Serp Analysis là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu từ khóa. Hoạt động này liên quan mật thiết đến thao tác phân tích website cùng chủ đề.

Đây là bước giúp bạn sớm có định hướng hay để xây dựng kế hoạch SEO đánh gục đối thủ. Nhờ thế chúng ta tận dụng triệt để thời gian thăng hạng. Bằng cách này, doanh nghiệp còn tiếp cận đối tượng mục tiêu và có nhiều lợi nhuận như ý dễ dàng hơn.

Các chia sẻ mà  Kdigimind đề cập sau sẽ giúp bạn hiểu rõ Serp Analysis là gì. Hơn thế nữa hệ thống còn hướng dẫn anh chị em làm SEO có quy trình chuẩn khi nghiên cứu hệ thống các website cùng ngành. Bạn còn đợi gì không khám phá ngay?

Serp Analysis là gì?

Serp là từ viết tắt của “Search Engine Results Page”. Hiểu một cách đơn giản từ này có nghĩa là “Trang kết quả của công cụ tìm kiếm”. Trong khi đó  Analysis có nghĩa là “phân tích”.

serp analysis 1

Tóm lại dễ thấy Serp Analysis là phân tích kết quả trên công cụ tìm kiếm. Điều này ngụ ý anh chị em làm SEO quan sát, nghiên cứu, tìm hiểu các website cùng chủ đề mình đang quan tâm. Qua đây, bạn sớm có cái nhìn tổng quan về thị trường.

Từ các dữ liệu mà Serp Analysis mang đến, chúng ta còn biết mình đang đứng ở đâu? Có điểm mạnh thế yếu gì? Bạn có thể hình dung điều này có ý nghĩa tương tự như phân tích mô hình SWOT trong kinh doanh.

Qua đây anh chị em đã biết Serp Analysis là gì chưa? Tin rằng rất nhiều người vẫn còn cảm thấy mơ hồ trước những giải nghĩa xúc tích kể trên. Nếu bạn cũng là một trong số đó thì các thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta có câu trả lời thỏa đáng hơn đấy! 

Nêu định nghĩa,  giải thích

5+ lợi ích của Serp Analysis

Triển khai Serp Analysis đúng cách sẽ giúp chúng ta thêm định hướng rõ ràng hơn khi SEO web. Cụ thể, bạn có thể nhận được những lợi ích lớn sau đây:

serp analysis 2

  • Chọn đúng keyword chuẩn: Bạn xác định được từ khóa chính và các keyword liên quan đúng chuẩn, đầy đủ nhất có thể. Từ đây chúng ta dần hình dung ra những việc cần làm để đưa các từ kể trên thăng hạng, giữ top ổn định.
  • Viết nội dung hữu ích: Serp Analysis cho phép bạn hiểu hơn về người dùng. Từ đó, doanh nghiệp còn biết xu hướng tìm kiếm của đối tượng mục tiêu như thế nào. Những yếu tố này sẽ mang đến gợi ý hay để bạn “gãi đúng chỗ ngứa”, mang đến thông tin hữu ích trong mỗi bài viết.
  • Giữ chân khách truy cập, thu hút người đọc: Bạn còn biết cách tối ưu bài viết và các vấn đề liên quan đúng chuẩn. Triển khai Serp Analysis giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều từ đối thủ. Đây còn là bí quyết để bạn vượt mặt đơn vị bạn và có nhiều lợi nhuận hơn nhờ giữ chân và thuyết phục khách hàng hiệu quả.
  • Duy trì thứ hạnh bền vững: Ngay cả khi bạn đang nằm top việc triển khai Serp Analysis cũng rất cần thiết. Chúng ta sẽ đánh giá được những biến động về thứ hạng và sớm nhận ra nguyên nhân từ đâu. Nhờ thế, anh chị em còn có cách khắc phục hiệu quả, tránh thiệt hại đáng tiếc.

Ngay sau đây, Kdigimind sẽ mách bạn cách triển khai Serp Analysis hiệu quả. Anh chị em hãy xem thêm để có nhiều kinh nghiệm SEO trang web chuẩn hơn nữa! 

