Tiểu sử Steve Jobs
Steve Jobs là ai?
Steve Jobs tên đầy đủ là Steven Paul Jobs. Ông sinh năm 1955 và mất năm 2011. Steve Jobs là kết quả từ mối tình bị ngăn cấm. Do vậy cha mẹ đẻ ông quyết định cho người khác nhận nuôi Steve Jobs.
Steve Jobs là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple. Đồng thời ông là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính.
Trước đây ông từng là tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar, sau đó trở thành thành viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney năm 2006 (sau khi Disney mua lại Pixar). Ông cũng là người điều hành sản xuất của bộ phim Toy Story (1995).
Steve Jobs là ai?
Cuộc đời của Steve Jos từng là đứa trẻ bị bỏ rơi
Steve Jobs được sinh ra tại San Francisco, Califonia với cha ruột là Abdulfattah Jandali (người hồi giáo) và mẹ ruột là Joanne Schieble (người công giáo). Khi đó cả hai còn chưa kết hôn và đang là sinh viên đại học.
Mối quan hệ giữa hai người không được ông ngoại của Jobs, Arthur Schieble ủng hộ do cha Steve Jobs theo đạo Hồi và từ Syria. Hơn nữa, là một người công giáo, bà không thể bỏ đứa con khi chưa lập gia đình nên đã phải cho đi con của mình vì không muốn gia đình phải xấu hổ.
Mối quan hệ của bố mẹ đẻ Steve Jobs không được ông ngoại chấp nhận
Ban đầu, Steve Jobs được dự định giao cho một đôi vợ chồng luật sư. Nhưng khi ông chào đời họ lại đổi ý vào phút cuối vì muốn có một cô con gái. Cuối cùng thì đôi vợ chồng người Mỹ nhận nuôi ông là Paul Reinhold Jobs và Clara Jobs.
Tuy nhiên, khi mẹ đẻ của Steve Jobs phát hiện ra mẹ nuôi của cậu chưa tốt nghiệp đại học, còn cha nuôi thì chưa học hết cấp 3, bà từ chối ký các giấy tờ chuyển quyền giám hộ. Vài tháng sau đó, khi cha mẹ nuôi hứa sẽ cho Jobs học Đại học thì mẹ đẻ của Jobs mới đồng ý. Bởi bà thật sự mong muốn tương lai con mình được đảm bảo.
Cuộc đời của Steve Jos từng là đứa trẻ bị bỏ rơi
Steve Jobs bỏ học giữa chừng
Steve Jobs theo học trường trung học Cupertino và Homestead tại thành phố Cupertino, tiểu bang California. Ngày còn đi học ông có điểm trung bình siêu thấp: 2.65. Ông thường bị bắt nạt khi học trường trung học ở đây. Vì thế, ông đã trở thành một cậu bé “cô độc, khó chịu”. Sau giờ học, Jobs thường đến làm việc bán thời gian cho công ty Hewlett-Packard ở Palo Alto. Sau đó, ông được thuê và làm việc cùng với Steve Wozniak vào mùa hè.
Năm 1972, sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, Steve Jobs đã ghi danh học tại Reed College, một trong số 10 trường cao đẳng hàng đầu của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, mức học phí đắt đỏ và thấy đại học không mang đến tương lai nên Steve Jobs đã bỏ học ngay năm đầu tiên.
Tuy nhiên ông vẫn tham gia các lớp học sáng tạo tại trường khoảng 18 tháng. Jobs đã đăng ký lớp học thư pháp tại đây trong khi phải ngủ dưới sàn nhà của những người bạn, đổi lon nước ngọt để lấy tiền và lấy các suất ăn miễn phí mỗi tuần tại đền Hare Krishna.
Sau này Jobs chia sẻ: “Nếu tôi chưa từng dự lớp học thư pháp riêng lẻ đó tại đại học thì Mac sẽ không bao giờ có nhiều kiểu chữ hay phông chữ có tỉ lệ cân xứng như vậy.”
