Time on site hay thời gian truy cập website người dùng mạng là một chỉ số quan trọng khi đo lường hiệu quả web tính bằng phút hoặc giây. Chỉ số này biểu thị một phần mức độ trải nghiệm của người dùng trên trang web được đo trên Web analytics hoặc Google Analytics . Vậy làm sao để tối ưu và tăng thời gian truy cập của người dùng trên website? Nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn nắm “bí quyết vàng” hữu ích về time on site seo.
Trên đây là thời lượng phiên trung bình Google Analytics
Đây là biểu đồ thời gian trung bình trên trang Google Analytics
1. Time On Site là gì?
Time on site là một thuật ngữ dùng để chỉ lượng thời gian người dùng dừng lại trong một phiên truy cập. Hiểu đơn giản thì nó chính là tổng cộng thời gian bạn truy cập vào các trang web trên Google được gọi là 1 phiên. Nó còn được biết đến với những tên gọi khác như thời gian trung bình của một phiên truy cập hay thời lượng phiên.
1.1. Ý nghĩa chỉ số Time On Site trong SEO Website
Về mặt ý nghĩa, chỉ số thời lượng phiên sẽ giúp cho bạn biết được thời gian dừng lại của người dùng trên web. Từ đó, SEOer có thể đánh giá và đo lường được hiệu quả chiến dịch SEO mà trang web đang triển khai. Cách tính của thời lượng phiên giống với Average time on site trong Google Analytics.
2. Tác dụng của Time On Site đến SEO
Thời lượng phiên được xem như một trong các chỉ số có vai trò thiết yếu trong việc đo lường hiệu quả SEO. Nó hé lộ cho bạn biết được trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào trang web. Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra là chỉ số time on site seo như thế nào phản ánh trải nghiệm người dùng tốt?
2.1. Chỉ số thời lượng phiên thấp
Có không ít người cho rằng, Time on site của người dùng càng lâu đồng nghĩa trải nghiệm của họ sẽ càng tốt. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã đúng bởi thời gian truy cập của người dùng trên web lĩnh vực khác nhau sẽ khác nhau. Ví dụ các trang web chuyên về tin tức thường có thời gian time on site cao hơn các web bán hàng.
Do đó, chỉ số thời lượng phiên thấp thể hiện người dùng đã thu thập đủ những thông tin mà họ cần trên web. Hoặc cũng có thể những site mà họ truy cập có ít nội dung hữu ích. Điều này dẫn đến việc người dùng cảm thấy không hài lòng và rời khỏi web chỉ sau một khoảng thời gian ngắn.
Tác dụng của chỉ số thời lượng phiên thấp sẽ giúp bạn nắm được trải nghiệm người dùng khi phân tích Google Analytics. Sau đó, SEOer sẽ biết được trang web của mình còn thiếu sót những gì và cải thiện nó. Nhờ vậy mà chất lượng nội dung của trang web cũng sẽ được cải thiện.
2.2. Chỉ số thời lượng phiên cao
Khi phân tích Time on site, nếu chỉ số này cao cho thấy thời gian người dùng dừng trên web lâu hơn. Điều này có nghĩa là người dùng mạng mất nhiều thời gian để thu thập thông tin trên các trang web hơn. Tác dụng của chỉ số thời lượng phiên cao sẽ phản ảnh 2 trường hợp dưới đây của người dùng mạng:
Trường hợp 1: Người dùng hứng thú với nội dung trên web
Chỉ số thời lượng phiên cao thể hiện cho việc người dùng bị thu hút bởi các bài viết trên website của bạn. Họ sẽ dành ra nhiều thời gian hơn để đọc các nội dung trên trang và đánh giá cao chất lượng của web.
Chỉ số càng cao đồng nghĩa với việc người dùng tương tác nhiều hơn trên trang. Từ đó giúp tăng thêm hiệu quả trong việc nghiên cứu trải nghiệm người dùng bằng công cụ Google Analytics.
