Không mấy ai có thể phân biệt chính xác vị Coca và Pepsi nhưng tại sao có người vẫn thích Coca hơn Pepsi và ngược lại? Đó chính là thương hiệu (Brand). Brand  đã tạo ra sự khác biệt vô hình như thế đó.

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn xây dựng Brand , muốn khách hàng nhớ đến Brand  của mình. Vậy thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì?

Có rất nhiều người phát biểu định nghĩa vè Thương hiệu. Theo ông tổ Marketing –  Philip Kotler cho rằng: “Thương hiệu (Brand) có thể được hiểu như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh”.

Còn theo Hiệp hội Marketing Mỹ: “Thương hiệu (brand) là tên gọi, biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các yếu tố này để có thể nhận biết sản phẩm hoặc dịch vụ của một người bán cũng như phân biệt nó với hàng hoá hay dịch vụ của những người bán khác”.

Thương hiệu là gì?

Vậy tóm lại, Thương hiệu là  hình ảnh, cảm xúc, thông điệp tức thời mà mọi người có khi họ nghĩ về một công ty hoặc một sản phẩm. Một  Brand thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Các loại thương hiệu

Có 2 loại Thương hiệu:

  • Thương hiệu doanh nghiệp: Tập đoàn Vingroup (tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam); Công ty Unilever (tập đoàn đa quốc gia chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng); Tập đoàn Viettel (số 1 về viễn thông tại Việt Nam);
  • Thương hiệu sản phẩm: sữa tắm Lifebouy, kem dưỡng ẩm Dove, lăn khử mùi Nivea, kem đánh răng PS,…

Các thành phần tạo nên thương hiệu

Logo

Logo: Là sản phẩm trực quan, bao gồm cả hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng thương hiệu. Chẳng hạn khi nhắc đến Starbucks bạn sẽ nhớ đến hình ảnh nàng tiên cá “ sang chảnh”, logo Apple là hình ảnh quả táo cắn dở,…

Brand name: Là một từ hay một cụm từ mà qua đó một công ty hoặc một sản phẩm được biết đến. Một tên thương hiệu hiệu quả luôn đưa ra ấn tượng ban đầu tốt và gợi lên những liên tưởng tốt. Ví dụ như Apple, McDonald’s, Starbuck, …

Tagline: Là một câu văn ngắn chứa đựng thông điệp mang tính mô tả và thuyết phục về tính chất một Brand. Nó thường diễn tả một lời hứa, giá trị cốt lõi hay hướng phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ như tagline của Vinaphone: “Không ngừng vươn xa”, tagline Café Trung Nguyên: “Khơi nguồn sáng tạo”,…

Brand personality: Là những ý nghĩa gợi cảm xúc của thương hiệu được công ty sử dụng như một hình ảnh đại diện. Ví dụ như Apple với hình ảnh quả táo cắn dở, với ý nghĩa tìm kiếm sự hoàn hảo, như một thông điệp để nhắc nhở nhân viên phải luôn sáng tạo.

Xem thêm: Slogan là gì? Những Slogan đẳng cấp nhất trong kinh doanh

Tính cách thương hiệu

Brand association: là những liên tưởng về một thuộc tính mang tính tích cực mà mọi người hay nghĩ tới khi nghe hoặc nhìn tên một thương hiệu nào đó. Ví dụ như khi nghe quảng cáo Enchanteur, ngay lập tức cảm nhận được mùi hương “quyến rũ”,…

Positioning: Là vị thế của một công ty hoặc một sản phẩm trên thị trường, được hiểu là định hướng kinh doanh của công ty, sản phẩm chính của công ty, lợi ích của sản phẩm đối với xã hội, những ưu thế của sản phẩm so với các sản phẩm cùng ngành. Ví dụ, trong thị trường sữa tươi ở Việt Nam, Vinamilk đang dẫn đầu thị trường và vươn ra các khu vực ngoài Việt Nam.