Xem thêm: Tiểu sử Tony Robbins và 5 lần vấp ngã đắng cay trong cuộc đời
Steve Jobs bỏ học giữa chừng
Năm 1974, Steve Jobs quay trở lại California và bắt đầu tham dự các buổi gặp mặt của câu lạc bộ Homebrewe Computer cùng với Wozniak. Ông làm kĩ sư cho hãng Atari – một nhà sản xuất trò chơi điện tử, đồng thời tích cóp tiền bạc để đến Ấn Độ.
Steve Jobs đi đến Ấn Độ cùng với Daniel Kottke, người bạn học tại trường Reed và sau đó là nhân viên đầu tiên của Apple, để “khai sáng tâm hồn”. Jobs quay về như một tín đồ Phật giáo, cạo trọc đầu và mặc đồ truyền thống của Ấn Độ.
Steve Jobs từng dùng ma túy
Steve Jobs từng dùng ma túy
Sau khi từ Ấn Độ trở về, Steve Jobs mắc phải tệ nạn rất phổ biến ở thung lũng silicon đó là chơi cần sa, ma túy LSD. Bản thân ông thừa nhận “Tôi thường ăn LSD với đường hay trộn trong hỗn hợp gelatin, khi ở một mình.
Tác dụng của cần sa giúp tôi thư giãn và sáng tạo hơn”. Jobs cho biết trải nghiệm LSD là “một trong số hai hay ba thứ quan trọng nhất từng làm trong đời”. Đến năm 1977, ông cũng đã từ bỏ được thói quen chơi ma túy của mình.
Sự nghiệp của Steve Jobs
Công việc đầu tiên – Kỹ sư máy tính
Sau khi trở về Mỹ, Steve Jobs quay lại công việc trước đây của mình tại hãng Atari và được giao nhiệm vụ tạo một mạch điện tử cho trò chơi Breakout. Nhà sáng lập Atari cho biết Atari trả 100 đô la Mỹ cho mỗi con chip được loại ra khỏi chiếc máy.
Do không hứng thú và cũng không có nhiều kinh nghiệm về thiết kế mạch điện, Jobs đã thoả thuận với Wozniak chia đôi số tiền thưởng nếu Wozniak có thể giảm đến mức thấp nhất số lượng chip.
Công việc đầu tiên – Kỹ sư máy tính
Vượt quá sự mong đợi, Wozniak đã giảm lượng chip xuống còn 50, một thiết kế quá chặt chẽ khiến cho nó không thể tái sản xuất trên một dây chuyền lắp ráp. Vào thời điểm đó, Jobs nói với Wozniak rằng Atari chỉ đưa cho họ 700 USD (thay vì con số thật sự là 5.000 USD) và Wozniak chỉ nhận được con số phân nửa là 350 USD.
Sáng lập Công ty máy tính Apple và bi sa thải do chính công ty mình sáng lập
Năm 1976, Steve Jobs xảy ra mâu thuẫn với công ty Atari về khoản tiền mà mình nhận được. Ông rời khỏi công ty cùng với Wozniak thành lập công ty Apple Computer tại một gara cũ của bố mẹ. Mục đích ban đầu của công ty chỉ là bán bảng mạch.
Ông thành lập công ty Apple Computer tại một gara cũ của bố mẹ
Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính cá nhân Apple I. Năm 1977 Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II, một thành quả to lớn đã làm nên tiếng vang cho một công ty còn non trẻ Apple.
Họ đã làm việc rất chăm chỉ , sau vài năm, Apple phát triển thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với hơn 4.000 nhân viên. Cả Steve Jobs và Steve Wozniak sau đó đều trở thành triệu phú.
Do công ty ngày càng mở rộng, Apple quyết định tuyển dụng một người có khả năng quản lí tốt. Năm 1983, Steves Jobs tuyển John Sculley từ Pepsi-Cola vào làm CEO cho công ty.
Vào ngày 24/2/1983, Jobs giới thiệu chiếc máy Macintosh đến công chúng. Đây là chiếc máy tính đầu tiên với giao diện người dùng theo kiểu đồ hoạ.
Steve Jobs trở thành triệu phú sau vài năm
Ban đầu họ rất ăn ý với nhau. Tuy nhiên, khoảng tháng 3 năm 1985, mối quan hệ giữa Jobs và Sculley trở nên cực kỳ căng thẳng.
