.

Mỗi sản phẩm sẽ có chiến lược quảng cáo Facebook Ads riêng

Mỗi sản phẩm sẽ có chiến lược quảng cáo Facebook Ads riêng

Phần 2: Chính sách quảng cáo Facebook Ads

Ở phần này, sẽ có 2 nội dung chính: Lý thuyết nền tảng Facebook Ads và quy trình triển khai Facebook Ads.

Với lý thuyết của facebook Ads thì cũng không quá phức tạp, kiến thức cơ bản sẽ bao gồm chính sách quảng cáo căn bản.

Chính sách quảng cáo căn bản là phần đầu tiên cần phải nắm được về Facebook Ads. Lý do là vì, tài khoản Facebook rất quan trọng và rất quý. Với những người có một tài khoản facebook cá nhân mới chạy quảng cáo, nếu tài khoản đó bị khóa thì cần phải có một tài khoản facebook khác để thay thế. 

Chính sách quảng cáo Facebook Ads

Chính sách quảng cáo Facebook Ads

Tuy nhiên, hiện nay việc tạo tài khoản facebook cá nhân để sử dụng facebook thông thường khá phức tạp. Việc tạo một tài khoản đã khó nên việc tạo nhiều tài khoản facebook để chạy cũng sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Vì thế, khi bạn hiểu được những chính sách quảng cáo Facebook Ads căn bản của facebook sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng facebook khóa tài khoản. 

Bởi vì, khi bạn không có tài khoản facebook đồng nghĩa với việc bạn không thể chạy Facebook Ads và thực hiện các thao tác sau đó. Có những người muốn chạy Facebook Ads nhưng không có tài khoản thì họ phải chấp nhận đi thuê hoặc đi mua tài khoản facebook của người khác để chạy quảng cáo Facebook Ads.

So với chạy quảng cáo Facebook Ads thì chạy quảng cáo Google sẽ dễ hơn, đơn giản hơn vì tạo tài khoản Google rất dễ và đơn giản. Thực tế, một email có thể tạo được rất nhiều tài khoản khác nhau nhưng với facebook thì điều này không thực hiện được. 

Đó cũng chính là lý do vì sao tôi chia sẻ và muốn các bạn hiểu được về chính sách quảng cáo căn bản của Facebook để hạn chế tình trạng bị khóa tài khoản.

Trong bài viết này, mình sẽ đưa ra một số chính sách chính của facebook. Bạn cần phải đọc và tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện chạy quảng cáo Facebook Ads để hạn chế tối đa tình trạng vi phạm khi chạy quảng cáo facebook. 

Chính sách chung

Một số chính sách chung của facebook đối với một số sản phẩm bạn sẽ không thể thực hiện chạy Facebook Ads như:

  • Sản phẩm chứa nội dung người lớn.
  • Hoạt động buôn bán, tiêu thụ ma túy.
  • Hoạt động đánh bạc trực tuyến.
  • Hoạt động buôn bán vũ khí, đạn dược hoặc vật liệu nổ.
  • Hoạt động buôn bán thuốc lá
  • Hiệu thuốc trực tuyến hoặc trang web hẹn hò cũng có khả năng không được phê duyệt.
Chính sách chung

Chính sách chung

Trên facebook và cả Google sẽ có những danh mục sản phẩm bị cấm và những danh mục sản phẩm bị hạn chế quảng cáo. Vì thế, với những danh mục bị hạn chế thì bạn cần phải theo dõi thật kỹ các chính sách quảng cáo của Facebook. Nếu bạn bị từ chối quảng cáo quá nhiều lần thì facebook sẽ khóa luôn tài khoản facebook của bạn và chắc chắn bạn sẽ không thể chạy Facebook Ads được nữa. 

Chính sách nội dung

Chính sách tiếp theo của facebook về quảng cáo đó chính là chính sách về nội dung:

  • Nút gây hiểu nhầm

Nếu bạn có một hình ảnh được chèn icon phát video ở giữa thì hình ảnh đó sẽ giống với hình dáng của một video. Điều này sẽ gây hiểu nhầm cho người dùng, để họ clip vào hình ảnh thì cũng sẽ bị vi phạm chính sách về nội dung. 

  • Hình ảnh trước sau về sức khỏe và thể hình

Ví dụ: Bạn chạy Facebook Ads thực phẩm chức năng về giảm cân thì bạn sẽ không thể chạy hình ảnh kiểu trước – sau. Hoặc nếu bạn chạy một số sản phẩm chăm sóc tóc có sự thay đổi trước – sau cũng không chạy được. 

Chính sách nội dung

Chính sách nội dung

  • Hình ảnh gợi dục, hình ảnh gây chấn động sợ hãi

Một số hình ảnh gợi dục hoặc một số hình ảnh gây chấn động sợ hãi, cố tình chạy quảng cáo tiêu cực như những vụ tai nạn xe để quảng cáo về sản phẩm mũ bảo hiểm thì cũng sẽ bị vi phạm không thể chạy quảng cáo Facebook Ads.

Ngoài ra, còn có 2 chính sách khác khi chạy quảng cáo Facebook Ads là chính sách trang đích và chính sách nhắm mục tiêu. 

Chính sách trang đích 

Ví dụ, với những trang đích bạn cố tình cài để lừa dối khách hàng thì facebook sẽ quét ra và sẽ phạt. Hoặc những website không có chứng chỉ bảo mật thì có thể quảng cáo Facebook Ads sẽ không được duyệt. 