Hướng dẫn triển khai Serp Analysis với 10+ bước đơn giản, hiệu quả ngay

Dễ nhận thấy Serp Analysis là công việc không hề đơn giản. Điều này cần tư duy và có chiến lược cụ thể. Vì lẽ đó, bạn đừng ngại tham khảo quy trình các bước triển khai nghiên cứu hệ thống website đối thủ bằng các gợi ý sau.

Đây là cách giúp đội SEO của Kdigimind chinh chiến rất nhiều dự án. Những trải nghiệm thực tế cho thấy hướng này hữu dụng, có hiệu quả cao. Hy vọng tâm huyết mà chúng tôi mang đến sẽ không làm bạn lãng phí thời gian vô ích! 

Nghiên cứu từ khóa

Bạn đừng quá vội vàng bước vào triển khai Serp Analysis. Thay vào đó, chúng ta nên dừng lại và suy nghĩ một chút.

serp analysis 3

Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ của mình là gì. Bạn hãy trao đổi với chủ doanh nghiệp(hoặc nếu chính bạn là người đứng đầu thì càng tốt). Đúng với câu “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, việc nắm rõ những thứ cơ bản kể trên giúp chúng ta tránh sai hướng.

Từ đây, bạn cũng hình dung ra đối tượng mục tiêu của mình là ai. Chân dung của họ càng rõ(về tích cách, sở thích, độ tuổi, nghề nghiệp,…) bạn càng dễ dự kiến được hành vi của họ.

Nhờ thế, chúng ta sẽ có chuỗi keyword dự kiến chuẩn xác, đúng với thực tế hơn. Ở bước này, bạn cũng chú ý:

  • Thống kê càng nhiều từ khóa liên quan càng tốt.
  • Lưu tâm tới vị trí tìm kiếm, lượng volume của mỗi keyword theo từng khu vực.
  • Xác định từ khóa chính và các keyword phụ.
  • Xác định từ khóa dài, keyword ngắn, cụm từ khóa.
  • ….

Bước này sẽ giúp bạn dần thu nhỏ giới hạn tìm kiếm, biết được đối thủ của mình là ai. Ngoài ra, bước tiếp theo cũng rất quan trọng, anh chị em hãy cùng tìm hiểu ngay!

Xác định mục tiêu 

Căn cứ vào từng từ khóa mà bạn vừa liệt kê, hãy xác định xem mục tiêu tìm kiếm của khách truy cập là gì.

serp analysis 4

Mỗi keyword đều có một mục tiêu nhất định. Việc vẽ ra định hướng, xác định được xem khách truy cập đang cố gắng tìm hiểu điều gì qua từ khóa rất quan trọng.

Chẳng hạn với key “ áo mưa bộ”, rất có thể khách hàng đang có ý định mua áo mưa bộ đi xe máy,  làm việc trong công trường,…

Trong khi đó, người tìm kiếm “áo mưa bộ đi xe máy” đã có mục tiêu rõ ràng hơn. Họ đang hướng tới sản phẩm thuận tiện, thời trang dùng khi đi lại bằng xe máy. 

Phân tích sự cạnh tranh 

Giờ đây, bạn hãy dùng các từ khóa mình vừa liệt kê được và tra trên công cụ tìm kiếm. Hãy xem vơi từ khóa đó, website nào đang nằm vị trí top 1-3.

serp analysis 5

Đây chính là danh sách đối thủ của bạn đấy. Bạn đừng quên nghiên cứu thật kỹ, quan sát tỷ mỉ các chi tiết mà hệ thống này có. Từ đây, hẳn chúng ta sẽ có nhiều bài học hay để tạo ra chiến lược SEO thông minh cho mình.