Doanh số của Macintosh không được tốt và Jobs muốn giảm giá, đồng thời đầu tư quảng bá sản phẩm và giảm tập trung vào Apple II. Sculley không đồng ý.
Chính vì thế, Sculley gọi Jobs là lừa đảo và đến gặp Ban giám đốc về vấn đề này. Đáng tiếc rằng hội đồng quản trị đứng về phía Sculley và Steve Jobs bị sa thải chỉ ít lâu sau đó.
“Làm sao mà bạn có thể bị đuổi việc khỏi công ty do chính bạn sáng lập? Khi đó, Apple đã trưởng thành và chúng tôi đã thuê một người mà tôi nghĩ rằng rất tài năng để điều hành Apple cùng với tôi”, Steve Jobs kể lại.
Steve Jobs bị chính công ty mình sáng lập sa thải
Thành lập công ty mới – Công ty NeXT Computer
Dù thất bại thê thảm, thế nhưng Steve Jobs đã không sụp đổ. Ông bắt đầu lại một lần nữa và nhận ra thất bại ở Apple cũng giúp ông rất nhiều. Ông bộc bạch: “tôi bị cự tuyệt nhưng tôi vẫn yêu mọi thứ. Vì vậy tôi bắt đầu lại từ đầu”.
Cùng thời điểm đó, Steve Jobs thành lập NeXT Computer, một công ty chuyên sản xuất và lập trình máy trạm. Công ty mà với sức mạnh của sự khác biệt đã tạo ra nền tảng cho hệ điều hành Mac iOS sau này. Jobs bán ra sản phẩm NeXt cho những người trong lĩnh vực học thuật và khoa học vì tính công nghệ mới sáng tạo và thực nghiệm mà nó tích hợp.
Steve Jobs thành lập NeXT Computer, một công ty chuyên sản xuất và lập trình máy trạm
Ông chủ của Pixar và Disney
Năm 1986, Steve Jobs mua lại nhóm đồ hoạ từ công ty Lucasfilm với giá 10 triệu USD, sau đó đặt tên là Pixar.
Trụ sở mới của công ty đồ hoạ này được đặt tại bang California với mục tiêu phát triển nên phần cứng đồ hoạ cao cấp.
Sau nhiều năm thua lỗ vì không bán được Pixar Image Computer, Pixar đã hợp tác với Disney để sản xuất một số phim hoạt hình bằng máy tính.
Bộ phim đầu tiên là Toy Story năm 1995. Sau này, hàng loạt phim hoạt hình nổi tiếng như A Bug’s Life, Toy Story 2, Monsters,… tiếp tục được Pixar phát triển cho Disney.
Năm 2003 và 2004, khi hợp đồng của Pixar và Disney sắp kết thúc, Jobs và người đứng đầu Disney là Michael Eisner đã thoả thuận nhưng thất bại.
Thế nhưng đến tháng 10/2005, Bob Iger đã thay thế Eisner tại Disney và Bob Iger nhanh chóng nối lại mối quan hệ với Jobs và Pixar. Ngày 24/2/2006, Disney đã mua lại Pixar bằng cổ phiếu với giá trị là 7,4 tỉ USD.
Từ đó, Steve Jobs là một trong những cổ đông lớn nhất của Disney với 7% cổ phần nằm trong tay.
Ông chủ của Pixar và Disney
Quay lại với Apple – nơi bị đuổi việc chính tại công ty mình sáng lập ra
Năm 1996, Apple tuyên bố sẽ mua NeXT với giá 429 triệu đô la Mỹ, đưa Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng lập. Steve Jobs trở thành người đứng đầu trên thực tế, sau đó tổng giám đốc điều hành Gil Amelio bị tước chức vào tháng 7. Jobs chính thức mang danh là giám đốc điều hành tạm thời vào tháng 9 năm 1997.
Vào thời điểm này, Apple đang vật lộn kiếm lợi nhuận và bị tụt lại sau các đối thủ như Microsoft. Vì thế, Jobs ngừng một số dự án như Newton, Cyberdog và OpenDoc. Những nhân viên Apple bấy giờ rất lo sợ bị mất việc. Jobs cũng đổi một số điều khoản trong bản quyền chế tạo Macintosh khiến nó đắt tiền hơn rất nhiều để các nhà sản xuất có thể tiếp tục chế tạo.