Chính sách trang đích

Chính sách trang đích

Chính sách nhắm mục tiêu

Một số chính sách nhắm mục tiêu như chạy Facebook Ads quảng cáo tuyển dụng nhân sự, chảy quảng cáo bất động sản bán nhà thì facebook sẽ không cho phép người chạy quảng cáo nhắm mục tiêu theo kiểu: Tôi muốn tuyển đối tượng từ bao nhiêu tuổi, đối tượng nam nữ… thì facebook sẽ không cho chọn kiểu nhắm mục tiêu như vậy. 

Nếu như bạn muốn chạy quảng cáo tuyển dụng trên facebook thì cần phải theo dõi kỹ, phải tìm hiểu kỹ về chính sách chạy quảng cáo của facebook để tránh tình trạng bị vi phạm và khóa tài khoản. 

Chính sách nhắm mục tiêu

Chính sách nhắm mục tiêu

Trên đây chỉ là một số chính sách chính chạy quảng cáo chính, cơ bản của Facebook Ads. Ngoài ra còn rất nhiều chính sách khác nữa, bạn có thể truy cập vào đường link dưới đây để xem thêm các chính sách chi tiết:

CHÈN LINK CHÍNH SÁCH QUẢNG CÁO FACEBOOK

Phần 3: Cơ chế phân phối quảng cáo

Phần 3.1: Cơ chế phân phối quảng cáo facebook

Phần tiếp theo cần phải nắm được khi chạy Facebook Ads đó chính là cơ chế phân phối quảng cáo facebook. Chạy quảng cáo Facebook Ads cũng giống như chạy quảng cáo Google phải biết được cơ chế phân phối quảng cáo như thế nào, thuật toán phân phối ra sao. Bạn phải biết được rằng tại sao quảng cáo của mình hiển thị được hoặc tại sao đối thủ hiện thị được.

Cơ chế phân phối quảng cáo facebook

Cơ chế phân phối quảng cáo facebook

Bạn hãy hình dung facebook và Google là hai nền tảng giống nhau, đều là nền tảng đi kết nối người dùng và các nhà quảng cáo với nhau. Ví dụ: Tôi là một người dùng trên facebook, tôi lướt facebook, sử dụng facebook miễn phí. Còn facebook sẽ cho doanh nghiệp, cho các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên nền tảng facebook. Khi tôi lướt facebook thì tôi sẽ thấy được những quảng cáo đó.

Để đặt được quảng cáo trên facebook cần phải thông qua cơ chế đấu giá. Bởi vì, vị trí quảng cáo có hạn nhưng các doanh nghiệp, các nhà quảng cáo rất nhiều nên phải thông qua cơ chế đấu giá. Việc này tương tự như trên nền tảng Google, khi muốn đứng ở vị trí cao, vị trí hiển thị quảng cáo trên Google thì cần phải đấu giá để được hiển thị. 

Để đặt được quảng cáo trên facebook cần phải thông qua cơ chế đấu giá

Để đặt được quảng cáo trên facebook cần phải thông qua cơ chế đấu giá

Tất nhiên, không chỉ việc bỏ nhiều tiền là quảng cáo lên top được mà cần phải đảm bảo đúng với chính sách của Facebook. Nếu vi phạm chính sách quảng cáo của facebook thì không thể chạy quảng cáo được. Vì thế, muốn chạy Facebook Ads thì bạn cần phải đáp ứng đủ điều kiện, liên quan đến việc đấu giá, phải bỏ tiền ra. Bên cạnh đó, phải liên quan đến phần điểm chất lượng. 

Nếu như chúng ta chạy quảng cáo những nội dung tiêu cực quá thì sẽ ảnh hưởng đến người dùng trên facebook. Cho nên view của facebook sẽ tối ưu hóa 2 việc: 

  • Đối với người dùng

Với nhóm người dùng thì cần phải cung cấp những trải nghiệm tích cực và phù hợp. Nghĩa là, dù facebook cung cấp quảng cáo nhưng nếu quảng cáo đó gây khó chịu cho người dùng thì người dùng sẽ bỏ không dùng facebook. 

Với người dùng facebook cần phải cung cấp trải nghiệm tích cực

Với người dùng facebook cần phải cung cấp trải nghiệm tích cực

Hoặc nếu quảng cáo không phù hợp sẽ tạo ra những trải nghiệm không tốt. Vì đa số người dùng lên mạng xã hội để giải trí nhưng khi lướt facebook chỉ toàn thấy quảng cáo tào lao thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm người dùng. Đó là lý do vì sao facebook cần phải tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên nền tảng facebook, phải đem đến trải nghiệm tích cực và phù hợp.  

  • Đối với nhà quảng cáo

Đối với những nhà quảng cáo thì facebook cần phải giúp cho những nhà quảng cáo chạy quảng cáo hiệu quả, minh bạch. Đặc biệt, phải cho người chạy Facebook Ads có quyền kiểm soát.

Quyền kiểm soát của nhà quảng cáo khi chạy Facebook Ads giống với trên Google đó là giúp họ đặt được giá thầu, đặt được ngân sách, target được vị trí mà họ muốn hiển thị. Đồng thời, muốn tắt, bật quảng cáo bất kỳ lúc nào tùy thuộc vào quyền kiểm soát của nhà quảng cáo.  