Bảng sau sẽ giúp bạn biết cách phân tích Serp Analysis một cách chính xác và khoa học hơn. Mời anh chị em cùng tìm hiểu ngay:

Cách phân tích sự cạnh tranh khi triển khai Serp Analysis  Chi tiết

Phân tích chỉ số click và traffic tiềm năng

  • Phân tích chỉ số click và traffic tiềm năng rất quan trọng khi triển khai Serp Analysis.
  • Giờ đây việc nhìn vào duy nhất phần volume của keyword tìm kiếm không còn hỗ trợ nhiều cho bạn. Điều kể trên đồng nghĩa với việc chưa hẳn keyword có nhiều người tìm kiếm sẽ cho chúng ta traffic dồi dào.
  • Google ngày càng tinh tế, đưa ra nhiều cách để tiết kiệm đáng kể thời gian tìm thông tin cho người dùng của họ. Vì thế, bạn nên chú ý tới các kết quả hiển thị ở phần  Featured Snippet, People Also Ask, Knowledge Panel,…
  • Do đó, bạn nên thận trọng để tránh những sai lầm đáng tiếc khi nghiên cứu phần này.

Phân tích từ khóa phụ

  • Từ khóa phụ được hiểu là những từ gần giống với keyword chính. Đó có thể là từ không dấu, từ sai chính tả, từ viết tắt, từ đồng nghĩa hoặc rút gọn.
  • Phân tích từ khóa phụ sẽ giúp bạn tránh bỏ sót lượng traffic dành cho những từ này.
  • Nhờ thế, chúng ta dễ dàng phục vụ tốt hơn cho người dùng và có kế hoạch SEO để thăng hạng nhanh trong tương lai gần.

Phân tích chỉ số liên kết cấp trang

  • Chỉ số liên kết cấp trang còn có tên gọi khác là Page-Level Link Metrics.
  • Đây còn được gọi là chỉ số liên kết trang riêng lẻ. Phần này giúp chúng ta biết về số lượng liên kết, độ liên quan, độ tin cậy của các liên kết này.
  • Đặc biệt, Referring Domain trong phần chỉ số liên kết cấp trang rất quan trọng. Theo đó, trang càng có nhiều Referring Domain trỏ vào thì từ khóa xếp hạng càng tăng.
  • Các nghiên cứu thực tế cho thấy, những Referring Domain dưới 20 sẽ cạnh tranh tốt hơn. Bạn cũng nên chú ý tới điều này để có chiến lược SEO thông minh.

Phân tích độ uy tín của Domain và URL

  • Phân tích độ uy tín của Domain và URL sẽ giúp bạn biết về độ tin cậy của website.
  • Dễ nhận thấy Domain và URL càng có tuổi đời lớn càng chứng tỏ đã hoạt động lâu năm và có độ uy tín cao hơn.

Phân tích ý định tìm kiếm

Phân tích ý định tìm kiếm của người dùng sẽ giúp bạn hiểu đối tượng mục tiêu hơn.

Phần này bạn nên chia ra thành từng khía cạnh nhỏ như:

  • Thông tin: người dùng đang cần thông tin gì về sản phẩm/dịch vụ đang quan tâm.
  • Điều hướng: khách truy cập muốn đến một trang web cụ thể để có được thông tin đầy đủ, chính xác hoặc có thể đặt mua hàng nhanh chóng.
  • Điều tra thương mại: người dùng đang có ý định mua nhưng còn phân vân, đang muốn tìm kiếm thêm các thông tin để củng cố sự hiểu biết về sản phẩm/dịch vụ nhằm đưa ra quyết định phù hợp.
  • Giao dịch: Khách tìm kiếm đã có ý định mua hàng rõ ràng và đang tìm đến địa chỉ giúp mình có sản phẩm/dịch vụ nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới các Search Intent khác như tìm kiếm theo vị trí hoặc tìm kiếm các dịch vụ miễn phí.

Đồng thời, bạn nên chú ý tới các kết quả hiển thị kết quả tìm kiếm (SERP Feature để tìm thấy gợi ý hay trong phần này.

Phân tích loại nội dung

  • Phân tích loại nội dung cho phép bạn biết dạng phát triển nào Google đang ưu tiên hiển thị.
  • Việc học từ đối thủ top 1-10 trong trường hợp này rất có ý nghĩa.
  • Từ đó, bạn biết cách đặt tít, meta, cách triển khai bài, gieo từ khóa, cách trình bày,… để mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
  • Đây cũng là cách giúp chúng ta dễ thăng hạng trong trang công cụ tìm kiếm.

