Chắc hẳn các bạn đã từng thấy những dấu hiệu Trademark xung quanh cuộc sống. Chẳng hạn như kí hiệu chữ cái TM, R, C,… đính kèm trên góc phải cùng với logo, thương hiệu. Đó chính là Trademark.

Nhiều người nhầm lẫn và không phân biệt được Trademark và Brand. Bài viết này chúng mình sẽ cùng các bạn khám phá bản chất của Trademark cũng như phân biệt Trademark và Brand nhé!

Các kí hiệu chữ cái TM, R, C,… chính là Trademark

Trademark là gì?

Trademark nghĩa là nhãn hiệu được bảo hộ bởi luật quyền sở hữu trí tuệ.

Nó  được ký hiệu bằng biểu tượng nhãn hiệu TM hoặc bằng biểu tượng đăng ký liên bang ® nếu đơn đăng ký thực tế đã được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) chấp thuận.

Sau khi đăng ký nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ, cùng một biểu tượng hoặc một loạt các từ không thể được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào khác, mãi mãi, miễn là nó vẫn còn được sử dụng và giấy tờ hợp lệ và lệ phí được thanh toán.

Nếu các bằng sáng chế, được cấp trong thời gian nhất định thì Trademark lại được bảo vệ mãi mãi, không có thời hạn kết thúc. Và các nhãn hiệu, theo thời gian sẽ đi sâu và tạo dấu ấn trong tâm trí của con người, chỉ cần nhìn thấy nhãn hiệu là họ có thể nhận biết được đó là công ty cụ thể nào.

Nó cần được mô tả cụ thể, chính xác để không gây ra hiểu lầm hay vướng vào những vi phạm về sao chép hay tiêu cực khác.

Xem thêm: Thương hiệu (Brand) là gì? Điều gì tạo nên một thương hiệu hoàn hảo?

Trademark là gì?

Lợi ích khi đăng ký Trademark

Độc quyền sử dụng nhãn hiệu được xác nhận quyền sở hữu

Khi đăng ký Trademark, doanh nghiệp sẽ được bảo hộ toàn diện bởi pháp luật và không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác có quyền được sử dụng các nhãn hiệu tương tự doanh nghiệp của bạn trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp cùng các sản phẩm, dịch vụ tạo ra là độc quyền trên thị trường, góp phần làm hạn chế tối đa mọi sự nhầm lẫn của người tiêu dùng và làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Giúp nâng tầm giá trị của sản phẩm, dịch vụ; bảo vệ người tiêu dùng

Khách hàng luôn mong muốn sẽ sở hữu những sản phẩm, dịch vụ có đăng ký nhãn hiệu và được công nhận.

Đây là tâm lý chung của tất cả người tiêu dùng bởi hiện nay có rất nhiều các mặt hàng làm giả, kém chất lượng được lưu thông trên thị trường.

Vì vậy, một nhãn hiệu được đăng ký và đảm bảo về chất lượng chắc chắn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.

Nó góp phần nâng cao hơn giá trị của các sản phẩm, đưa doanh nghiệp đến một vị trí nhất định trong thị trường kinh doanh.

Lợi ích khi đăng ký Trademark

Bảo vệ nhãn hiệu, tránh khỏi các hành vi xâm phạm

Hiện nay, hành vi xâm phạm nhãn hiệu được thể hiện ở rất nhiều những khía cạnh khác nhau, nhất là việc sử dụng trái phép logo, nhãn hiệu tương đương trong cùng một lĩnh vực.

Do đó, nếu như không tiến hành đăng ký Trademark thì sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc đòi lại quyền lợi của mình khi bị xâm phạm.

Bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào sử dụng cùng một biểu tượng hoặc làm dụng thương hiệu của doanh nghiệp mình sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường theo quy định pháp luật.

Các quyết định liên quan đến Trademark

Ai đứng tên thương hiệu

Các chủ hoàn toàn có thể đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ do chính mình tạo ra.

Các chủ thể kinh doanh về dịch vụ có quyền được nộp hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu cho các dịch vụ mà mình cung cấp.