Với nhà quảng cáo phải minh bạch, hiệu quả

Với nhà quảng cáo phải minh bạch, hiệu quả

Giống như Google, facebook cũng sử dụng công nghệ máy học, công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo. Nghĩa là sử dụng công nghệ để giúp cho việc phân phối quảng cáo tốt hơn. Công nghệ giúp cho người dùng facebook thấy được những quảng cáo tích cực, phù hợp với nhu cầu của họ, phù hợp với inside bên trong như tính cách, phù hộ với cách thức họ thường hoạt động trên facebook. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho việc chạy quảng cáo tiếp cận đúng người, đúng thời điểm. 

Đây là những ý chính, là cơ chế quảng cáo Facebook Ads trên facebook nhằm kết nối người dùng với nhà quảng cáo và việc hiển thị quảng cáo được thông qua cơ chế đấu giá. Tất nhiên, facebook sẽ sử dụng công nghệ để việc phân phối quảng cáo hiệu quả  hơn cho nhà quảng cáo và làm cho trải nghiệm của người dùng trên facebook tốt hơn.

Phần 3.2: Công nghệ của cơ chế phân phối quảng cáo facebook (Máy học)

Khi bạn bắt đầu thiết lập một quảng cáo Facebook Ads trên facebook thì sẽ trải qua giai đoạn đầu tiên đó chính là giai đoạn máy học. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Bởi vì, nếu giai đoạn này bạn làm không tốt, không tốt thì kết thúc giai đoạn này thì quảng cáo sẽ phân phối không đúng. 

Trong giai đoạn này, facebook sẽ đi tìm hiểu xem quảng cáo này nên phân phối cho ai, nên phân phối vào thời điểm nào. Nếu nhà quảng cáo làm phần này không kỹ thì sau khi máy học xong, nếu như bạn làm không tốt thì giai đoạn sau khi học xong rồi, facebook sẽ đi phân phối “tùm lum” , có thể khiến cho quảng cáo không hiệu quả. Cho nên, giai đoạn máy học là giai đoạn cực kỳ quan trọng.

Máy học trong Facebook Ads

Máy học trong Facebook Ads

Trước khi nói về máy học, tôi sẽ chia sẻ về cơ cấu quảng cáo trên facebook tương tự như Google. Một tài khoản facebook thì bạn sẽ tạo được nhiều chiến dịch, mỗi chiến dịch sẽ có mục tiêu chiến dịch riêng. Đồng thời, trong một chiến dịch sẽ có nhiều nhóm quảng cáo khác nhau.

Việc này tương tự như việc bạn chạy quảng cáo Google, một chiến dịch sẽ có nhiều nhóm quảng cáo, nhiều nhóm quảng cáo đó chính là những phần bạn nhắm mục tiêu quảng cáo. Đối với quảng cáo Google thì sẽ nhắm mục tiêu theo độ tuổi, sở thích tương ứng.    

Với Facebook Ads cũng vậy, một chiến dịch bạn có thể vận hành nhiều nhóm quảng cáo. Khi đó, máy học của facebook sẽ diễn ra như sau:

Khi nào bạn tạo mới một nhóm quảng cáo thì facebook sẽ bắt đầu giai đoạn máy học. Ví dụ: Nếu bạn có một chiến dịch ban đầu bạn tạo một chiến dịch và một nhóm quảng cáo thì nhóm quảng cáo đầu tiên sẽ trải qua giai đoạn máy học. Sau đó, bạn mới tiếp tục tạo thêm một nhóm quảng cáo nữa ở trong chiến dịch cũ thì nhóm quảng cáo mới tạo cũng sẽ trải qua giai đoạn tương tự như vậy, đó là giai đoạn máy học. 

Vì thế, khi bạn tạo mới bất kỳ nhóm quảng cáo nào thì nó nó cũng sẽ trải qua hết giai đoạn này. Cho nên, khi chạy Facebook Ads, việc bạn hiểu giai đoạn máy học như thế nào sẽ rất quan trọng. Bởi vì, nếu giai đoạn máy học bạn làm không tốt, không kỹ thì sẽ khiến quảng cáo facebook sau đó phân phối không hiệu quả. 

Tóm lại, máy học là giai đoạn facebook đi tìm hiểu nên phân phối quảng cáo vào ai và nên phân phối ở thời điểm nào là tốt nhất. Khi bạn tạo một quảng cáo mới, máy học sẽ bắt đầu học lại hoặc khi bạn thay đổi, điều chỉnh những điều chỉnh quan trọng thì máy học cũng sẽ học lại. 

Máy học giúp facebook hiểu nên phân phối quảng cáo như thế nào

Máy học giúp facebook hiểu nên phân phối quảng cáo như thế nào

Ví dụ: Nhóm quảng cáo bạn đang target đối tượng từ 18 – 24 tuổi, nếu bạn muốn điều chỉnh, thay đổi target từ 24 – 35 tuổi thì máy học sẽ bắt đầu học lại. Hoặc đầu tiên bạn đặt ngân sách quảng cáo là 500.000đ nhưng sau đó bạn thấy rằng 500.000đ nhiều quá và điều chỉnh xuống 300.000đ thì máy học cũng sẽ bắt đầu học lại.

Máy học thường sẽ kết thúc khi đủ 50 kết quả trong vòng 7 ngày.

Lưu ý

Không nên chỉnh sửa chiến dịch/ nhóm quảng cáo/quảng cáo trong giai đoạn máy học. 

