Ngày nay, Staff được xem là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chi tiết Staff là gì?

Còn bạn thì sao, bạn đã biết nghĩa của từ Staff cũng như các yếu tố cơ bản của chúng? Ngay trong bài viết này, Kdigimind sẽ giúp các bạn đi tìm lời giải đáp về Staff.

Staff là gì?

Staff là gì?

Staff là gì và các từ gắn liền với Staff

Staff chính là tên gọi chung mà các doanh nghiệp sử dụng đối với hầu hết các nhân sự ở nhà hàng và khách sạn cho dù họ làm ở bất kỳ vị trí nào.

Khi nhân viên được gắn tên gọi Staff tức là họ đang làm việc ở cấp thấp. Tùy vào từng ngành nghề mà nhiệm vụ của mỗi Staff sẽ tương ứng.

Ý nghĩa Staff trong từ điển Anh – Việt

Staff là từ trong tiếng Anh. Khi Staff được dịch sang tiếng Việt thì bao hàm rất nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa điển hình của từ Staff đó chính là chỉ nhân viên, cán bộ chung chung.

Để hiểu hết về ý nghĩa của Staff, chúng ta cần nắm rõ quá trình hình thành của chúng. Ở thời đại nền kinh tế bắt đầu hội nhập, phần lớn các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các từ tiếng Anh.

Điều này được thể hiện điển hình nhất là lĩnh vực nhà hàng – khách sạn. Có lẽ bạn sẽ nghe đến nhiều các cụm từ: Event Staff, Cooking Staff,…

Cũng nhờ những thuật ngữ này mà chúng giúp cho môi trường giao tiếp trong khách sạn trở nên chuyên nghiệp hơn.

Đa số từ Staff được gọi gắn liền với các nhân viên làm ở vị trí thấp hay gọi là chân ba lon toong. Họ làm việc dưới sự giám sát và điều hành của người quản lý. Tại mỗi bộ phận sẽ có vị trí key Staff. Tức là vị trí chủ chốt.

Xem thêm: Swift code là gì?

Các từ kết hợp với Staff

Gắn liền với Staff là vô số các từ đi kèm tạo nên cụm từ vô cùng ý nghĩa trong các ngành nghề. Kdigimind sẽ giới thiệu với các bạn một số cụm từ được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay.

Staff là gì Kpop

Staff là gì Kpop

Staff là gì Kpop

Đầu tiên, bạn cần biết Kpop là cụm từ rút gọn của Korean Pop. Chúng ám chỉ dòng nhạc Pop của xứ sở Kim Chi.

Nếu bạn để ý ở các chương trình ca nhạc tại đây sẽ luôn có hình ảnh của chữ Staff được in trên áo của nhiều người.

Vậy từ đây bạn có thể giải nghĩa Staff là gì Kpop tức là các nhân viên trong Kpop.

Sales Staff

Một ngày bạn ra đường và có ai hỏi bạn Sales Staff là gì thì bạn sẽ trả lời ra sao?

Rất đơn giản, cụm từ này chỉ chung chung toàn bộ nhân viên kinh doanh ở mức độ quy mô lớn.

Operation Staff

Cụm từ này chỉ về các nhân viên vận hành. Bởi vậy khi nhân viên được gắn với tên gọi này cũng thể hiện được nhiệm vụ và bản chất công việc của họ.

Office Staff

Cụm từ có nghĩa là các nhân viên làm việc văn phòng hay nói tắt hơn là nhân viên văn phòng.

Business Staff

Cụm từ mang ý nghĩa chỉ nhân viên kinh doanh.

Tùy vào vị trí công việc mà nhân viên đảm nhận, họ sẽ được gắn với từ chuyên môn đi kèm với Staff.

Đây là cách gọi tạo nên sự chuyên nghiệp và mang tính hội nhập quốc tế nhiều hơn.

Sự khác biệt giữa Staff và các cụm từ đồng nghĩa khác.

Ngôn ngữ là thứ vô cùng phong phú. Để hiểu hết về chúng đòi hỏi bạn cần có kiến thức rộng về từ điển bách khoa toàn thư.

Đặc biệt với cụm từ tiếng Anh thì chúng lại được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau khi dịch sang tiếng Việt.

Bởi vậy có nhiều người dễ nhầm lẫn Staff với các từ đồng nghĩa khác. Điển hình như các từ dưới đây:

Staff và Employee có sự khác biệt

Staff và Employee có sự khác biệt

Staff và Employee

Employee và Staff đều có nghĩa là nhân viên. Tuy nhiên về bản chất chúng là hoàn toàn khác nhau. Do đó, nếu bạn chỉ đơn thuần hiểu Staff là gì thì thật quá sai sót nếu không so sánh chúng với Employee.

Bạn nên nhớ rằng Staff nghĩa là nhân viên nhưng là chỉ một nhóm người cùng làm việc trong công ty hoặc tổ chức. Trong khi đó, Employee lại chỉ đơn thuần mang ý nghĩa về 1 cá nhân làm việc trong công ty mà thôi.

Mặc khác, từ Staff chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn đối với bất kỳ một vị trí nào của nhân viên. Còn Employee lại được ứng dụng với tất các nhân sự khi làm việc tại văn phòng.

