Sitemap cho phép quản trị viên web thông báo cho các công cụ tìm kiếm những trang nào trên trang web của robot có thể thu thập thông tin. Bạn đã hiểu Sitemap là gì và cách tạo sitemap chuẩn cho website như thế nào hay chưa?  Kdigimind sẽ thông tin chi tiết về khái niệm và cách tạo Sitemap khoa học bên dưới đây nhé !

1. Sitemap là gì?

Sitemap hay sơ đồ trang web là tập tin văn bản dạng XML chứa toàn bộ URL của website. Bản độ có hệ thống các đường link dẫn vào trang chính, trang con một cách rõ ràng. 

Sitemap là gì?

Sitemap là gì?

Tệp sitemap XML liệt kê các URL trong trang web và các siêu dữ liệu khác về mỗi URL (thời điểm cập nhật lần cuối, tần suất thay đổi, mức độ quan trọng của nó so với các URL khác trên trang web, v.v. ), để các công cụ tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu trang web của bạn một cách thông minh hơn , nhanh hơn.

2. Tại sao phải tạo Sitemap cho website khi SEO?

Sau khi bạn đã rõ Sitemap xml là gì thì cũng sẽ thắc mắc lý do mà chủ website cần lưu ý tạo sơ đồ trang  cho website khi SEO là gì? Thật ra việc tạo sơ đồ có các tác dụng cụ thể giúp ích cho website, bạn có thể xem qua nội dung bên dưới sẽ rõ hơn: 

  • Sitemap ảnh hưởng đến quá trình SEO

Sơ đồ trang được tạo ra trong trang website giúp ích nhiều cho công cuộc SEO website của đơn vị bạn. Nó giúp thông báo cho google biết về việc website của bạn chuẩn SEO, có nội dung gì để thúc đẩy kết quả tìm kiếm. 

  • Sitemap giúp google index website mới nhanh hơn

Việc tạo sơ đồ trang rất là có ích cho các website mới được xây dựng, cụ thể là giúp cho google index website mới nhanh hơn. Các website mới thành lập sẽ có nhiều khó khăn về vấn đề index, ít backlink trở về.

Khi bạn tạo sơ đồ trang giúp các bot của bộ máy tìm kiếm tìm trong site của bạn nhanh chóng lập index. Và thế là nó thay bạn thông báo với công cụ tìm kiếm vào index trang web của bạn. 

  • Sitemap giúp hỗ trợ trải nghiệm người dùng 

Chắc chắn khẳng định rằng việc tạo sơ đồ trong website tăng thêm trải nghiệm tuyệt vời, hữu ích cho người dùng. Bạn thấy đó có được sơ đồ thì người xem mới thấy rõ cấu trúc trang, tìm đúng thông tin, sản phẩm mình cần nhanh chóng hơn và chuẩn xác hơn. Đồng thời, sơ đồ cũng phân cấp vấn đề rõ ràng nên thu hút người xem nhiều hơn.

Sitemap hỗ trợ trải nghiệm người dùng

Sitemap hỗ trợ trải nghiệm người dùng

3. Có những loại sitemap nào?

Cùng với thắc mắc về sitemap.xml là gì thì nhiều người sẽ hỏi nó có những loại nào? Về sơ đồ trang web cũng có nhiều loại khác nhau và được sử dụng trong những trường hợp cụ thể phù hợp nhất với các website. Dưới đây sẽ là nội dung nêu cho mọi người cùng biết về các loại sơ đồ đó:

  • Sitemap về mặt cấu trúc

Về mặt cấu trúc thì sơ đồ trang website về mặt cấu trúc sẽ có sự phân loại thành XML và HTML. Bạn có thể đọc nội dung bảng để nhận ra sự khác biệt giữa 2 loại này:

Sitemap XML HTML
Đặc điểm -Chứa nhiều metadata chung với URLs trang web

-Có các thông tin như trang cập nhập lần cuối khi nào, thay đổi sớm nhất lúc nào…

-Cung cấp chuyển hướng cho người dùng đơn giản

-Nâng thứ hạng website nhờ tính thân thiện

Sự giống nhau Đều cho phép các trang web dễ dàng crawl bởi search engines
Sự khác nhau Dùng cho search engine Viết cho người dùng website.
Sitemap XML

Sitemap XML

  • Sitemap theo định dạng

Về mặt định dạng thì sơ đồ trang lại được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau. Chúng mang những đặc điểm riêng biệt và bạn có thể nhận biết kỹ càng qua thông tin sau: 