Nếu thực sự cần thiết phải điều chỉnh thì chỉ cố gắng điều chỉnh hết trong một lần. Bởi vì, nếu chỉnh thì máy học sẽ bắt đầu học lại từ đầu làm ảnh hưởng đến hiệu suất quảng cáo của bạn. Chỉ sau khi giai đoạn máy học kết thúc thì quảng cáo mới phân phối ổn định. Nếu trong giai đoạn máy học bạn cứ điều chỉnh nhiều thì máy học sẽ học mãi không thể thực hiện được các thao tác sau.

Không nên chỉnh sửa chiến dịch quảng cáo trong giai đoạn máy học

Không nên chỉnh sửa chiến dịch quảng cáo trong giai đoạn máy học

Không nên chia 1 chiến dịch quá nhiều nhóm quảng cáo nếu ngân sách nhỏ/thử nghiệm

Khi bạn tạo mới một nhóm quảng cáo Facebook Ads, máy học sẽ ở trên từng nhóm quảng cáo. Nếu ngân sách của bạn quá nhỏ trong khi bạn tạo quá nhiều nhóm trong cùng một chiến dịch thì sẽ ảnh hưởng đến phần máy học của facebook. Bởi vì, phải đủ 50 kết quả thì mới kết thúc quá trình máy học. 

Không nên chia 1 chiến dịch quá nhiều nhóm quảng cáo

Không nên chia 1 chiến dịch quá nhiều nhóm quảng cáo

Ví dụ: Nếu một chiến dịch bạn để ngân sách thấp khoảng 500.000đ mà bạn tạo 5 nhóm quảng cáo thì mỗi nhóm quảng cáo được tiêu trung bình khoảng 100.000đ/1 nhóm quảng cáo. Vì thế, có thể 100.000đ sẽ không đủ để cho 50 kết quả làm ảnh hưởng đến giai đoạn máy học.

Cho nên, không nên chia nhiều nhóm trong cùng một chiến dịch. Với cách làm của tôi, tôi sẽ làm một chiến dịch, 1 nhóm quảng cáo, đặc biệt, trong quá trình chạy thử nghiệm. 

Bởi vì, khi chạy thử nghiệm Facebook Ads, bạn sẽ không đặt ngân sách cao được và cũng không nên đặt ngân sách cao. Ở giai đoạn máy học, bạn cố gắng đặt ngân sách vừa đủ. Nếu thấp quá thì không đủ 50 kết quả để máy học, còn nếu cao quá thì máy sẽ không biết phân phối như thế nào cho hợp lý. Vì thế, chỉ cần ngân sách vừa đủ là được và cũng không nên chia quá nhiều nhóm quảng cáo trong cùng một chiến dịch.  

Tránh target quá sâu, quy mô đối tượng nhỏ

Ví dụ: Nếu bạn chạy quảng cáo máy rửa chén, bạn target quá sâu, chỉ những người ở chung cư Vinhome hoặc quanh chung cư Vinhome 1km thì có thể tệp đó nhỏ quá. Vì thế, quy mô sẽ bị nhỏ đi làm ảnh hưởng đến việc facebook học để phân phối quảng cáo sao cho tốt nhất.

Cho nên, trong giai đoạn bạn mới tạo chiến dịch, mới tạo nhóm quảng cáo thì không nên target quá sâu, quy mô đối tượng quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến việc chạy Facebook Ads.

Tránh target quá sâu, quy mô đối tượng nhỏ

Tránh target quá sâu, quy mô đối tượng nhỏ

Lựa chọn chuyển đổi

Ví dụ: Bạn bán máy rửa chén với giá khoảng 15 – 20 triệu. Nếu bạn lựa chọn chuyển đổi muốn tối ưu những người mua máy rửa chén này sẽ rất khó có được chuyển đổi. Khi rất khó  chuyển đổi thì sẽ rất khó có dữ liệu cho facebook học. 

Vì thế, thay vì lựa chọn chuyển đổi đặt hàng cuối cùng thì bạn có thể lựa chọn những chuyển đổi dễ hơn trước khi khách hàng mua hàng như: nhắn tin với doanh nghiệp hoặc thêm vào giỏ hàng, gọi điện… Những chuyển đổi này sẽ giúp facebook dễ phân phối hơn. 

Lựa chọn chuyển đổi

Lựa chọn chuyển đổi

Mặc dù, máy học rất quyền năng trong việc hỗ trợ về mặt công nghệ giúp bạn phân phối quảng cáo hiệu quả hơn, nhưng bạn cũng không nên phó thác hoàn toàn cho nó. Vì thế, nên tránh những chuyền đổi quá khó.

Tóm lại, bạn cần hiểu:

  • Thứ nhất, cơ cấu, cấu trúc tài khoản quảng cáo Facebook. 
  • Thứ hai, mỗi nhóm quảng cáo tạo mới sẽ diễn ra giai đoạn máy học. Giai đoạn này máy học sẽ đi tìm hiểu xem nên phân phối quảng cáo vào ai, thời điểm phân phối là gì. Sau khi kết thúc sẽ quyết định và ảnh hưởng đến hiệu quả. 

Phần 3.3: Điều gì khiến quảng cáo hiển thị

Bên Google, sẽ có cơ chế để chúng ta hiểu được tại sao mình lại lên được Top 1, top 2, top 3, top 4… Bên này sẽ có phần xếp hạng quảng cáo, phụ thuộc vào giá thầu, điểm chất lượng, một yếu tố về ngưỡng xếp hạng, tiện ích mở rộng và ngữ cảnh.  

Điều gì khiến quảng cáo hiển thị?

Điều gì khiến quảng cáo hiển thị?

