Shark Vương là một trong những cá mập đầu tiên đồng hành cùng Thương vụ bạc tỷ và ông cũng chính là người mang chương trình “vạn người xem” này về với Việt Nam.
Bên cạnh sự thông minh, hài hước thì Shark Vương còn để tại ấn tượng trong tâm trí của mọi người là một doanh nhân đa tài. Hình ảnh Shark Vương ôm cây đàn ghita ngân nga hát đã khiến trái tim nhiều chị em phải rung lên.
Shark Vương cùng những sóng gió trong cuộc đời và sự nghiệp
Mình tin còn nhiều điều bạn chưa biết về Shark Vương đâu, Chắc chắn bài viết này sẽ mang lại hấp dẫn và có ích với bạn đấy!
Tiểu sử Shark Vương
Shark Vương là ai?
Chắc chắn tên tuổi của Shark Vương không còn xa lạ gì nữa rồi đúng không? Tên đầy đủ của Shark Vương là Trần Anh Vương. Ông sinh ngày 15/6/1972 trong một gia đình thuần nông nghèo có 7 anh, chị, em tại Đông Quang – Đông Hưng – Thái Bình.
Chắc chắn nhiều bạn thắc mắc đời tư về Shark Vương và vợ. Thì cũng như bao Shark Tank khác, chuyện gia đình vợ, con là một ẩn số khi tìm hiểu về Shark Vương.
Không ai có thể ngờ rằng Shark Vương lại là một người có tầm hồn ca hát. Trong thời trai trẻ ông còn từng giành huy chương trong cuộc thi “Giọng hát sinh viên vàng thủ đô” đó.
Shark Vương từng giành huy chương trong cuộc thi “Giọng hát sinh viên vàng thủ đô”
Con đường học vấn đầy tự hào của Shark Trần Anh Vương
Shark Vương là một học sinh giỏi chuyên toán trong nhiều năm trung học.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông thi đỗ trường Đại học Kinh tê quốc dân ngành Quản trị kinh doanh. Chưa dừng lại ở đó, chàng trai chuyên toán năm ấy còn tiếp tục theo học cao học tại đây luôn.
Sự nghiệp đầy sóng gió của ông Trần Anh Vương
Để có được sự nghiệp cùng tên tuổi lừng lẫy như ngày hôm nay, Shark Vương đã làm rất nhiều công việc và đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong nhiều công ty. Chúng mình cùng nhau điểm lại những vị trí ông từng đảm nhiệm trên con đường trở thành doanh nhân nổi tiếng nhất nhì Việt Nam của Shark Trần Anh Vương nhé!
Nhân viên kinh doanh suất xắc
Shark Vương là một nhân viên kinh doanh suất xắc
Từ năm 1993 – 1994: Shark Vương ngày ấy là nhân viên kinh doanh tại công ty Giày may 32 – Bộ Quốc Phòng.
Từ năm 1995 đến 1997: Ông làm nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty TNTH Thái Bình.
Từ năm 1998 đến tháng 10 năm 1999: Vị cá mập này tiếp tục làm nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu cho công ty Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ Ngân Hàng.
Đảm nhiệm nhiều chức vụ chủ chốt trong nhiều doanh nghiệp
Đảm nhiệm nhiều chức vụ chủ chốt trong nhiều doanh nghiệp
Từ tháng 11 năm 1999 – tháng 1 năm 2000: Shark Vương đảm nhận chức vụ Phó giám đốc công ty TNHH Duy Phương.
Đầu năm 2000, doanh nhân họ Trần đã rời Thái Bình đến Hà Nội lập nghiệp. Tại đây, ông nhận làm giám đốc thuê cho một công ty kinh doanh xe máy.
Tuy nhiên, với mong muốn xây dựng cho mình một sự nghiệp riêng nên ông đã xin nghỉ việc. Sau đó, với quyết tâm làm già, ông đã vay mượn người thân, bạn bè 300 triệu đồng. Đến tháng 3 năm 2000, Shark Vương cùng 4 người nữa đã đồng sáng lập ra Công ty Thép Bắc Việt.