  • Sitemap index: Đây là tập hợp các sơ đồ trang được đính kèm và dùng cho việc đặt trong file robots.txt 
  • Sitemap – category.xml: Tập hợp các cấu trúc danh mục xuất hiện trên website
  • Sitemap-products.xml: Dành cho các link về các sản phẩm có mặt trên trang
  • Sitemap-articles.xml: Dành cho các link của từng bài viết được up lên trên website
  • Sitemap-tags.xml: Dành cho các thẻ có mặt trên website
  • Sitemap-video.xml: Dành cho video được đăng tải lên trên các page, website
  • Sitemap-image.xml: Dành cho các link về hình ảnh xuất hiện trong các trang website cụ thể

4. Hướng dẫn cách tạo file sitemap cho website chi tiết

Khi bạn biết được về lợi ích khi tạo sơ đồ trong website thì chắc chắn sẽ không muốn bỏ qua nó phải không nào. Mời bạn cùng xem hướng dẫn cách tạo sitemap online dưới đây để có thể áp dụng hiệu quả khi cần tới: 

4.1. Tạo sitemap cho website wordpress

Cách tạo sitemap cho wordpress không quá khó và bạn có thể triển khai bằng nhiều cách thức. Cụ thể sẽ có 2 cách thức chủ đạo này:

  • Tạo sitemap bằng Yoast Seo

Bước 1: Bạn cần đăng nhập vào website WordPress. Sau đó bạn sẽ mở sitemap XML trong một tab khác.

Bước 2: Bắt đầu việc cài đặt Yoast trực tiếp tại phần Content Types. Ở menu bên trái của website WordPress thì bạn chuyển qua plugin Yoast SEO và nhấn vào Search Appearance.

Cài đặt Yoast

Cài đặt Yoast

Mỗi nút thả xuống cho phép thêm hoặc bớt nội dung khỏi sitemap. Sitemap sẽ đặt ra câu hỏi “ Show in search result”

Thêm hoặc bớt nội dung khỏi sitemap

Thêm hoặc bớt nội dung khỏi sitemap

Bước 3: Tới công đoạn này thì bạn sẽ thực hiện với tab Taxonomies và Archives trong chính phần Giao diện tìm kiếm của plugin Yoast SEO. Bạn có thể cho hiển thị ngay các Categories và Tag. Thực hiện tối ưu hóa các yếu tố phân loại nhằm tạo giá trị cao hơn với công cụ tìm kiếm.

Bước 4: Bước này bạn cần phải tùy chỉnh các sơ đồ trang. Đồng thời mở XML Sitemap Index và nhấp vào các sơ đồ website mở tab mới ra với mục đích đánh giá từng trang. 

Để loại bỏ các URL riêng lẻ khỏi sơ đồ XML thì bạn nhấn vào phần “Edit Page” ở đầu mỗi trang. Ở phần chỉnh sửa trang thì tìm xuống Metabox Yoast SEO. Nhấp vào biểu tượng bánh răng “Advanced Settings” và đặt “Allow search engines to show this Page in search results?” trở thành “No“.

Bạn vẫn có thể để các công cụ tìm kiếm theo các liên kết ở trang này kể cả nó bị ẩn đi. Bạn sẽ đặt “Should search engines follow links on this Page?” chuyển sang thành “Yes“.

Sau đó, bạn cần nhấp vào phần “Update” phía trên cùng bên phải của trang. Việc này sẽ để lưu các cài đặt thực hiện một cách hiệu quả.

  • Tạo sitemap bằng plugin Google XML sitemaps

Bước 1: Bạn cần tiến hành cài đặt và kích hoạt Plugin Google XML Sitemaps. Sau đó Plugin tự động khởi tạo Sitemap.xml cho trang web. Khi đó bạn có thể xem sơ đồ trang qua việc thêm sitemap.xml vào phần đuôi của địa chỉ của web.

Kiểm tra sitemap

Kiểm tra sitemap

Bước 2: Cài đặt cấu hình của Plugin là việc làm cần thiết. Cụ thể bạn cần vào Settings tới XML-Sitemap để đặt lại cấu hình plugin. Ở phần trên cùng, Google XML Sitemaps hiển thị đoạn thông tin cập nhật trạng thái.

Vào xml sitemap đặt lại cấu hình

Vào xml sitemap đặt lại cấu hình

Sau đó, bạn sẽ thấy phần Additional Pages thì lại thêm trang vào XML Sitemap bằng tay. 

Thêm vào xml sitemap

Thêm vào xml sitemap

Tiếp tục tùy chỉnh mức độ ưu tiên các URL bài viết, Google XML Sitemaps tất nhiên mặc định dùng số lượng bình luận tính mức độ ưu tiên của URL. Sitemap tính số lượng bình luận để ưu tiên.

Tùy chỉnh ưu tiên cho URL bài viết

Tùy chỉnh ưu tiên cho URL bài viết

Phần tiếp đó của trình cài đặt này sẽ để cho bạn thêm hoặc bỏ ra vài trang không muốn khỏi Sitemap WordPress. Bạn có thể chỉnh lại tần suất và mức độ ưu tiên của Sitemap Content. Thay đổi các giá trị này được công cụ tìm kiếm xem là gợi ý tốt. Các con bot có thể xem xét hoặc bỏ qua giá trị này theo tiêu chí của chúng. 