Các chủ thể kinh doanh về lĩnh vực thương mại hàng hóa có quyền được đăng ký nhãn hiệu cho các mặt hàng của mình trong trường hợp những người sản xuất cho phép.

Các tổ chức có thể nộp đơn để đăng ký nhãn hiệu tập thể cho các mặt hàng của các thành viên.

Các tổ chức có chức năng là kiểm soát và chứng nhận về nguồn gốc, đặc tính, chất lượng hay các tiêu chí khác của sản phẩm, dịch vụ cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm đó.

Các quyết định liên quan đến Trademark

Quyết định về chọn tên nhãn hiệu

Đặt tên nhãn hiệu theo những chiến lược sau: Tên nhãn hiệu cá biệt, Tên chung cho các sản phẩm, Tên riêng cho các sản phẩm, Tên nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp đi với tên cá biệt sản phẩm,…

Các yếu tố tạo ra tên nhãn hiệu tốt: Nhãn hiệu nói lên được lợi ích và chất lượng của sản phẩm; Dễ nhận biết, dễ nhớ; Độc đáo; Có thể dịch được sang đa ngôn ngữ; Có thể đăng ký bảo hộ từ pháp luật;…

Quyết định về chất lượng nhãn hiệu

Chất lượng là yếu tố quan trọng của người làm Marketing. Khi triển khai nhãn hiệu sản phẩm, nhà sản xuất cần lựa chọn chất lượng và thuộc tính để hỗ trợ việc định vị nhãn hiệu trong thị trường.

Ví dụ như các nhãn hiệu được xếp theo các mức độ từ thấp đến cao: Thấp, trung bình, cao, hảo hạng.

Xem thêm: Branding là gì? Các bước xây dựng thương hiệu phát triển vững mạnh

Quyết định chiến lược nhãn hiệu

Có 4 chiến lược bạn có thể xem xét:

  • Mở rộng loại sản phẩm: Tứcthêm những mặt hàng mới cùng tên nhãn hiệu, các mặt hàng này có hình thức mới, hoặc hương vị cũng như kích thước bao bì mới.
  • Mở rộng nhãn hiệu: Thông thường, khi doanh nghiệp muốn tung ra sản phẩm mới hoặc các cải tiến sản phẩm thì thường sử dụng chiến lược này. Ví dụ như Honda sử dụng tên doanh nghiệp của mình để mở rộng sản phẩm từ oto, xe máy, máy bơm nước,…
  • Sử dụng nhãn hiệu mới: Doanh nghiệp muốn tung ra thị trường những sản phẩm mới nhưng nhãn hiệu họ đang sử dụng không thích hợp thì doanh nghiệp buộc phải sử dụng một nhãn hiệu mới.
  • Quyết định tái định vị nhãn hiệu: Việc tái định vị nhãn hiệu có thể đòi hỏi sự thay đổi cả sản phẩm lẫn hình ảnh  sản phẩm, hoặc chỉ cần thay đổi hình ảnh.

Các dấu hiệu nhận biết đã đăng ký Trademark

Các dấu hiệu nhận biết đã đăng ký Trademark

Trademark – ™

Đây là viết tắt của từ Trademark. Ký hiệu biểu tượng này sử dụng sau khi một logo hoặc cụm từ cảnh báo đối thủ cạnh tranh mà bạn đã tuyên bố biểu tượng này hoặc cụm từ như của riêng mình.

Registered – ®

Xuất hiện trên sản phẩm hay dịch vụ thì có nghĩa là thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ. Chỉ các nhãn hiệu đã được Văn phòng nhãn hiệu chính thức cấp mới có thể sử dụng ký hiệu ®, viết tắt của nhãn hiệu đã đăng ký.

Service Mark – ℠

Được biết đến là một nhãn hiệu dịch vụ bởi tại một số đất nước có sự phân biệt giữa nhãn hiệu dịch vụ và nhãn hiệu hàng hóa. Khi bạn nhìn thấy logo có gắn ký hiệu SM ở bên cạnh thì chắc chắn doanh nghiệp đó hoạt động cung cấp một loại dịch vụ nào đó.