Tại đây, ông giữ cương vị giám đốc công ty. Ông Trần Anh Vương từng chia sẻ: “Lúc đó, dù đã bỏ thép đi làm việc khác mất vài năm, song khi quay lại tôi vẫn đủ tự tin. Tuy nhiên, tôi cũng không bao giờ quên rằng, quyết định đầu tiên của tôi trong vai trò giám đốc lại là một quyết định sai lầm”
. Và cái sai của ông chính là nhập một lô hàng của Đài Loan dẫn đến tình trạng lỗ vốn.
Xem thêm: Tiểu sử tiến sĩ Lê Thẩm Dương
Tuy nhiên với sự thông minh và nhiệt huyết, một năm sau đó, Thép Bắc Việt đã lấy lại vốn và tạo được chỗ đứng trên thị trường. Từ những vấp ngã và thành công, Shark Vương đã có cách định nghĩa cho riêng mình về thép. Đó là “Thép: “cơm”của nền công nghiệp”.
Trở thành giám đốc ở tuổi 28
Từ tháng 3 năm 2000 – tháng 6 năm 2008: Shark Trần Anh Vương tiếp tục sự nghiệp kinh doanh với vị trí Giám đốc công ty TNHH Thép Bắc Việt.
Từ tháng 7 năm 2008 – tháng 10 năm 2015: Shark Vương tiếp tục kinh doanh đồng thời tham gia thương trường kinh tế. Ông trở thành chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc công ty cổ phần Thép Bắc Việt. Tại thời điểm đó, Thép Bắc Việt là công ty mẹ của 8 công ty con. Năm 2008, doanh thu đạt trên 6 tỷ đồng. Thép Bắc Việt đã xuất khẩu đi thị trường của châu Âu, châu Mỹ, châu Á và vùng Trung Đông. Năm 2009, sản phẩm thép tiền chế mang thương hiệu DamSam của công ty đã đạt giải thưởng Sao vàng Đất Việt.
Từ tháng 11 năm 2015 – tháng 4 năm 2016: Shark Vương trở thành chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần đầu tư BVG Phó chủ tịch Hội Doanh Nghiệp trẻ Hà Nội.
Từ ngày 1 tháng 4 năm 2016 – ngày 30 tháng 4 năm 2016: Ông Trần Anh Vương đảm nhận nhiều vị trí khác nhau như: Phó Tổng Giám đốc – Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư BVG, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp I, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam.
Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam
Từ ngày 1 tháng 5 năm 2016 – ngày 31 tháng 8 năm 2018: Shark Vương đảm nhận vai trò làm tổng giám đốc của công ty cổ phần SAM Holdings (Công ty này có tên cũ là công ty cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn Thông SACOM).
Với tài năng và kinh nghiệm tích lũy, Shark Vương đã đưa công ty ngày một đi lên. Tên tuổi của SAM Holdings ngày càng vững mạnh trên bản đồ kinh tế Việt Nam. Ngoài ra,lúc này ông còn đảm nhận chức vụ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư BVG, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp I, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam.
Từ ngày 31 tháng 8 năm 2018 đến nay: Shark Vương tham gia thương trường kinh tế với vai trò lãnh đạo quan trọng như: Co-founder EMI, Thành viên HĐQT Tổng Công ty Dược Việt Nam – CTCP (DVN), Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai (DNP), Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I (TH1), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư BVG (BVG).
Shark Vương đảm nhận nhiều vai trò chủ chốt trong nhiều công ty
Biến cố trên con đường lập nghiệp – Những lần Shark Vương phá sản
Với con đường học hành xuất trúng cùng những bước tiến trên nấc thang sự nghiệp vẻ vang là thế nhưng ít ai biết con đường lập nghiệp của Shark Vương đầy những biến cố. Trước khi trở thành người chèo lái cho tập đoàn lớn, Shark Trần Anh Vương đã từng có quãng thời gian long đong lân đận với con đường lập nghiệp.