Thì bên facebook cũng sẽ tương tự như vậy, có cơ chế phân phối quảng cáo của facebook để quyết định xem quảng cáo nào được hiển thị.

Bạn hình dung đơn giản, nếu bạn lướt facebook thì gần như lúc nào bạn cũng thấy quảng cáo. Câu hỏi đặt ra chính là: Tại sao quảng cáo đó hiển thị được?

Nếu bên Google có điểm đánh giá là xếp hạng quảng cáo thì bên facebook có chỉ số là tổng giá trị. Chỉ số này sẽ đo lường xem quảng cáo nào có được nhiều tổng giá trị, giá trị của quảng cáo nào lớn nhất thì nó sẽ được hiển thị. 

Tổng giá trị bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố:

  • Giá thầu
  • Tỷ lệ hành động ước tính

Giá thầu x Tỷ lệ hành động ước tính + Giá trị mang lại cho người dùng = Tổng giá trị

Việc đầu tiên, muốn phân phối quảng cáo Facebook Ads được đó chính là giá thầu. Giá thầu là mức giá bạn sẵn sàng bỏ ra cho một lần hiển thị hoặc một lần click trên facebook. Thực ra, khi bạn đặt 1 lần click nhưng facebook vẫn quy đổi về hiển thị. Tức là, có thể bạn không nhận được click nào cả nhưng facebook vẫn tính tiền. Đây chính là điểm khác biệt giữa facebook và Google. 

Đối với Google, khi nào khách hàng click thì Google sẽ tính tiền, tính tiền theo nhấp chuột. Còn với facebook thì sẽ tính tiền theo hiển thị, nghĩa là quảng cáo hiển thị 1000 người không có ai click nhưng bạn vẫn mất tiền. Vì thế, cho dù bạn đặt giá thầu trong quảng cáo Facebook Ads là CPC hay CTA thì vẫn quy về phần CPM. Tức là giá thầu trên 1000 lần hiển thị.

Tóm lại, để hiển thị quảng cáo facebook thì cần phải quan tâm 3 yếu tố:

  • Đầu tiên là giá thầu

Giá thầu là mức giá bạn sẵn sàng bỏ ra để hiện thị. Giá thầu bị ảnh hưởng bởi chiến lược giá thầu. Bên facebook có đặt giá thầu thủ công và đặt giá thầu tự động như bên Google nhưng được chia làm 3 nhóm và dễ thực hiện hơn Google.

Giá thầu

Giá thầu

Facebook có đặt giá thầu thủ công, đặt giá thầu theo mục tiêu và đặt giá thầu theo chi phí. Nếu như bạn đặt giá thầu thấp quá thì sẽ không đủ sức để hiển thị. 

  • Thứ hai là tỷ lệ hành động ước tính

Ví dụ, một quảng cáo nếu bạn chạy quảng cáo thì cần phải một mục tiêu nào đó thì bạn mới chạy. Với mục tiêu này thì Google sẽ có phần dự đoán khi quảng cáo này chạy thì sẽ có bao nhiêu người hành động để đạt được mục tiêu đó. Đó gọi là tỷ lệ nhấp chuột dự kiến.

Nếu như bên Google có tỷ lệ nhấp chuột dự kiến thì bên Facebook gọi là tỷ lệ hành động ước tính có thể là like, share, đặt hàng, nhắn tin…

Tỷ lệ hành động ước tính

Tỷ lệ hành động ước tính

  • Thứ ba là giá trị mang lại cho người dùng

Giá trị mang lại cho người dùng được đánh giá trên 2 tiêu chí: sự phù hợp và chất lượng quảng cáo. 

Bên Google sẽ có quảng cáo điểm chất lượng thì bên Facebook có điểm phù hợp. Điểm này cũng giống với bên Google, đánh giá từ 1 đến 10 xem mẫu quảng cáo nào phù hợp với người dùng trên facebook. Còn bên Google sẽ đánh giá quảng cáo nào phù hợp với người dùng trên Google là điểm chất lượng. Hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi:

Giá trị mang lại cho người dùng

Giá trị mang lại cho người dùng

– Phản hồi tích cực của quảng cáo, hiệu quả quảng cáo

Ví dụ, nếu bạn chạy quảng cáo Facebook Ads, khách hàng vào like, share, đặt hàng nhiều thì đó là có tính hiệu tích cực. Facebook sẽ thấy được rất nhiều người thích mẫu quảng cáo này người ta mới phản hồi tích cực như vậy. Facebook sẽ đánh giá quảng cáo này rất phù hợp để hiển thị.

– Phản hồi tiêu cực

Giả sử, quảng cáo bạn chạy gây phản hồi tiêu cực giống như chạy quảng cáo lừa đảo hoặc chạy quảng cáo tào lao thì người dùng sẽ cảm thấy bực mình thì họ sẽ bấm vào nút báo cáo quảng cáo gây nên phản hồi tiêu cực. Chính phản hồi tiêu cực này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quảng cáo, làm facebook nhận thấy quảng cáo này không phù hợp để hiển thị làm cho điểm phù hợp thấp. 

Điều này sẽ ảnh hưởng đến giá trị mang lại cho người dùng, giá trị mang lại cho người dùng lại ảnh hưởng đến tổng giá trị. Nếu quảng cáo tào lao bị report nhiều thì quảng cáo phân phối không hiệu quả. 