Trường hợp 2: Người dùng không có trải nghiệm tốt trên web
Chỉ số Time on site cao còn có tác dụng cho bạn biết được người dùng không có trải nghiệm tốt đối với web. Họ có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường để tìm kiếm thông tin cần thiết. Có thể những nội dung người dùng cần đang bị che lấp bởi quảng cáo pop-up hay các nội dung bừa bãi khác.
Thậm chí việc bài viết trên web viết bằng font chữ khó đọc cũng làm cho chỉ số thời lượng phiên tăng cao. Bởi người dùng mạng sẽ phải mất nhiều thời gian để đọc hiểu và thu thập thông tin hơn. Như vậy, chỉ số thời lượng phiên cao cũng góp phần thể hiện hành vi của người dùng khi truy cập trang.
3. Cách tính time on site trong Google Analytics
Sau khi đã hiểu được khái niệm và tác dụng của chỉ số thời lượng phiên trong công cụ Google Analytics. Bạn cũng cần phải nắm được cách tính chỉ số này để phân tích hiệu quả khi SEO web.
Ngoài ra còn có thể tham khảo hai trường hợp dưới đây nếu muốn rõ hơn cách tính thời lượng phiên:
3.1. Trường hợp 1
Giả sử bạn truy cập vào một trang web bất kỳ theo thứ tự như sau: Home => Page 2 => Page 3… Như vậy, chỉ số time on page sẽ được tính là trang chủ – 1 phút, trang 2 – 4 phút, trang 3 – 0 phút. Cộng các time on page lại với nhau ta sẽ có tổng thời gian trong 1 phiên truy cập web là 5 phút.
3.2. Trường hợp 2
Trong trường hợp này, khi bạn truy cập 1 website và đồng thời mở thêm 1 tab mới để tiếp tục vào web. Như vậy ta sẽ có mô hình gồm Home => Page 2 => Page 3 và một tab khác là new tab => Page 4 => Page 5.
Ví dụ thời gian bạn lưu lại trên từng tab sẽ là home – 1 phút, trang 4 – 1 phút, trang 2 – 3 phút. Trong khi đó thời gian dừng lại ở trang 3 sẽ là 2 phút và thời gian time on page của trang 5 là 0 phút. Lúc này, ta cộng tổng thời gian trên trang lại với nhau sẽ ra Time on site là 7 phút.
4. Hướng dẫn tăng Time On Site trên Website hiệu quả
Khi đã hiểu được cách tính thời lượng phiên chắc hẳn bạn cũng muốn biết làm sao để tăng chỉ số này. Dưới đây là các cách giúp bạn tăng thời gian trung bình của một phiên truy cập hữu hiệu:
4.1. Phân tích hành vi của người dùng
Cách đầu tiên bạn có thể áp dụng nếu muốn tăng thời lượng phiên đó chính là phân tích hành vi người dùng. Thông qua các số liệu của Google Analytics, SEOer sẽ biết được người dùng đến với web thông qua những con đường nào.
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ nắm được website của mình đang thu hút người đọc ở đâu. Bạn có thể thực hiện phân tích hành vi người dùng theo hai cách sau:
- Hành vi người dùng trên thanh tìm kiếm => Content đáp ứng truy vấn tìm kiếm của người dùng
- Hành vi người dùng trên website => bổ sung số lượng content liên quan đến chủ để người dùng muốn tìm kiếm thông tin
4.2. Cung cấp nội dung chất lượng khi đăng website
Một điều hiển nhiên rằng các website có nội dung hay, hấp dẫn thường có chỉ số Time on site tăng mạnh. Vì vậy, muốn tăng thời lượng phiên cho web của mình, bạn cần đảm bảo chất lượng bài viết trên web. Bài viết càng hay sẽ càng thu hút được thời gian dừng lại của người đọc hơn.
Vì vậy, bài viết của bạn cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí dưới đây:
- Nội dung dài, hay, đầy đủ ý
- Hình ảnh đẹp
- Chèn video
- Tạo Popup hoặc Form
- Tạo comment
4.3. Điều hướng cấu trúc & tối ưu Internal Link trên website
Một cách khác để tăng thời lượng phiên trên web đó là điều hướng cấu trúc và tối ưu liên kết nội bộ. Những đường dẫn Internal Link sẽ giúp tăng cường sự liên kết giữa các bài viết trên web. Từ đó giúp cải thiện chất lượng nội dung website của bạn lên một mức cao hơn.