Dưới sự chỉ huy của Steve Jobs, công ty đã từng bước đi lên với việc ra mắt chiếc iMac và những sản phẩm mới khác. Tại sự kiện Macworld Expo, Steve Jobs trở thành CEO chính thức của Apple.
Tại sự kiện Macworld Expo, Steve Jobs trở thành CEO chính thức của Apple
Tháng 7/2004, Steve Jobs phải phẫu thuật vì bệnh ung thư tuyến tụy nhưng đã được ghép gan và khỏi bệnh. Công ty đã liên tục đưa ra những thiết bị kĩ thuật số tiên tiến. Bằng việc giới thiệu iPod, iTunes, iTunes Store, công ty đánh mạnh vào nhu cầu nghe nhạc cá nhân.
Năm 2007, Apple gia nhập thị trường điện thoại di động với chiếc iPhone. iPhone mang hầu hết các tính năng của iPod, có trình duyệt riêng và là một chiếc điện thoại mang tính cách mạng.
Năm 2005 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử công ty Apple khi Steve Jobs tuyên bố giã từ IBM sau 10 năm gắn bó để kết hợp với Intel sản xuất chip cho máy Macintosh. 2 chiếc máy đầu tiên được chuyển sang nền Intel là iMac và MacBook Pro.
Steve Jobs rút khỏi chức vị tổng giám đốc điều hành của Apple
Tháng 8 năm 2011, Steve Jobs rút khỏi chức vị tổng giám đốc điều hành của Apple, nhưng vẫn hoạt động tại công ty trên danh phận chủ tịch hội đồng quản trị.
Cố vấn cho người sáng lập Apple
Steve Jobs là người cố vấn cho người sáng lập Google Sergey Brin và Larry Page. Ông cũng từng góp ý cho cựu phó chủ tịch của Google, Vic Gundotra, khi thiết kế màu vàng chữ ‘O’ trong từ Google bị sai màu.
Trớ trêu thay, sau này ông cảm thấy tức giận khi biết Google tạo ra thiết bị Android để cạnh tranh với iPhone của Apple.
Xem thêm: Lý Gia Thành và hành trình trở thành doanh nhân giàu nhất Châu Á
Tài sản của Steve Jobs
Fobes ước tính toàn bộ tài sản của ông vào khoảng 5,1 tỷ đô la Mỹ vào năm 2009, điều này khiến Steve Jobs được xếp vào hạng 43 trong những người Mỹ giàu có nhất. Vào tháng 6/2011, ông được xếp vị trí 109 trong bảng xếp hạng những tỷ phú giàu nhất – theo Tạp chí Forbes bình chọn, với giá trị tài sản ròng ước tính lên tới 8,3 tỷ USD.
Steve Jobs là một trong những tỷ phú giàu nhất nước Mỹ
Sản phẩm công nghệ gắn với Steve Jobs
Apple Lisa
Trước Mac, dòng sản phẩm máy tính cá nhân của Apple có tên là Lisa. Ra mắt vào năm 1983 dòng máy này sở hữu nhiều điểm tương đồng với các model Macintosh như sở hữu giao diện đồ họa, hỗ trợ giao diện cho người sử dụng.
Tuy nhiên, trong khi Mac quá thành công với mức giá 2.500 USD thì Lisa lại thất bại vì giá bán quá đắt lên tới 10.000 USD.
Apple Lisa
Máy tính Mac Original
Đây là cỗ máy mở đầu cho thế hệ máy tính Mac khi được đích thân Steve Jobs thiết kế và phát triển. Trong lịch sử của Apple đây được coi là một trong những sản phẩm thành công nhất. Máy gây kinh ngạc với người dùng thời điểm đó bởi tốc độ nhanh cùng công nghệ cảm ứng, thay vì sử dụng chuột.