– Chất lượng nội dung, chất lượng trang đích

Bài post, video bạn chạy đó chính là chất lượng về nội dung. Nếu chất lượng nội dung không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến việc khách hàng không tương tác, phản hồi không được tích cực. Điều này đánh giá điểm phù hợp không tốt, chất lượng quảng cáo không tốt, ảnh hưởng tới tổng giá trị. 

Chất lượng nội dung ảnh hưởng đến tổng giá trị

Nếu như bạn chạy Facebook Ads click vào trang web thì sẽ có chất lượng trang đích, nghĩa là từ facebook chạy quảng cáo qua một website hoặc một landing page thì facebook sẽ còn đánh giá trang đích. 

Ví dụ, nếu trang đích chậm, load lâu là yếu tố rõ ràng ảnh hưởng đến chất lượng trang đích. Hoặc nếu nội dung tào lao, không liên quan với mẫu quảng cáo thì cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trang đích. 

– Tần suất của quảng cáo

Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến sự phù hợp. Ví dụ, tự nhiên bạn thấy quảng cáo này 5,6 lần thì facebook sẽ hiểu là người này thấy khó chịu rồi. Lúc này, facebook sẽ không hiển thị quảng cáo này nữa.

– Cách người dùng tương tác với nội dung tự nhiên

Với facebook, bạn lướt newfeed của bạn như thế nào thì facebook cũng sẽ ghi lại những tín hiệu đó  để bắt đầu học. Facebook sẽ học xem bạn là một người có xu hướng như thế nào. Ví dụ, bạn là một người hay đi comment dạo, like dạo, thả tim… hoặc thường xuyên thích nội dung liên quan đến xã hội, liên quan môi trường, thường thích nội dung tích cực… thì facebook sẽ ghi nhận lại. Đó chính là cách bạn tương tác với nội dung tự nhiên.

Không phải chỉ với mỗi mẫu quảng cáo bạn thích, bạn like, share, comment thì nó mới đánh giá được mà cho dù không phải mẫu quảng cáo, facebook vẫn đánh giá, vẫn ghi nhận dữ liệu. Facebook sẽ học xem bạn là mẫu người như thế nào, có xu hướng như thế nào. 

Ví dụ, người thân của bạn post lên một bài nào đó, với mẫu nội dung kiểu như này bạn sẽ like, share, comment thì facebook sẽ học hết những yếu tố đó và sử dụng những dữ liệu đó để phân phối quảng cáo cho phù hợp. Nếu như bạn là người có xu hướng A thì nó sẽ phân phối mẫu quảng cáo phù hợp nhất với xu hướng đó của bạn.

Yếu tố này có lợi thế cho nhà quảng cáo tiếp cận được với đúng người hơn. Bởi vì phù hợp với người dùng thì sẽ tốt hơn cho mình.

Tóm lại, nếu như Google có xếp hạng quảng cáo thì bên facebook cũng sẽ tương tự như vậy, sẽ có phần tổng giá trị. Tổng giá trị này ai được cao nhất thì facebook sẽ cho người đó hiển thị. 

Phần 4: Quy trình triển khai Facebook Ads

Quy trình triển khai Facebook Ads có thể dùng giống như một checklist để bạn kiểm tra một tài khoản facebook. Quy trình này sẽ gồm 2 việc là hoạch định và triển khai.

Hoạch định

Phân tích nền tảng

  • Phân tích khách hàng, bản đồ hành trình khách hàng

Nếu không vẽ bản đồ khách hàng thì bạn sẽ không biết nến chạy Facebook Ads với mục đích gì, mục tiêu gì. Với những sản phẩm phức tạp mà muốn chạy quảng cáo facebook để bán ngay thì không thể bán được. Khách hàng phải đi qua giai đoạn nhận biết, phát sinh nhu cầu, sau đó mới tìm hiểu và mua hàng… 

Mỗi sản phẩm, mỗi doanh nghiệp sẽ có bản đồ hành trình khách hàng khác nhau nên cách triển khai cũng sẽ khác nhau. 

Phân tích khách hàng, bản đồ hành trình khách hàng

Phân tích khách hàng, bản đồ hành trình khách hàng

Kể cả doanh nghiệp làm rất lâu năm, doanh thu rất lớn nhưng có những sản phẩm chạy vẫn không thành công. Lý do là vì mỗi sản phẩm là duy nhất, khác biệt, nếu lấy phương pháp của sản phẩm A dùng cho sản phẩm B thì sẽ không ra được. 

Cho nên không có 2 sản phẩm bất kỳ nào có thể làm chung một phương pháp. Buộc phải nhìn được bức tranh tổng thể, facebook nằm ở đâu trong việc tiếp xúc với khách hàng trong bản đồ hành trình ra quyết định của họ. Nếu chỉ tiếp cận với với facebook theo cách dùng facebook ra đơn bán hàng thì càng ngày càng khó. 

Một khách hàng có thể thấy rất nhiều các quảng cáo khác nhau với cùng một sản phẩm nên họ có rất nhiều sự lựa chọn. Vì thế, cần phải hết sức lưu ý. 

  • Lợi thế cạnh tranh, phân tích nội tại doanh nghiệp, định hướng doanh nghiệp

Hiện nay, có quá nhiều người chạy Facebook Ads cùng sản phẩm giống bạn nên bạn phải tìm ra sự khác biệt. Để tìm được sự khác biệt thì bạn phải phân tích đối thủ, họ có gì làm chưa tốt, điểm mạnh, điểm yếu như thế nào để tìm ra cơ hội hoặc tìm ra nguy cơ để có phương án đối phó.