Biểu tượng này thường dùng để tuyên bố đối tượng nào đó đã được đăng ký bảo hộ độc quyền. Chủ sở hữu của đối tượng đó sẽ có toàn quyền nghiêm cấm những hành vi xâm phạm, sử dụng khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu.

Quy trình đăng ký Trademark

Quy trình đăng ký Trademark

Hiện nay, quá trình nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu diễn ra khá đơn giản và nhanh chóng bởi nó có thể thực hiện nay trên hệ thống trực tuyến là “hệ thống ứng dụng điện tử thương hiệu” và phí cho dịch vụ đăng ký này là khoảng từ 225 – 323 USD. Nói chung, đơn đăng ký Trademark sẽ cần phải bao gồm:

  • Tên của người nộp đơn
  • Tên và địa chỉ liên lạc giữa người nộp đơn và USPTO
  • Một mô tả hoặc bản vẽ của nhãn hiệu
  • Danh sách hàng hóa và / hoặc dịch vụ sẽ được liên kết với nhãn hiệu
  • Phí nộp hồ sơ

So sánh Trademark và Brand

Brand là thương hiệu, nó tổng hợp toàn bộ những giá trị vô hình của doanh nghiệp về các thuộc tính của sản phẩm như tên công ty, lịch sử hình thành, sự uy tín, giá thành, quảng cáo thương hiệu,… Brand chính là cầu nối cảm xúc tốt nhất giữa khách hàng và doanh nghiệp. Nó là hình ảnh của doanh nghiệp, là những gì người tiêu dùng nhìn thấy và suy nghĩ, nó thể hiện danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt công chúng.

Trong khi đó, Trademark lại được coi là những nét cụ thể nhất của thương hiệu và được pháp luật bảo vệ. Nó có thể là những slogan, cũng có thể chỉ là các cụm từ và là một phần rất quan trọng trong thương hiệu của các doanh nghiệp. Hiện nay, nhãn hiệu cũng được thể hiện ở trang phục thương mại hoặc là những chi tiết rất nhỏ được sử dụng để nhận dạng thương hiệu doanh nghiệp như màu sắc,các biểu tượng, bố cục,…

So sánh Trademark và Brand

Dưới góc độ pháp lý, Trademark sẽ được bảo hộ bởi pháp luật và do luật sự hay một bộ phận về pháp chế của doanh nghiệp phụ trách. Còn với thương hiệu thì là do doanh nghiệp tự xây dựng và được công nhận bởi công chúng, khách hàng. Trademark mang tính hữu hình, được thể hiện trên giấy chứng nhận, đăng ký còn Brand là vô hình, thể hiện ở những tình cảm, sự trung thành của khách hàng dành cho doanh nghiệp.

Có thể bạn chưa biết

Nếu không có Trademark mà chỉ có tên thương hiệu thì không thể chứng minh được với khách hàng là thương hiệu đó có thật sự là có tiếng tăm hay không hay chỉ là một thương hiệu trôi nổi nào đó trên thị trường này.

Vậy tên thương hiệu có trước hay Trademark có trước? Câu trả lời là cái tên có trước và Trademark có sau, chứ không phải Trademark có trước và cái tên có sau như nhiều người vẫn thường nghĩ.

Một thương hiệu có thể mang nhiều nhãn hiệu khác nhau. Tuy nhiên không phải tất cả các thương hiệu đều có cùng nhãn hiệu với nhau mà khi một nhãn hiệu phát triển mạnh, đạt đến một tầm nhất định nào đó sẽ trở thành một thương hiệu.

Có thể bạn chưa biết

Trademark là là một khái niệm tưởng chừng đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều cần nắm rõ kiến thức về thuật ngữ này. Hiểu được bản chất và công dụng của Trademark sẽ là một lợi thế trong việc bảo hộ doanh nghiệp, đặc biệt là ở thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi KDIGIMIND Web. Đừng quên ghé thăm chúng mình thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức kinh doanh mới nhá!