Có lẽ nhờ sinh ra trong một gia đình không khá giả, điều kiện khó khăn nên đã tôi luyện nên ông là một người mạnh mẽ. Mạnh mẽ để vượt qua những vấp ngã, chấp nhận gian nan thử thách.
Xem thêm: Tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp đầy đủ nhất của Shark Thủy
Chọn sai ngành, công ty phá sản
Một trong những thất bại đầu tiên phải nhắc đến chính là vị doanh nhân trẻ này chọn sai ngành kinh doanh. Là một người học chuyên cơ khí nhưng Shark Vương lại chọn kinh doanh thép.
Chọn sai ngành hàng kinh doanh, công ty phá sản
Vào thời điểm đó, ngành thép không phát triển ở Việt Nam. Hơn nữa, kinh doanh thép là quá trình mua và bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, chứ không bán trực tiếp cho khách hàng. Vì thế việc tìm khách hàng là doanh nghiệp là rất khó cho một người mới vào nghề như ông.
Mặt khác, ông không đủ khả năng kinh doanh ngành này vào thời điểm đó vì nó đòi hỏi số vốn rất lớn, Nguyên do này đã dẫn ông tới nợ nần, phá sản không lâu sau đó.
Chọn sai bạn đồng hành, công ty phá sản
Chọn sai bạn đồng hành, công ty phá sản
Năm 1995, Shark Vương cùng một số người bạn góp vốn làm ăn. Năm sau đó, họ đã thành lập công ty. Tuy nhiên, mỗi thành viên lại sở hữu một công ty riêng. Vì vậy dẫn đến thất bại.
Ông thừa nhận đây không phải là lần duy nhất ông thất bại khi lựa chọn người góp vốn. Ông rút ra bài học xương máu, chọn người bỏ vốn phải xác định đi với nhau cả đời.
Công ty thua lỗ hàng trăm tỷ, Shark Vương rời ghế chủ tịch
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1 Việt Nam từng là một trong những doanh nghiệp lớn về xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, kể từ khi bước chân vào đầu tư tài chính, kết quả kinh doanh của TH1 xuống dốc nhanh chóng, bắt đầu từ năm 2012.
Công ty lỗ hàng trăm tỷ, Shark Vương từ chức ghế chủ tịch
Nguyên nhân chính do biến động tỷ giá dẫn đến lỗ, thị trường chứng khoán tiếp tục sụt giảm nên phải trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán. Tính đến ngày 30/9/2017, tài sản ngắn hạn của TH1 là 771,5 tỷ, nợ phải trả đến hết quý III/2017 là 907 tỷ, đa phần là nợ ngắn hạn (848 tỷ đồng). Như vậy nợ ngắn hạn đã cao hơn tài sản ngắn hạn (848/771 tỷ đồng). Đáng chú ý, tất cả các khoản nợ vay ngân hàng của TH1 đều đã quá hạn thanh toán. Cổ phiếu TH1 của công ty cũng đang nằm trong tình trạng bị kiểm soát từ 20/4/2017 do lợi nhuận sau thuế năm 2015 và 2016 âm.
Ngày 2/7/2018 Shark Trần Anh Vương không còn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, ông vẫn sẽ tiếp tục tham gia HĐQT TH1 với tư cách thành viên trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2016-2021.
Shark Vương bán toàn bộ vốn khỏi SAM Holding
Công ty lỗ hàng trăm tỷ, Shark Vương từ chức ghế chủ tịch
Nắm giữ vị trí Tổng giám đốc, ông Trần Anh Vương cũng chính là cổ đông lớn nhất tại công ty này. Tên tuổi vị “cá mập” cũng gắn bó với SAM từ những ngày đầu. Việc rút toàn bộ vốn của Shark Vương diễn ra trong bối cảnh SAM Holdings mới công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2018 với doanh thu tăng trưởng hơn 10% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, khoản lợi nhuận ròng thu về lại giảm nhẹ chỉ đạt 50 tỷ đồng do chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng mạnh.
