Thời gian gần đây “Salesforce” trở thành chủ đề hot trên các diễn đàn công nghệ, đặc biệt khi nói về giải pháp quản trị quan hệ khách hàng.
Vậy Salesforce là gì? Tại sao chúng lại có ý nghĩa quan trọng trong các doanh nghiệp? Doanh nghiệp nên sử chúng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Mời các bạn tìm câu trả lời qua bài viết này.
Salesforce là gì? Hướng dẫn cách sử dụng salesforce hiệu quả, mới nhất 2020
Salesforce là gì?
Salesforce được thành lập từ năm 1999 tại trụ sở San Francisco, California, Hoa Kỳ. Trải qua hơn 20 năm phát triển, Salesforce trở thành một điện toán đám mây hàng đầu thế giới về giải pháp quản lý quan hệ khách hàng CRM.
Không chỉ thế, Salesforce còn cung cấp các giải pháp tối ưu về bán hàng, marketing tự động, chăm sóc khách hàng và các công cụ phân tích số liệu.
Salesforce là gì?
Các tính năng nổi bật của Salesforce
Chatter giao tiếp nội bộ với khách hàng
Chatter là Module cho phép nhân viên có thể dễ dàng cập nhật và chia sẻ nhanh chóng các thông tin với khách hàng cùng các bên liên quan.
Công cụ này mang đến hiệu quả làm việc và phối hợp nhanh chóng giữa các nhân viên trong công ty. Khách hàng có thể kết nối, giao tiếp với từng nhóm nhân viên. Từ đó, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng và các bộ phận liên quan.
Không chỉ vậy, Salesforce có thể hỗ trợ phân quyền, chia sẻ công việc, thông tin và các tài liệu giữa các nhóm với nhau, đảm bảo công việc diễn ra nhịp nhàng, suôn sẻ và nhanh chóng nhất.
Chatter giao tiếp nội bộ với khách hàng
Quản lý thông tin về khách hàng
Salesforce hỗ trợ các nhân viên kinh doanh nắm bắt chi tiết thông tin khách hàng nhanh chóng về lịch sử giao dịch, thông tin liên hệ, tương tác, năng lực tài chính,…
Các thông tin này sẽ là nguồn tham khảo cho các bộ phận khác. Nhờ theo dõi lịch sử và các hoạt động trao đổi với khách hàng, nhân viên có thể xây dựng kế hoạch với các hoạt động phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Xem thêm: Khám phá sự thú vị có thể bạn chưa biết về Sale off
Theo dõi cơ hội bán hàng
Với sự hỗ trợ của Salesforce, doanh nghiệp sẽ nắm bắt chi tiết mọi thông tin quan trọng như hợp đồng, phân tích cơ hội bán hàng theo giá trị, đối thủ cạnh tranh,… Nhờ theo dõi sát sao các hợp đồng, cơ hội kí kết thành công được tăng lên đáng kể.
Thư viện thông tin khách hàng
Thư viện thông tin khách hàng
Được tích hợp trong SalesCloud, thư viện thông tin giúp lưu trữ mọi thông tin về khách hàng từ thông tin liên lạc, lịch sử giao dịch, lịch sử tương tác,…
Với các chức năng phổ biến với người dùng như tagging, tìm kiếm, xếp hạng… có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm thấymọi thứ mình cần.
Quản lý đối tác
Công cụ cho phép quản lý công việc sát sao hơn với đối tác của mình dựa trên chia sẻ thông số kinh doanh, giai đoạn hợp tác… Xây dựng và quản lý cộng đồng các đối tác, đại lý trung thành.
Thiết lập và quản lý quy trình làm việc
Công cụ này cho phép doanh nghiệp giám sát mọi hoạt động nhân viên dựa trên các tính năng như: tự động hóa quy trình bán hàng, phê duyệt tự động, phân công công việc và phân bổ nguồn lực phù hợp.
Phân tích, báo cáo và dự báo kinh doanh
Doanh nghiệp có thể thấy được các số liệu kinh doanh chi tiết. Điều này giúp các quyết định kinh doanh, doanh số bán hàng được nắm bắt và quản lý chính xác hơn.
Các doanh nghiệp có thể ước lượng tốt hơn doanh thu và nhu cầu của sản phẩm. Từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh tốt hơn mà không lo gặp phải trường hợp trùng lặp về thông tin liên hệ, công ty khách hàng hay khách hàng tiềm năng.
Các tính năng nổi bật của Salesforce
Email và năng suất làm việc
Tính năng SalesCloud của Salesforce cho phép các nhân viên có thế sử dụng đồng thời nhiều ứng dụng quen thuộc hiện nay như: Microsoft Outlook, Google,… Giúp gia tăng tốc độ xử lý thông tin khách hàng, đơn hàng một cách nhanh chóng và thông minh hơn.
Marketing và khách hàng tiềm năng
Với tính năng quản lý dữ liệu tập trung, từng chiến dịch Marketing được theo dõi sát sao qua từng giai đoạn. Salesforce giúp cho các hoạt động Marketing được kết nối chặt chẽ cùng các hoạt động kinh doanh.
Tích hợp cùng với quảng cáo Google Adwords, Email Marketing, công cụ này cho chủ doanh nghiệp nhận biết được hoạt động nào mang lại hiệu quả cho công ty và có những quyết định sáng suốt, phân bổ ngân sách phù hợp cho các hoạt động Marketing khác nhau.
Hỗ trợ trên điện thoại di động
Saleforce giúp tích hợp sử dụng trên cả ứng dụng điện thoại di động giúp thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Không những thế nhân viên có thể làm việc ở bất cứ đâu, có thể ghi nhớ một cuộc điện thoại cần gọi, phản hồi cho khách hàng, truy cập và thông tin quan trọng như cơ hội bán hàng và các báo cáo dạng hình ảnh… mà không cần mở máy tính, chỉ cần có smartphone.
Hỗ trợ trên điện thoại di động
Hiện nay, đã có hơn 93.000 doanh nghiệp trên thế giới đang sử dụng hệ thống Salesforce. Năm 2017 họ đã công bố doanh thu đạt 10 tỷ đô và trở thành công ty điện toán đám mây đầu tiên đạt được kỳ tích đó.
Hy vọng bài viết này mang lại cho các bạn cái nhìn tổng quan về Salesforce. Chúc các bạn tìm được giải pháp CRM tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình.
Đừng quên ghé thăm KDIGIMIND để tìm kiếm thêm nhiều mô hình bán hàng hiệu quả khác có thể bạn cần biết nữa nhé!