Ngoài ra, điều chỉnh cấu trúc site còn có tác dụng làm cho các nội dung người đọc muốn tìm hiện ra cùng nhau. Ví dụ khách cần tìm thông tin về iphone 7 thì web sẽ hiển thị tin tức iphone 7, thủ thuật iphone 7….
4.4. Cải thiện giao diện website (UX)
Việc cải thiện lại giao diện trên website cũng là cách giúp tăng cường chỉ số thời lượng phiên của người dùng. Những trang web có phần nhìn đẹp và bắt mắt thường thu hút khách hàng hơn các trang web xây dựng sơ sài. Do đó, bạn có thể điều chỉnh lại giao diện web sao cho dễ sử dụng và đẹp hơn để giữ chân người dùng.
4.5. Tạo trang 404 để điều hướng người dùng
Nếu website của bạn vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện thì sẽ hay hiện ra liên kết 404. Bạn có thể tạo trang liên kết 404 chuẩn SEO để tạo ấn tượng tốt đối với người dùng.
Đồng thời, việc tạo trang 404 còn có tác dụng điều hướng người dùng khi truy cập web. Từ đó, tránh được việc trang 404 là trang trắng làm cho khách hàng thoát khỏi web ngay khi ghé thăm.
4.6. Nhà quản trị web sử dụng new tab cho external link
Sử dụng new tab cho external link là phương pháp được nhiều SEOer lựa chọn khi muốn tăng thời lượng phiên. Các nhà quản trị web có nhiệm vụ phải giữ chân người dùng khi truy cập vào trang. Áp dụng cách này sẽ giúp người dùng có thể tìm kiếm thông tin trên trang khác mà không cần thoát trang vừa truy cập.
5. Mối liên hệ giữa chỉ số Time On Site và tỷ lệ Bounce Rate
Bounce Rate (hay tỷ lệ thoát web) là một trong các chỉ số quan trọng khi phân tích hiệu quả website. Chỉ số này cho thấy tỷ lệ người dùng truy cập vào trang web và sau đó lại rời đi. Bounce Rate thường sẽ trái ngược với chỉ số thời gian người dùng ở lại web và tương tác với nó.
Theo đó, khi sử dụng công cụ Google Analytics, nếu thấy chỉ số Bounce Rate trên web thấp là tốt và ngược lại. Từ đó, ta có thể suy ra rằng cải thiện time on site tăng thì đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ Bounce Rate dấu hiệu tích cực trong Seo.
>>> Bounce Rate là gì? 10+ cách giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả
6. Time On Site và Time Onpage yếu tố nào quan trọng hơn?
Với những người làm quản lý kinh doanh, họ không cần dựa vào chỉ số thời lượng phiên để đánh giá KPI trong SEO. Điều mà họ quan tâm hơn lại chính là chỉ số Time Onpage của khách hàng. Bởi người làm kinh doanh luôn muốn khách hàng truy cập vào landing page để sale và chọn mua sản phẩm mà họ bán.
Ngược lại, với người làm SEO, họ sẽ mong muốn người dùng ở lại trang web càng lâu càng tốt. Lý do là vì thời lượng phiên của người dùng càng dài đồng nghĩa với lượt view trên page cũng càng cao.
Tùy vào lĩnh vực và mục đích sử dụng web mà bạn sẽ cần ưu tiên chỉ số Time onpage hay Time on site. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi quản trị kế hoạch SEO bạn không nên đưa ra KPI là thời lượng phiên. Bạn nên đưa chỉ số time on page và page view làm KPI để đo lường hiệu quả web tốt hơn.
Lời kết từ Kdigimind
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có thêm các thông tin hữu ích về Time on site trong Google Analytics. Đây là một chỉ số quan trọng để bạn biết được chiến dịch SEO trên web có hiệu quả hay không. Nắm rõ chỉ số thời lượng phiên còn giúp bạn biết được điểm mạnh, điểm yếu website của mình và cải thiện nó.