Máy tính Mac Original
Máy tính iMac
Trải qua 13 năm với rất nhiều phiên bản, iMac được ví dòng máy để bàn hàng đầu của Apple. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1998, sản phẩm của Apple để lại ấn tượng cho người dùng với thiết kế thuộc hàng tiện dùng nhất thời bấy giờ.
Toàn bộ các linh kiện của máy cũng được đặt vào phía sau của màn hình CRT để tạo ra một cỗ máy để bàn tất cả trong một. Dù sự thiếu xót ở dòng sản phẩm đầu tiên là không có ổ đĩa quang nhưng sự thật iMac vẫn là một dòng sản phẩm thành công của Apple.
Máy tính iMac
Power Mac G4 Cube
Khi G4 xuất hiện và nhiều năm sau đó, sẽ là phạm pháp nếu ai đó mang máy ra khỏi nước Mỹ, bởi vì nó được xem là một siêu máy tính thời bấy giờ.
Ngoài ra, cỗ máy này còn là trợ thủ đắc lực của các nhà làm ảnh/video chuyên nghiệp và cả các nhạc sĩ.
Ấn tượng ở model này còn ở thiết kế đặc biệt khi toàn bộ linh kiện của một chiếc máy tính thông thường được đặt gọn trong một khối lập phương kích thước chỉ 8 inch.
Power Mac G4 Cube
Hệ điều hành Mac OS X
Apple đã phải vật lộn một thời gian dài, gặp nhiều thất bại để tìm ra một hệ điều hành Mac mới tối ưu cho các sản phẩm của họ.
Cuối cùng vào tháng 3/2001, Apple đã tìm ra được điều mình cần, một hệ điều hành mới được trình làng với tên gọi Mac OS X.
Hệ điều hành Mac OS X
Máy nghe nhạc iPod
Không phải là người tiên phong trong việc đem đến sản phẩm máy nghe nhạc di động, hay máy nghe nhạc kỹ thuật số nhưng iPod của Apple lại là máy nghe nhạc thành công và chiếm hầu hết thị phần máy nghe nhạc trên thị trường trong nhiều năm quá.
Sở hữu kích thước nhỏ gọn, bàn phím xoay tiện dụng và màn hình LCD lớn cùng chất lượng trình diễn nhạc tốt đã giúp iPod chinh phục hầu hết người tiêu dùng.
Máy nghe nhạc iPod
Điện thoại iPhone
Giống như iPod, dù không phải là người tiên phong nhưng iPhone của Apple lại tạo ra một xu hướng công nghệ, tạo ra cuộc cách mạng trong các nhà sản xuất và hiện đang chiếm được lòng tin của rất nhiều người sử dụng.
Với màn hình cảm ứng đa điểm, hệ điều hành thú vị và thiết kế thân thiện với người dùng, khi ra mắt vào 4 năm trước iPhone tạo ra sự mới mẻ hoàn toàn so với các mẫu smartphone thời đó như BlackBerry, Plam hay Windows Mobile.
Điện thoại iPhone
MacBook Air
Giống như Mac OS X, MacBook Air không tạo được hiệu quả kinh doanh lớn khi mới xuất hiện. Nhưng với những cải tiến như nhẹ hơn, mạnh mẽ hơn và giá bán rẻ hơn, MacBook Air đang là một trong những mẫu máy tính hấp dẫn nhất ở thời điểm này.
MacBook Air
Máy tính bảng iPad
Từng bị hoài nghi trước khi ra mắt nhưng sự thật, iPad là một sản phẩm đặc biệt thành công trong lịch sự của Apple. Không phải là một chiếc iPod Touch phóng to hay một chiếc iPhone bị gạt bỏ tính năng, đối với nhiều người iPad là một sản phẩm cần thiết giúp họ có thể thoải mái lướt web ở nhiều nơi, chơi game với màn hình lớn hay xem phim ngay trên giường ngủ, thuận tiện hơn nhiều so với dùng laptop.
Máy tính bảng iPad
Hôn nhân và gia đình
Steve Jobs làm đám cưới với Laurene Powell ngày 18 tháng 3 năm 1991, và họ có ba đứa con. Ông cũng có một đứa con gái từ mối quan hệ trước là Lisa Brennan Jobs.