Phân tích định dạng nội dung (Content Format)

Phân tích định dạng nội dung (Content Format) cho phép bạn có nhiều gợi ý hay để phát triển content. Một số định dạng thường gặp có thể kể đến như:
  • Dạng hướng dẫn.
  • Dạng danh sách, top list.
  • Dạng câu chuyện thương hiệu.
  • Dạng bảng xếp hạng.
  • Dạng đánh giá.
  • Dạng so sánh.

Bạn đừng quên cập nhật thêm các cách sáng tạo nội dung hấp dẫn để người đọc thêm hài lòng. Việc tạo ra thông tin giá trị, cách trình bày khoa học sẽ quyết định lớn đến tỷ lệ time on site trên trang.

Phân tích chất lượng nội dung

  • Phân tích chất lượng nội dung sẽ giúp chúng ta nhìn thấy cấu trúc, cách hành văn, các dạng content được đề cập trong bài.
  • Theo cập nhật mới nhất, câu đơn, dạng ngắn gọn(dưới 20 từ/câu), lập luận chặt chẽ,… không gây cảm giác rối mắt nên tăng tỷ lệ đọc của khách truy cập.
  • Các bài viết có bảng biểu và nhiều hình ảnh cũng giữ chân khách hàng hiệu quả hơn. Đây là những mẹo hay bạn không nên bỏ qua để cải thiện chất lượng phát triển trên website của mình.

Độ biến động của Serp 

  • Hiện tượng trang web này lọt top 3 vào hôm nay nhưng nhảy sang vị trí thứ 5 vào ngày mai không hề hiếm gặp.
  • Bạn cũng nên nhìn vào yếu tố này để có đánh giá khách quan hơn.
  • Web ít biến động, duy trì thứ hạng trong một khoảng ổn định chứng tỏ đáp ứng tốt cho nhu cầu của người dùng. Bạn nên học hỏi từ họ hoặc tìm xem lý do nào có tình trạng kể trên.

Tốc độ trang và tốc độ liên kết

  • Trang tải càng nhanh càng giúp người dùng có trải nghiệm hài lòng hơn.
  • Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú ý tới tốc độ liên kết backlink của trang.
  • Việc phân bổ backlink khoa học sẽ gia tăng sức mạnh cho trang web. Vì vậy đây cũng là yếu tố quan trọng cần chú ý khi triển khai Serp Analysis.

Tìm kiếm cơ hội xếp hạng

Sau khi có những thông tin cơ bản kể trên, bạn đừng quên lên kế hoạch để tìm kiếm cơ hội xếp hạng cho website của mình.

serp analysis 6

Đầu tiên, chúng ta có thể bắt đầu với những keyword dài, có ít sự cạnh tranh. Kết hợp với việc tối ưu nội dung, đi link khoa học, lên bài đều đặn,… bạn có thể giúp hệ thống của mình cải thiện thứ hạng nhanh chóng hơn hẳn.

Tối ưu hóa nội dung

Song song với đó, chúng ta cần bắt tay vào thực hiện kế hoạch SEO càng sớm càng tốt. Việc chọn từ khóa chuẩn, xây dựng kế hoạch content, đi link và có hướng đi nhất quán sẽ giúp chúng ta có nhiều thay đổi đáng mừng.

Kdigimind còn rất nhiều chia sẻ hay về vấn đề này. Bạn đừng bỏ lỡ nhé! Tin rằng các gợi ý giá trị mà hệ thống cập nhật sẽ không làm anh chị em lãng phí thời gian vô ích! 

Nên dùng công cụ nào hỗ trợ Serp Analysis?

Ngay sau đây, hệ thống xin mách bạn một số công cụ SEO hỗ trợ việc triển khai Serp Analysis khá tốt. Bạn nên cân nhắc để xem đâu là lựa chọn nên ưu tiên dành cho mình. Cụ thể bao gồm:

Google Search là công cụ hỗ trợ hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. Đây là một trong những sản phẩm của Google. Bạn có thể nhanh chóng thực hiện Serp Analysis với ứng dụng này.

serp analysis 7

Công cụ kể trên còn giúp chúng ta có những gợi ý hay để cải thiện website của mình trong thời gian ngắn. Từ đây, anh chị em còn có thể cập nhật các dữ liệu về link traffic, số người truy cập hiện tại, biên độ giao động theo tuần, tháng,…

Có thể thấy, đây là phần mềm hữu ích cho người quản lý website. Bạn hãy thử dùng xem sao nhé! 