Tầm quan trọng của thương hiệu

  • Là một trong những tài sản quý giá nhất của công ty. Nó đại diện cho bộ mặt doanh nghiệp, logo, khẩu hiệu dễ nhận biết hoặc đánh dấu sự cộng tác của công ty với đối tác.
  • Giúp tạo sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn với những đối thủ cạnh tranh.
  • Giúp người dùng nhận biết sản phẩm, góp phần giúp doanh nghiệp bạn kết nối cảm xúc với khách hàng của mình
  • Giúp thống nhất đồng bộ các chiến lược của doanh nghiệp
  • Tạo thuật lợi và tiền đề tốt cho những chiến lược mở rộng thị trường của doanh nghiệp
  • Một hình ảnh Brand mạnh sẽ tạo sức hút với các nhân tài cho doanh nghiệp bạn

Sự hình thành thương hiệu đối với khách hàng

Sự hình thành Brand đối với khách hàng

Khách hàng hình thành cảm nhận về một sản phẩm/dịch vụ hay một công ty (và từ đó hình thành Brand) qua những tương tác dưới đây:

  • Trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ: Trải nghiệm với dịch vụ là khi khách hàng tự mình sử dụng trải qua dịch vụ hay sử dụng sản phẩm đó. Với thị trường B2B, trãi nghiệm của khách hàng hình thành qua quá trình làm ăn với một công ty đối tác.
  • Trải nghiệm khi tiếp xúc, tương tác với nhân viên: Cảm nhận của khách hàng về một Brand cũng hình thành từ những gì còn đọng lại qua những lần tiếp xúc với nhân viên, người đại diện cho Brand để tương tác với khách hàng. Cách thức thể hiện, thái độ của nhân viên cũng góp phần đem lại cảm nhận của khách về thương hiệu rõ ràng hơn.
  • Trải nghiệm thông qua các hoạt động marketing và truyền thông: Hoạt động marketing là những thông điệp mà thương hiệu chủ động sáng tạo thực hiện nhằm đem đến cho khách hàng những cảm nhận tích cực về thương hiệu đó. Các hoạt động càng phổ biến, lan rộng, sẽ càng thu hút được khách hàng, góp phần làm cho Brand được biết đến rộng rãi và ấn tượng hơn.

Xem thêm: Trade Marketing là gì? Bản chất và các hình thái phát triển của Trade Marketing

Branding là gì?

Branding – Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo ra nhận thức tích cực, mạnh mẽ của doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí khách hàng.

Branding hiệu hiệu quả giúp các công ty khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và xây dựng cơ sở khách hàng trung thành.

Quy trình xây dựng thương hiệu

Quy trình xây dựng Brand

Xác định khách hàng mục tiêu

Trước hết cần xác định khách hàng mục tiêu. Đừng bao giờ quên đối tượng bạn đang hướng đến là những ai. Vẽ nên chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Từ đó vạch ra sứ mệnh và thông điệp đáp ứng chính xác nhu cầu của họ.

Trong hơn 20 năm, Amazon đã không ngừng ưu tiên khách hàng mục tiêu của họ. Sự cống hiến của họ, là thứ đã giữ họ ở vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp thương mại điện tử.

Tuyên bố Brand

Tuyên bố sứ mệnh trên cơ bản là nêu rõ mục đích tồn tại của công ty. Từ đó quyết định đến mọi khía cạnh khác trong chiến thuật xây Thương hiệu.

Cấu trúc nền mông cơ bản của Branding là:

Brand Attributes: logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu đó khác biệt với thương hiệu khác.

Lợi ích thương hiệu, Cá nhân hóa thương hiệu, Tinh hoa thương hiệu, Tập

Tuyên bố Brand

Nghiên cứu Brand của đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu cách những đối thủ chính hoặc những Thương hiệu tên tuổi trong ngành đang truyền thông ra sao. Chúng ta đừng bắt trước, phải tạo ra sự khác biệt của Brand mình, từ cách xây dựng thương hiệu. Bởi nếu không, tự nhiên biến doanh nghiệp mình thành bàn đạp cho đối thủ cạnh tranh.

Định vị Brand

Xác định vị trí của Brand  trong tâm trí của người tiêu dùng (người tiêu dùng sẽ nhớ gì về Thương hiệu đó). Bởi Hàng ngày hàng giờ, người tiêu dùng tiếp nhận hàng núi thông tin, quá tải với trí nhớ của họ nên không thể nhớ được hết các thông tin thu nhận.

Định vị nhằm truyền thông tinh chất của Brand một cách đồng nhất trên mọi phương tiện truyền thông từ đó xây dựng tài sản của Brand .

Định vị Brand

Xây dựng và triển khai chiến dịch truyền thông

Sau khi đã định vị được Brand , doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược trong dài hạn. Từ đó triển khai các chiến dịch truyền thông. Truyền thông là con đường ngắn nhất để định vị Thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Truyền thông ở đây có thể là PR, quảng cáo,…

Xây dựng Brand thành công là một điều không hề đơn giản. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang vật lộn tìm vị trí của mình trong tâm trí khách hàng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn xây dựng Thương hiệu doanh nghiệp mình thật thành công!