Giả sử, bạn nhập hàng giống với đối thủ, chỉ nhau về giá, cạnh tranh quá lớn. Cho dù có bán được thì vẫn lỗ, không thể vận hành được hệ thống nếu không có sự khác biệt với đối thủ.

  • Đối thủ

Bối cảnh cạnh tranh, trong đó trọng tâm chính là về đối thủ, phải biết đối thủ đang làm gì, họ bán giá như thế nào, chương trình khuyến mãi ra sao, cách họ bán hàng như thế nào, cách họ đang tư vấn như thế nào, chăm sóc khách hàng như thế nào… Từ đó, bạn sẽ tìm ra được định hướng phù hợp.

Hiểu rõ mục tiêu, định hướng tổng quát

  • Hiểu rõ mục tiêu

Theo bản đồ hành trình ra quyết định của khách hàng, nếu bạn đặt mục tiêu dùng facebook để bán hàng, để ra đơn ngay trên đó thì tương đối khó với sản phẩm phức tạp. Nhưng, nếu như bạn đặt mục tiêu dùng facebook để tiếp cận với những người có tài chính, quan tâm sức khỏe… thì có thể sẽ dễ dàng hơn.

Sau đó, có thể sử dụng các công cụ khác như Google Adword hoặc remarketing… để bạn đạt được mục tiêu tiếp theo thì cách tiếp cận đó sẽ dễ dàng hơn. Tùy thuộc vào sản phẩm của bạn như thế nào, khách hàng ra sao, đối thủ đang làm như thế nào, lợi thế của bạn là gì.

Hoạch định

Hoạch định

  • Hiểu về định hướng tổng quát

Bản thân việc chỉ sử dụng một kênh trong bối cảnh hiện tại sẽ rất khó để có được hiệu quả. Bởi vì hành trình của khách hàng khá rắc rối nên việc sử dụng một kênh để tạo ra chuyển đổi cuối cùng sẽ rất khó khăn và phức tạp. 

Đặc biệt, với những sản phẩm khó hơn, phức tạp hơn, giá trị cao hơn thì khách hàng cần phải có thời gian và nhiều thông tin để họ ra quyết định. Nếu chỉ sử dụng một kênh, chỉ tiếp xúc với khách hàng một vài điểm chạm thì khá là khó để triển khai. 

Nếu ở facebook, chỉ chạm khách hàng ở một lần mà không remarketing thì cũng không thể tạo ra chuyển đổi được. Thậm chí, trên cùng một nền tảng facebook mà các bạn cần phải tạo ra nhiều điểm chạm trên hành trình mua hàng của khách hàng. 

Xây dựng hạ tầng truyền tải giá trị

Phần nội dung quảng cáo Facebook Ads sẽ phụ thuộc vào bản định hướng của bạn, bản định hướng lại phụ thuộc vào việc bạn phân tích và hiểu về mục tiêu để đưa ra được phương án sao cho phù hợp. Phần hạ tầng chính là nội dung, website, landing page là 3 phần chính mà bạn phải làm. 

Một lưu ý nhỏ khi xây dựng nội dung là thử nghiệm đa định dạng. Nếu bạn ngồi nghĩ thì bạn sẽ không biết được cái nào hiệu quả, trừ khi bạn có dữ liệu và dựa vào dữ liệu đó để ra quyết định. Nếu bạn mới triển khai thì bắt buộc phải thử nghiệm. 

Bạn nên cố gắng thử nghiệm nhiều định dạng để triển khai. Không có nội dung nào là mãi mãi nên phải thử nghiệm liên tục. Việc thử nghiệm liên tục cực kỳ quan trọng trong việc triển khai chạy Facebook Ads

Cấu trúc tài khoản – Nhắm mục tiêu & quảng cáo

Phần này liên quan đến phần máy học, nếu bạn cấu trúc quá chi tiết, một nhóm chiến dịch cho quá nhiều nhóm quảng cáo Facebook Ads trong chiến dịch thử nghiệm thì sẽ ảnh hưởng đến việc máy học. Bởi vì máy học phải có 50 kết quả mới học xong, nếu ngân sách quá thấp, phân chia quá nhỏ sẽ dẫn đến 1 nhóm quảng cáo không đủ tiền để tiếp cận. Vì thế, không đủ kết quả để máy học. Những lần đầu tiên bạn triển khai thì có thể đơn giản là một chiến dịch, một nhóm quảng cáo. 

Bởi vì, một chiến dịch có nhiều nhóm quảng cáo. Nhóm quảng cáo Facebook Ads để bạn nhắm mục tiêu, để bạn target vào đối tượng, tệp khách hàng vì thế không nên target cùng một tệp. Điều này dẫn đến việc bạn tự cạnh tranh lẫn nhau. Nếu bạn cùng target vào nhóm đối tượng A cho 2 chiến dịch thì 2 chiến dịch này phải cạnh tranh để được hiển thị. Đây cũng chính là vấn đề bạn cần phải lưu ý. 

Ngoài cấu trúc đơn giản, tinh gọn thì không nên nhắm mục tiêu chồng chéo hoặc quá chi tiết vì ảnh hưởng đến phần máy học.

Triển khai

Cài đặt đo lường và chuyển đổi

Có thể hiểu là nói cho facebook biết rằng mình muốn tập trung vào cái gì để facebook dựa vào yếu tố đó phân phối quảng cáo sao cho phù hợp. Mình phải cài đặt để biết cái gì hiệu quả và cái gì không hiệu quả. Nếu bạn không cài đặt cái này thì bạn cũng sẽ không chạy được chuyển đổi trên facebook.