Sức khỏe và sự qua đời của Steve Jobs
Vào giữa năm 2004, Steve Jobs thông báo cho nhân viên của mình rằng kết quả chẩn đoán cho biết ông có một khối ung thư trong tuyến tụy. Ban đầu ông phản đối việc áp dụng các biện pháp can thiệp y tế thông thường và bắt tay vào một chế độ ăn uống đặc biệt để ngăn chặn căn bệnh. Nhưng sau đó trong tháng 7 năm 2004, Jobs trải qua một dạng phẫu thuật phổ biến nhất trong việc điều trị ung thư tuyến tuỵ.
Vào đầu tháng 8 năm 2006, Jobs tuyên bố một phát biểu quan trọng trong Hội thảo Phát triển Toàn cầu diễn ra hàng năm của Apple. Vẻ ngoài “ốm, gần như gầy”, phát biểu thiếu sức sống bất thường. Hai năm sau, những nghi vấn tương tự lại diễn ra sau tuyên bố của Jobs tại Hội thảo các nhà phát triển toàn cầu 2008. Apple chính thức tuyên bố rằng Steve Jobs chỉ bị nhiễm siêu vi và hiện đang dùng thuốc kháng sinh.
Steve Jobs bị ung thư tuyến tụy
Ngày 14 tháng 1 năm 2009, trong một bản ghi nhớ nội bộ của Apple, Steve Jobs viết rằng vào tuần trước, ông đã “nghiệm ra rằng các vấn đề liên quan đến sức khỏe của tôi phức tạp hơn so với suy nghĩ ban đầu” và tuyên bố nghỉ 6 tháng vắng mặt cho đến khi kết thúc tháng 6 năm 2009 để tập trung chăm sóc tốt hơn cho sức khoẻ. Trong tháng 4 năm 2009, Jobs trải qua ca cấy ghép gan tại Viện Cấy ghép Bệnh viện Đại học Methodist. Dự báo của Jobs về kết quả của việc này là “tuyệt vời”.
Ngày 17 tháng 1 năm 2011, một năm rưỡi sau khi Steve Jobs trở về từ ca ghép gan, Apple thông báo rằng ông đã được cấp giấy nghỉ phép dưỡng bệnh. Jobs tuyên bố việc ra đi của mình trong một lá thư gửi các nhân viên, cho biết quyết định là để giúp ông có thể tập trung vào tình hình sức khoẻ.
Steve Jobs trải qua ca cấy ghép gan tại Viện Cấy ghép Bệnh viện Đại học Methodist
Sau gần một thập kỷ chiến đấu với căn bệnh ung thư, ngày 05 tháng 10 năm 2011, trong một tuyên bố của gia đình anh có nói Jobs “đã ra đi thanh thản bên gia đình vào ngày hôm nay…”. Lúc đó Steve Jobs 56 tuổi.
Cũng từ ngày 5 tháng 10 năm 2011, trang chủ Apple chào đón khách ghé thăm bằng một thông điệp đơn giản: bức hình trắng đen của Steve Jobs, tên, năm sinh và mất của ông. Nhấp chuột vào hình ảnh của Jobs sẽ dẫn đến cáo phó với nội dung: “Apple đã mất đi một thiên tài sáng tạo và nhìn xa trông rộng, thế giới đã mất đi một con người tuyệt vời. Chúng tôi, những người đã may mắn quen biết và làm việc với Steve đã mất đi một người bạn thân thiết và người cố vấn đầy cảm hứng. Steve ra đi để lại sau lưng một công ty mà chỉ duy nhất ông là người có thể gây dựng nên, và tinh thần của ông sẽ mãi mãi là nền tảng của Apple.”
Steve Jobs mãi là tượng đài bất hủ “Quả táo khuyết”
Dù Steve Jobs đã không còn, nhưng cái bóng và sức ảnh hưởng của ông đến Apple nói riêng và giới công nghệ nói chung vẫn còn mãi. Ông đã sống trọn vẹn như chính lời nói “Nếu mỗi ngày đều sống như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của KDIGIMIND.
Hãy ghé thăm KDIGIMIND Web thường xuyên để cập nhật thông tin của nhiều doanh nhân nổi tiếng khác nhá!