Nhân duyên giữa Shark Vương và Thương vụ bạc tỷ
Chi 10 tỷ đồng cho Shark Tank Việt Nam
Shark Trần Anh Vương là một trong 5 cá mập có mặt tại Shark Tank Việt Nam mùa đầu tiên. Đến nay, ông vẫn được khán giả nhớ đến nhờ sự hài hước, thông minh và thái độ gần gũi, chân thành với các startup. Shark Vương từng khuyên các startup: “Dù bạn chưa có gì trong tay, chỉ cần mang một tờ A4 đến và cho tôi thấy ý tưởng của bạn. Nếu tôi thấy hay và bạn chấp nhận 40% cổ phần thì chúng ta bắt tay hợp tác”.
Shark Vương đã chi 10 tỷ đồng cho các thương vụ
Tại chương trình, Shark Vương đã chi 10 tỷ đồng cho các thương vụ. Các thương vụ thành công có thể kể đến như trang phục cosplay và hiệu ứng mỹ thuật của Công ty Transform Studio, sản phẩm dấm gạo, hồ tiêu muối của Công ty Viet Ferm, sản phẩm thời trang mặc ở nhà dành cho phụ nữ của Công ty Emwear, sản phẩm dịch vụ giao hàng SuperShip của Công ty SuperShip,…
3 lần khóc vì Shark Tank Việt Nam và quyết định lui về “hậu cung”
Có lẽ nhiều người chưa biết, Shark Vương chính là người đầu tiên mang bản quyền Shark Tank về Việt Nam. Lần thứ nhất ông phải rơi nước mắt chính là lúc ông mua được bản quyền chương trình này về Việt Nam. Đây vốn là chương trình mà Shark Trần Anh Vương cực kỳ yêu thích và rất mong muốn đưa về Việt Nam như là một làn gió mới cho giới startup Việt, mở ra cơ hội để cho các bạn trẻ lẫn nhà đầu tư.
Shark Vương chính là người đầu tiên mang bản quyền Shark Tank về Việt Nam
Lần thứ hai Shark Vương rơi nước mắt là vì ông đã âm thầm ôm chương trình Shark Tank suốt 18 tháng ròng rã mà không nhận được bất kỳ sự đồng ý phát sóng nào của nhà đài. Tuy nhiên, may mắn khi anh đã gặp và làm việc được cùng VTV24. Cuối cùng họ đồng ý hỗ trợ và giúp Shark Vương làm nên thành công của chương trình Shark Tank như ngày hôm nay.
Lần 3 Shark Vương khóc là khi ông đứng trong hậu trường theo dõi mọi người quay chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 2. Nhìn thấy sự phát triển của chương trình từ đầu mùa đầu tiên đến nay, Shark Vương không khỏi xúc động. Bất kể điều gì ông tâm huyết mà đạt được thành công ông đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Shark Tank cũng không ngoại lệ, suốt nhiều năm ròng ông đã lên kế hoạch thực hiện và đầu tư.
3 lần khóc vì Shark Tank Việt Nam
Chương trình Shark Tank Việt Nam kết thúc mùa thứ nhất với sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả. Chương trình không những mang đến cái nhìn thực tế về đầu tư, kinh doanh và doanh nghiệp mà nó còn truyền cảm hứng để các bạn trẻ mong muốn và ước mơ trở thành Startup trong tương lai.
Trong suốt quá trình Shark Tank tạo được tiếng vang và thành công thì Shark Vương chính là người lao tâm khổ trí nhất.
Chẳng ai có thể ngờ một người mạnh mẽ trong cuộc chiến kinh doanh như anh lại rơi nước mắt chỉ vì quá tâm huyết đưa Shark Tank đến với giới trẻ Việt. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết của KDIGIMIND.
Hãy ghé thăm KDIGIMIND Web thường xuyên để cập nhật thông tin của nhiều doanh nhân nổi tiếng khác nhá!