Tạo chiến dịch, nhóm quảng cáo, quảng cáo

Tạo chiến dịch, nhóm quảng cáo, quảng cáo Facebook Ads tương tự như trên Google Ads rất dễ và không có gì phức tạp.

Triển khai

Triển khai

Đo lường

Phần này có 2 nhóm chỉ số:

  • Hiệu quả phân phối

Với hiệu quả phân phối trên facebook thì bạn cần phải quan tâm đến các chỉ số như:

– CPM – chi phí cho 1000 lần hiển thị

– Chồng chéo đấu giá: facebook có báo cáo để bạn xem được tỷ lệ chồng chéo là bao nhiêu để bạn tối ưu lại. Để hạn chế việc này thì nên cố gắng target khác nhau.

– Bão hòa tệp: Sau một thời gian, tệp khách hàng bị bão hòa, facebook sẽ cho bạn chỉ số bão hòa để bạn biết được tệp của mình bị bão hòa chưa để có những thay đổi phù hợp.

  • Hiệu quả chuyển đổi

Giống với Google, facebook cũng có các chỉ số 

– CTR – Tỷ lệ nhấp chuột bao nhiêu.

– CR – Tỷ lệ chuyển đổi bao nhiêu

– CPA – Chi phí cho một chuyển đổi là bao nhiêu

– ROAS – Lợi tức trên chi tiêu quảng cáo là bao nhiêu. 

Điều chỉnh và tối ưu

Nếu không hiệu quả thì tắt quảng cáo Facebook Ads đi hoặc không hiệu quả thì thay đổi. Nếu quảng cáo hiệu quả thì bạn có thể nhân bản ra.

Phần 5: Một số lưu ý quan trọng

Nên đầu tư cho định dạng video

Người dùng thường lên facebook để giải trí nên những gì quá nhàm chán hoặc quá dài sẽ không thu hút họ. Vì thế, video trên facebook rất hiệu quả, vừa xem được, vừa nghe được lại tác động vào cảm xúc nhiều hơn. Video sẽ giúp rút ngắn về mặt trải nghiệm của khách hàng nên đầu tư vào định dạng video khi chạy Facebook Ads.

Dữ liệu

Dữ liệu có ý nghĩa to lớn đối với hiệu quả chạy quảng cáo Facebook Ads, ảnh hưởng đến cả hiệu quả phân phối và hiệu quả chuyển đổi. Bởi vì, khi có nhiều dữ liệu sẽ giúp phân phối quảng cáo của bạn tới đúng người hơn, đúng thời điểm hơn. Vì thế, dữ liệu chính là yếu tố dẫn dắt đến chỉ số chuyển đổi.

Một số lưu ý quan trọng

Một số lưu ý quan trọng

Mục tiêu tin nhắn

Chạy Facebook Ads có rất nhiều mục tiêu để chạy như chạy tương tác, mục tiêu click vào liên kết… Trong đó, mục tiêu tin nhắn cũng là mục tiêu rất quan trọng. 

Hành trình của khách hàng rất dài, phức tạp. Mục tiêu tin nhắn có thể có mặt ở tất cả mọi chỗ trong hành trình của khách hàng. Bạn hoàn toàn có thể chạy mục tiêu tin nhắn để tiếp cận với những người đang có nhu cầu tìm hiểu, sử dụng mục tiêu tin nhắn để bán hàng, xây dựng nhận thức về thương hiệu… Một thời gian sau, bạn có thể chạy remarketing trên messenger.

Bên cạnh mục tiêu chuyển đổi thì mục tiêu tin nhắn là 2 mục tiêu hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại, tùy theo từng sản phẩm và mục tiêu của bạn mong muốn là gì. 

Thử nghiệm

Khi chạy Facebook Ads thì cần phải thử nghiệm liên tục, tạo mới chiến dịch để đưa ra được chiến dịch phù hợp nhất, tốt nhất để đem lại hiệu quả.

Đấu giá chồng chéo và bão hòa tệp

Không có gì là mãi mãi. Vì thế, cần phải theo dõi liên tục để biết tệp đã bị bão hòa hay chưa để có thay đổi phù hợp.

Google hay facebook cũng chỉ là công cụ hỗ trợ

Bạn phải hiểu rằng, dù là Google hay facebook thì cũng chỉ là công cụ hỗ trợ. Vì thế, việc quan trọng nhất là phải hiểu được bức tranh tổng thể bạn đang muốn làm là gì. 

Tập trung vào tư duy, chiến lược chứ không phải kỹ thuật setup

Mặc dù hiện nay Google và facebook hỗ trợ rất nhiều về việc phân phối quảng cáo đến đúng người, đúng thời điểm. Thế nhưng, việc phân phối cái gì cũng phải do người chạy quảng cáo Facebook Ads quyết định. Ở giai đoạn nào, với mục tiêu gì phải do người chạy quảng cáo triển khai. 

Vì thế facebook hay Google thì cũng không thể thay thế được tư duy, bản kế hoạch chiến lược của bạn mà buộc bạn phải làm việc đó. Còn facebook cũng chỉ là công cụ để hỗ trợ bạn trong việc triển khai kế hoạch mà thôi.

Trên đây là phần lý thuyết mình chia sẻ về triển khai Facebook Ads, bạn hãy tham khảo để biết chạy quảng cáo facebook như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!