SEO là viết tắt của từ: Search Engine Optimization

Tạm thời cứ hiểu nó có nghĩa là: TỐI ƯU HÓA CÔNG CỤ TÌM KIẾM ĐÃ!

Tôi giả sử bạn đang bán hoa tươi, khi khách hàng của bạn lên Google tìm kiếm “SHOP HOA TƯƠI”, thì thấy Website của bạn. Việc đó chính là một kiểu đi làm SEO.

Xuống dưới tôi giải thích sau!

https://www.youtube.com/watch?v=QIZMk-nzNBI

Tôi muốn đi tổng quan từ bức tranh lớn về Digital Marketing trước để bạn nắm được tổng thể, sau đó mới đi vào giải thích SEO là gì? Rồi đi tiếp đến việc phát triển từ nó như thế nào.

01. Bức tranh lớn – 8 Digital Platform

Mỗi ngày ta đều tiếp xúc với Digital, khách hàng của chúng ta cũng vậy. 

Nếu như là trước đây ta chỉ có Tivi để quảng cáo thì giờ ta đã có Youtube. 

Nếu như trước đây ta chỉ có Báo giấy để quảng cáo thì giờ ta đã có Báo điện tử. 

Đó là đặt vấn đề đầu tiên của tôi: Chúng ta đang ở trong kỷ nguyên số hóa. 

Vậy thì để hiểu SEO là gì, đầu tiên tôi muốn đưa ra một bức tranh lớn những nền tảng số mà ta – và khách hàng của ta đang gặp mỗi ngày. 

(Đương nhiên trong đó có Search và ta sẽ hiểu lý do tại sao ta cần làm SEO)

Lưu ý rằng tôi đã có một bài viết về những thứ nền tảng bắt buộc phải đọc khi bắt đầu làm Digital Marketing tại đây, thiết nghĩ bạn cũng nên lưu lại để đọc thêm.

Bây giờ thì ta đi vào bức tranh lớn – Một ngày, khách hàng của chúng ta tiếp xúc với những nền tảng số nào?

#1 – Website

#2 – Social

#3 – Digital Media

#4 – Search 

#5 – Email

#6 – Mobile

#7 – App

#8 – Game

(Ở đây tôi chỉ đưa ra bức tranh chứ không đi chi tiết vào nó, bạn hãy đọc bài viết tổng quan về Digital Marketing để có phân tích chi tiết)

Vậy thì ta thấy rằng Search chính là một trong những thứ mà khách hàng của chúng ta đang làm mỗi ngày.

Thực ra đó là một điều rất hiển nhiên, ngày xưa ta muốn tìm giá, so sánh sản phẩm, tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm,… ta buộc lòng phải đi khảo sát trực tiếp, phải đi hỏi người này người kia. 

Nhưng với Digital thì họ đang thực hiện tìm kiếm. Mà khi họ đã tìm kiếm, rõ ràng ta thấy ta có cơ hội để làm Marketing.

⇒ Đó chính là Search Marketing. 

02. Vậy thì Search Marketing có mấy yếu tố mà ta phải quan tâm thế này

1/ Công cụ tìm kiếm nào?

Hãy nhớ rằng ta có rất nhiều công cụ để khách hàng có thể thực hiện tìm kiếm. Chẳng hạn như:

  • Google là công cụ phổ biến nhất
  • Cốc Cốc
  • Tiki, Lazada, Shopee,… (Bạn vẫn tìm kiếm sản phẩm để mua trên đó)
  • Facebook (Ta vẫn tìm kiếm trên thanh công cụ của Facebook)
  • Youtube

Vậy thì, rõ ràng khi đã nói là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), nghĩa là có nhiều công cụ để ta làm việc đó chứ không phải nói SEO là làm trên Google! 

Đây là góc nhìn thiếu toàn diện của rất nhiều người làm SEO do Google là công cụ tìm kiếm đã quá phổ biến.

2/ Ads & SEO

Chính là việc làm thế nào để bạn xuất hiện trước người ta khi người ta tìm kiếm.

Đó là việc của SEO & Ads. 

Ads là ta bỏ tiền ra, để khi họ tìm sẽ thấy ta ở trên đầu trang kết quả (Đương nhiên có nhiều hình thức Ads mà ta sẽ bàn sau)

Còn SEO là ta tối ưu một cách tự nhiên để các Search Engine hiểu rằng nên đưa kết quả của ta lên trên đầu vì ta hữu ích với người dùng!

3/ Truy vấn tìm kiếm nào? (Từ khóa nào)

Khi thực hiện tìm kiếm ta phải gõ cái gì đó vào. Cũng giống như đi hỏi người khác thì ta phải có câu hỏi vậy. 

Vậy thì cái thứ hai mà ta phải quan tâm là người ta tìm cái gì? Bởi vì mỗi một từ khóa (hay truy vấn tìm kiếm – tức là thứ ta gõ gõ vào) sẽ phản ánh những nhu cầu khác nhau của khách hàng. 