Staff với Worker

Worker cũng mang nghĩa là nhân viên. Tuy vậy từ chỉ nói về 1 cá nhân hoạt động tại doanh nghiệp.

Hầu hết Worker được ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng hoặc nhân viên làm việc theo giờ cụ thể.

Đặc biệt, chúng không bao giờ được dùng đối với người quản lý.

Staff với Clerk

Clerk mang ý nghĩa chỉ một cá nhân làm việc chủ yếu gắn liền với nhiệm vụ xử lý hồ sơ doanh nghiệp. Nếu trong ngành khách sạn – nhà hàng thì chúng chỉ được áp dụng cho vị trí nhân viên lễ tân.

Staff với Personnel

Hai cụm từ này đều chỉ cả một đội ngũ nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. Nếu Staff chỉ được dùng chỉ nhân viên thuộc cấp thấp thì Personnel lại dành cho cả đội quản lý cấp trên.

Khi so sánh với các từ đồng nghĩa, có lẽ bạn đã hiểu hơn Staff là gì trong công ty. Chỉ có các nhân viên cấp thấp thuộc lĩnh vực nhà hàng – khách sạn mới áp dụng cụm từ này.

Các vị trí Staff trong nhà hàng – khách sạn

Staff là tên gọi dành cho rất nhiều nhân viên trong khách sạn – nhà hàng ở các vị trí khác nhau. Đi kèm với từng vị trí là tên gọi cụ thể là cụm từ đi kèm Staff.

Staff trong bộ phận lễ tân của nhà hàng

Staff trong bộ phận lễ tân của nhà hàng

Bộ phận lễ tân

Trong khách sạn và nhà hàng, bộ phận lễ tân đóng vai trò rất quan trọng. Ở bộ phận này, bạn sẽ bắt gặp các tên gọi nhân viên có Staff như sau:

  • Reception Staff: Nhân viên lễ tân có nhiệm vụ chào đón khách, tiếp nhận điện thoại,…
  • Reservation Staff: Nhân viên đặt phòng xác nhận thông tin chi tiết về phòng đặt của khách hàng.
  • Operation Staff : Nhân viên tổng đài và trực điện thoại chuyên nhận cuộc gọi để giải đáp và tư vấn cho khách.
  • Cashier Staff: Nhân viên thu ngân nhận tiền và xử lý các vấn đề liên tiền.
  • Concierge Staff: Nhân viên hỗ trợ khách hàng chuyên tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của khách.
  • Bellman : Nhân viên hành lý chuyên đón và xử lý hành lý đảm bảo nguyên vẹn và an toàn.
  • Door man: Nhân viên đứng cửa giúp đóng và mở cửa cho khách.

Xem thêm: Thiết kế Proposal chuyên nghiệp phù hợp với từng nghề nghiệp

Bộ phận kinh doanh

Ở bộ phận kinh doanh, Staff được gắn với các vị trí nhân viên như sau:

  • Marketing Staff: Đây là từ chỉ đội ngũ nhân viên Marketing. Họ có nhiệm vụ xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu, dịch vụ nhà hàng.
  • Sales Staff: Cụm từ chỉ đội ngũ nhân viên Sales. Họ là những người thúc đẩy doanh số của nhà hàng lên cao, gắn kết mối quan hệ với khách hàng…
Staff trong bộ phận hành chính nhân sự của nhà hàng

Staff trong bộ phận hành chính nhân sự của nhà hàng

Bộ phận hành chính – nhân sự

  • Human Resources Staff (HR Staff): Cụm từ chỉ đội ngũ nhân viên hành chính và nhân sự. Họ có nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới, đề ra chiến lược có gắn liền với hành chính của doanh nghiệp…
  • Payroll/ Insurance: Chỉ đội ngũ nhân viên lương và bảo hiểm. Họ có nhiệm vụ thực hiện chi trả lương theo đúng ngày quy định cho nhân viên.
  • Legal Officer: Cụm từ chỉ đội ngũ nhân viên pháp lý. Họ chính là người xử lý hồ sơ và sổ sách của nhà hàng.

Bộ phận buồng phòng

  • Housekeeping Staff: Mang ý nghĩa chỉ đội ngũ nhân viên buồng phòng. Họ có nhiệm vụ làm vệ sinh giúp không gian từng phòng trở lên sạch sẽ, gọn gàng. Ngoài ra, họ giúp cho đồ vật trong phòng được đảm bảo an toàn, nguyên vẹn.
  • Laundry Staff: Chỉ đội ngũ nhân viên giặt là. Họ chuyên đi thu gom chăn ga, gối đệm, quần áo khách sạn, nhà hàng để giặt sạch.
  • Linen Room: Đội ngũ nhân viên kho vải. Họ có nhiệm vụ chuyên kiểm soát toàn bộ đồng phục nhân viên và chăn, gối, đệm,…
  • Public Area Cleaner: Đội ngũ nhân viên vệ sinh công cộng giúp nhà hàng luôn sạch.

Để hiểu sâu hơn về Staff là gì có lẽ bạn cần đi sâu từng bộ phận. Bởi mỗi vị trí, Staff lại thể hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về Staff thì có thể liên hệ tới Kdigimind qua website: kdigimind.com.

Đừng quên ghé thăm chúng mình để tìm kiếm thêm nhiều thuật ngữ nghề ngiệp có thể bạn cần biết nữa nhé!