Thêm hoặc bớt trang khỏi sitemap

Thêm hoặc bớt trang khỏi sitemap

Chỉnh tần suất và mức độ ưu tiên

Chỉnh tần suất và mức độ ưu tiên

Sau cùng, bạn sẽ nhấn vào Update Options để lưu các thay đổi của bạn. Như vậy là hoàn thành cách tạo sitemap một cách hoàn chỉnh. 

4.2. Tạo sitemap cho website không phải wordpress

Nếu bạn muốn tạo sitemap website của mình không phải trên nền tảng wordpress thì có thể XML – sitemaps.com. Các bước được tiến hành cực kỳ đơn giản như bên dưới đây:

Bước 1: Bạn trước hết cần nhấp vào trong link để tạo sơ đồ cho website. Link cụ thể: http://www.xml-sitemaps.com/

Tạo sitemap online

Tạo sitemap online

Bước 2: Tiến hành điền các thông số cần thiết được nêu ra trong phần yêu cầu, bạn nhớ nêu chuẩn xác. Cụ thể có các nội dung như là: 

  • Starting URL: Địa chỉ website của bạn 
  • Change Frequency: Bạn nên chọn là daily
  • Last Modification: Lựa chọn Use Server’s Response
  • Priority: Để là tự động

Hoàn thành các mục thông tin này xong thì bạn nhấn vào lệnh Start và chờ. Khi chạy xong nhanh chóng bạn sẽ nhận được 1 list các file Sitemap website cụ thể. 

Bước 3: Download file XML để sử dụng. Bạn có thể dùng Notepad ++ mở file sitemap.xml để set thông số Priority cho các url theo đúng ý. 

Bước 4: Up file XML cụ thẻ lên trên website của bạn. Công đoạn này chỉ vài giây và bạn chỉ cần nhìn vào phần up tải lên là được.

Bước 5: Sau cùng thì bạn sẽ vào trong phần Tool SEO Google Webmaster Tools để cập nhật bản đồ trang. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong 5 bước cơ bản để tạo bản đồ trang rồi đó.

Về sơ đồ của trang web được tạo như thế nào cũng đã nêu chi tiết để những ai quan tâm vấn đề này có thể áp dụng thành công trên thực tế. Bạn muốn tìm hiểu thêm về cấu trúc website thì có thể tham khảo thêm bài viết mới trên website này nhé.

5. Cách gửi sitemap của bạn tới Google qua Google Search Console

Bạn có thể tiến hành gửi sơ đồ trang của bạn cho google từ Google Search Console một cách đơn giản. Cụ thể từ bảng điều khiển của bạn bạn nhấn vào phần Thu thập thông tin. Sau đó chọn vào Sitemap và Thêm Sitemap thử nghiệm.

Gửi sitemap tới google

Gửi sitemap tới google

Tiến hành kiểm tra sitemap của bạn xem sao và xem kết quả trước khi bạn nhấn gửi sitemap xem các lỗi có thể ngăn các trang đích bị lập chỉ mục như thế nào. Bạn cũng cần phải biết rõ khi gửi sơ đồ trang của bạn cho google biết trang nào tốt và đáng lập chỉ mục thì không phải kết quả nhận được sẽ như ý của bạn. 

6. Cách xem sitemap của website đã tạo thành công chưa?

Bạn đã tiến hành các bước tạo sơ đồ xong rồi thì có thể xem lại xem mình tạo thành công hay chưa bằng cách thực hiện thủ công. Các bước được hình như hình bên dưới. 

Cách xem sitemap của website

Cách xem sitemap của website

Thường thì Sitemap thường đặt ở site.com/Sitemap.xml. Tuy nhiên cũng có trường hợp nó lại tùy vào CMS và loại chương trình được sử dụng để tạo sơ đồ trang.

Nếu bạn tạo thành công thì sư đồ trang sẽ hiển thị tất cả URL các trang trên website của bạn. Còn nếu bạn tiến hành tạo sơ đồ trang không thành công thì sẽ không có hiển thị các URL các trang nhé.

Sitemap hiển thị các url

Sitemap hiển thị các url

LỜI KẾT

Thông tin chi tiết về Sitemap đã được mình tổng hợp lại cho mọi người cùng tham khảo để hiểu rõ hơn về nó là gì, lợi ích khi tạo ra sử dụng cho website. Bạn muốn áp dụng tạo bản đồ trang thì có thể làm theo các bước hướng dẫn cụ thể như bài viết đã nêu, chắc chắn bạn sẽ thấy hiệu quả xuất hiện ngay.