Mà đương nhiên ta phải vừa biết truy vấn mà họ tìm kiếm, vừa phải hiểu khách hàng để xây dựng nội dung được cho phù hợp.

4/ Nội dung gì?

Đây chính là phần việc tiếp theo, ta phải cung cái mà họ cầu, họ đang tìm kiếm. 

Ta bàn cái này ở Series bài viết về Content sau!

5/ Kết luận lại

Khi khách hàng thực hiện tìm kiếm, người ta chẳng thấy bạn đâu cả mà chỉ thấy đối thủ của bạn thôi. Rõ ràng lúc đó bạn chẳng cung cấp được giá trị gì cả cho họ. 

Ta đã bàn về nền tảng của Marketing là: Tạo ra – truyền tải giá trị và quan hệ với khách hàng. 

Thì Search Marketing cũng phải làm được việc đó!

Hãy nhớ rằng công cụ tìm kiếm, mục đích cuối cùng của nó là phục vụ cho người dùng. Do vậy mà việc các công cụ tìm kiếm hiểu rằng Website của bạn hữu ích là việc tối quan trọng phải làm được!

Vậy thì SEO chính là việc làm sao để ta xuất hiện được khi khách hàng tìm kiếm (mà không phải chạy quảng cáo). Đồng thời phải tối ưu về câu chuyện nội dung (Cung cấp cái gì cho khách hàng) dựa trên truy vấn tìm kiếm của họ.

Giờ ta đi bàn mấy ý khác.

03. SEO nằm ở đâu trong câu chuyện kinh doanh của doanh nghiệp

Rõ ràng là khách hàng ở đâu thì ta phải ở đó để mà tiếp cận với họ. 

Câu chuyện tiếp theo là ngày nào khách hàng họ cũng Search cả. 

Hãy hình dung một góc nhìn khác thế này: 

1/ Bạn bán một chiếc máy NƠ RI UM giá 1 tỷ. 

2/ Rõ ràng là bạn không biết cái máy kia, nó rất ít người biết ( xuống dưới tôi sẽ giải thích tại sao)

3/ Sau đó bạn nghĩ rằng: “Không ai search thì làm SEO thế nào được” – Vì có từ khóa đâu mà SEO

4/ Nhưng bạn quên mất rằng, khách hàng mua hàng của bạn là người giàu, người ta không search NƠ RI UM nhưng họ vẫn tìm kiếm đều đặn các từ khóa như: “Đồ chơi Golf”, “Loa ô tô”,…

5/ Bạn cũng quên mất rằng bạn có thể SEO những từ khóa khác mà khách hàng quan tâm, sau đó có thể lấy tệp khách hàng đó để tiếp thị lại. 

6/ Cuối cùng là, tại sao cái máy Nơ ri um kia ít người biết: Vì tôi chế đại cái tên ra thôi, nó không có thật!

Mấy ý vừa rồi tôi muốn chốt mấy vấn đề thế này: 

1/ Doanh nghiệp nào cũng cần làm SEO cả. Đương nhiên không ai muốn việc khách hàng tìm kiếm về sản phẩm mình đang bán nhưng chẳng thấy mình đâu cả. 

2/ Hãy nhớ rằng, có rất nhiều doanh nghiệp đang sống sót từ Search Marketing, mà cụ thể là SEO và chạy Google Ads. (Doanh thu của họ cũng không phải tệ, từ khoảng 3 – 10 tỷ/tháng là rất nhiều)

Vậy thì, ở bức tranh lớn của Business, SEO nằm ở đâu?

  1. Bạn có sản phẩm
  2. Bên kia là khách hàng.
  3. Bạn phải giúp cho khách hàng cảm được sản phẩm, công ty qua nội dung
  4. Bạn phải phân phối nội dung đó đến khách hàng qua kênh. Mà trong kênh thì nó có SEO, là việc bạn tiếp cận với họ khi họ tìm kiếm
  5. Đó chính là bức tranh lớn!

04. Thế học SEO là học cái gì?

SEO hay Google Ads thì ta sẽ đi học 2 thứ chính:

Một là, tư duy làm Search Marketing

Tư duy làm Search Marketing ở đây đương nhiên tôi không thể diễn giải ra hết trong phạm vi bài viết này được. Bạn hãy bắt đầu với Series bài viết nền tảng của tôi về Digital Marketing. Hãy nhớ rằng phải có tư duy nền tảng thì bạn mới có được tư duy chiến lược. 

Mà chiến lược chính là thứ quyết định việc bạn làm có thành công hay không chứ không phải những kỹ thuật. 

Hãy hình dung nó cũng giống đi học lái xe vậy,

Kỹ thuật chính là ta biết cách gạt cần số, nhấn ga, nhấn côn, đánh vô lăng. 