Moz SERP Analysis

Moz SERP Analysis cho phép bạn nhanh chóng cập nhật kết quả của 10 website top đầu Google. Từ đây, chúng ta dẽ thấy được:

serp analysis 8

  • Lượng tìm kiếm keyword theo tháng.
  • Độ khó của mỗi từ khóa giúp bạn hình dung rõ hơn về sự cạnh tranh của từng từ.
  • Các lượt nhấp chuột tự nhiên.
  • Độ ưu tiên của mỗi keyword.

Song song với đó, Moz SERP Analysis còn cho phép bạn biết số liệu về từng trang. Trong số đó phải kể đến như Page Authority, Domain Authority cũng như các vấn đề liên quan đến Referring Domain.

SEOquake

SEOquake cũng là gợi ý hay không nên bỏ qua. Phần mềm miễn phí này còn dễ dàng cài đặt và có nhiều tính năng đa dạng.

Ứng dụng kể trên hỗ trợ triển khai Serp Analysis ở chỗ:

  • Giúp bạn xem được báo cáo tổng quan SEO của bất cứ trang web nào đang quan tâm mà không cần đăng nhập cầu kỳ.
  • Đánh giá nhanh chóng về thế mạnh hiếm có và yếu điểm còn tồn tại của từng trang web.
  • Phân tích Internal Link cũng như External Link của mỗi trang.
  • Cho bạn biết rõ hơn về độ khó của từ khóa.
  • Cập nhật nhanh chóng các thông số về backlink.

Ngoài ra, bạn sẽ thấy các thông số về từng URL đều được hiển thị ở ngay bên dưới. Bạn cũng có thể ẩn bớt thông tin này khi không cần đến một cách dễ dàng.

SERP Checker by Mangools

SERP Checker by Mangools mang đến 45 chỉ số đánh giá quan trọng khi SEO web. Đây cũng là các tiêu chí được dùng để hỗ trợ bạn triển khai Serp Analysis.

serp analysis 10

Công cụ này được yêu chuộng còn vì những tính năng nổi bật sau đây:

  • Bạn có thể nhanh chóng cập nhật các điểm mạnh và yếu của đối thủ.
  • Bạn nhìn thấy thứ hạng của từng trang web theo mỗi từ khóa mình đang quan tâm.
  • Ứng dụng cho phép chúng ta so sánh kết quả hiển thị giữ Mobile và máy tính.
  • Bạn có thể kiểm tra SERP Feature nhanh chóng, độ chính xác cao.
  • Bạn có thêm các tùy chọn theo quốc gia, khu vực để xem thứ hạng thay đổi như thế nào. Tiêu chí này rất có lợi khi bạn triển khai phát triển sản phẩm/dịch vụ ở từng địa phương cụ thể.

Song song với đó, SERP Checker by Mangools còn cho phép bạn có thể so sánh trang web của mình với website đối thủ. Yếu tố này rất quan trọng giúp chúng ta có định hướng để cải thiện, tối ưu web.

Vừa rồi là những thông tin hay liên quan tới Serp Analysis. Bạn đã có thêm định hướng để triển khai nghiên cứu hệ thống website đối thủ khi bắt đầu SEO web chưa?

Nếu anh chị em còn mơ hồ hay đang thiếu đội ngũ nhiều kinh nghiệm chỉ đường, hãy kết nối với Kdigimind. Chúng tôi sẽ mang đến các tham vấn chuyên sâu để giúp người làm SEO bớt mệt mỏi, hoang mang ở giai đoạn đầu tối ưu website.

Kết luận

Serp Analysis rất quan trọng trong quá trình tối ưu website. Làm tốt khâu này đồng nghĩa với việc bạn có định hướng chuẩn. Nhờ thế các thao tác tiếp theo tránh lãng phí thời gian vô ích.

Mong rằng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp anh chị em biết Serp Analysis là gì. Hãy kết nối với Kdigimind để thêm nhiều thông tin bổ ích hơn bạn nhé.