Còn chiến lược chính là tìm ra con đường đúng đắn để đi. 

(Bạn vẫn sẽ rớt bằng lái xe dù kỹ thuật rất tốt nhưng đi sai đường!)

Hai là, kỹ thuật làm Search Marketing

Kỹ thuật làm Search Marketing (SEO, Ads) là thứ sẽ giúp bạn lái được chiếc xe, vậy ta cần phải hiểu được:

  • Cơ chế hoạt động của cái xe đó (Làm cái gì thì nó sẽ chạy – Chính là những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng)
  • Các nút bấm (Gạt cần số, nhấn – nhả côn như nào… – Chính là làm Onpage, Offpage,…)
  • Cách phối hợp các thứ đó lại (Trong một dự án thì làm cái gì trước, sau,…)

Đó là hai thứ mà bạn sẽ học khi muốn đi sâu vào SEO. 

Đương nhiên trong Series bài viết về SEO, tôi đã có những phân tích chi tiết về câu chuyện này. 

Bây giờ thì ta đi đến việc: NHƯNG CỤ THỂ THÌ LÀM SEO LÀ LÀM CÁI GÌ?

Lưu ý: Tôi chỉ đưa ra các ý chính, bài viết phân tích chi tiết về quy trình để triển khai một dự án SEO thì hãy đọc thêm ở đây

#0 – Lựa chọn công cụ tìm kiếm

Đương nhiên khách hàng tìm ở đâu thì ta phải làm ở đó. Mà khách hàng thì thường Search ở: Google – Facebook – Linkedin – Tiki – Lazada -…

Lưu ý: Series bài viết về SEO của tôi đang tập trung chính vào Google. Chúng ta cũng sẽ có bàn về TMĐT trong thời gian tới đây

#1 – Phân tích từ khóa

Ta phải biết họ search cái gì để mà làm nội dung cho đúng thứ mà họ đang cần!

Cách làm cụ thể thì ta đã bàn trong bài viết chi tiết về cách nghiên cứu từ khóa

#2 – Xây dựng nội dung

Nếu là Search trên Google, ta cần một Website/Blog/…

Nếu là Search trên Youtube, ta cần một Youtube Channel & Videos

Nếu là Search trên TMĐT, ta cần một gian hàng và sản phẩm…

#3 – Triển khai SEO Onpage

Về cơ bản là hoạt động tối ưu hóa giúp cho: 

  • Website/Kênh/… thân thiện với người dùng và thiết bị di động
  • Thân thiện với công cụ tìm kiếm (Rõ ràng nó phải hiểu bạn đang viết cái gì, về chủ đề gì thì nó mới cho bạn lên TOP được!)

#4 – Triển khai SEO Offpage

Về cơ bản, đây là những hoạt động QUYẾT ĐỊNH việc lên TOP của bạn. 

Ta phải hiểu được những thứ mà Google đánh giá cao để làm. 

Hãy cứ để đó đã, ta bàn rất chi tiết ở đây rồi

#5 – Đo lường, đánh giá và điều chỉnh

Đây đương nhiên là hoạt động bắt buộc khi thực thi cái gì đó!

OK! Đó là những thứ mà ta sẽ làm khi triển khai một dự án SEO. Một lần nữa, bạn có thể đọc về một quy trình làm SEO bài bản tại đây nhé.

05. Và các định hướng phát triển sự nghiệp từ SEO?

T-Shaped Marketer là thuật ngữ mà ta nên bàn đến trong bối cảnh hiện tại. 

Có mấy ý mà tôi thực sự nghĩ bạn nên lưu tâm và suy nghĩ thế này:

1/ Bạn có thể bắt đầu trước với SEO – Nhưng đừng nên chỉ là SEO trong suốt sự nghiệp của bạn

2/ Thời gian đầu, hãy đào thật sâu và hiểu thật sâu về SEO. (Chiều dọc của chữ T)

3/ Sau đó, hãy mở rộng bề rộng kiến thức của bạn ra (Chiều ngang của chữ T)

4/ Chỉ có cách như vậy bạn mới phát triển được sự nghiệp của mình mà thôi.

5/ Cũng chẳng ai muốn cắm mặt mãi làm SEO đâu! (Lương SEO TB rơi vào khoảng 5-15tr, cao hơn xíu thì 20tr, ít người trên đó lắm!)

Tôi đã có một bài viết phân tích về tương lai của SEO ở đây để bạn có thêm thông tin định hướng.

Bài viết cũng đã hơi dài rồi, tôi tạm dừng ở đây. Bạn có thể đọc thêm một số bài viết khác ở dưới đây:

1/ Kiếm tiền từ SEO như thế nào?

2/ Tại sao lương của SEO đa phần rất thấp.

3/ Quy trình triển khai dự án SEO

4/ Tương lai của SEO?