Hiện nay, vấn đề đạo văn hay vi phạm sở hữu trí tuệ đang được quan tâm rộng rãi, đặc biệt là trong các bài nghiên cứu, bài viết liên quan đến học thuật.

Bạn được phép sử dụng các ý tưởng, kết quả nghiên cứu, ý kiến của người khác nhưng với điều kiện chúng phải được trích dẫn rõ ràng.

Những tài liệu bạn tham khảo phải được trích trong reference của bài viết. Vậy reference là gì?

Những thông tin cần biết về reference

Reference là gì?

Trong bài viết này Kiệt sẽ giải thích cho các bạn reference là gì nhé. Reference hay còn được gọi là tài liệu tham khảo.

Khi viết các tài liệu liên quan đến học thuật hoặc các bài viết nghiên cứu các tác giả không chỉ dựa trên ý tưởng và kinh nghiệm của bản thân mà còn sử dụng các nghiên cứu từ nhiều nguồn khác.

Một số tác giả cũng sử dụng các nghiên cứu trước để tìm ra những ý tưởng nghiên cứu mới.

Reference là gì?

Reference là gì?

Tác giả thường tham khảo các nghiên cứu hoặc bài viết có liên quan đến đề tài thông qua sách, bài báo, trang web…

Những thông tin trong các nguồn tham khảo sẽ giúp tác giả củng cố những ý kiến của mình.

Và những thông tin này thuộc quyền sở hữu của tác giả khác, nếu muốn trích dẫn tác giả cần liệt kê nguồn gốc của ý tưởng đó vào danh mục tài liệu tham khảo.

Đạo văn là hành vi vi phạm pháp luật cần được lên án

Đạo văn là hành vi vi phạm pháp luật cần được lên án

Nếu sử dụng các thông tin từ nguồn khác mà không thực hiện trích dẫn sẽ bị xem là đạo văn. Và hành động này có thể được coi là vi phạm pháp luật.

Hiện nay, luật pháp đã có các điều luật quy định về việc vi phạm bản quyền trong đó có vấn đề đạo văn.

Ngoài ra cũng có rất nhiều phần mềm đã ra đời để kiểm tra đạo văn như Turnitin, DMCA Scan,…

Tại sao phải trích dẫn tài liệu tham khảo (Reference) trong các bài viết học thuật?

Trước hết, lí do quan trọng nhất của việc trích dẫn tài liệu tham khảo đó là để tránh đạo văn.

Đạo văn là hành động sử dụng các ý tưởng, nghiên cứu thuộc sở hữu của người khác và tuyên bố đó là của chính mình.

Khi sử dụng các thông tin từ nguồn khác thì tác giả phải liệt kê một cách chi tiết về thông tin đó được trích từ nguồn nào vào danh mục tài liệu tham khảo.

Xem thêm : Outsourcing là gì?

Truy xuất nguồn gốc tài liệu sẽ giúp bạn tránh lỗi đạo văn

Truy xuất nguồn gốc tài liệu sẽ giúp bạn tránh lỗi đạo văn

Ngoài ra còn một số lí do khác của việc trích dẫn tài liệu tham khảo như:

  • Cho phép người đọc tài liệu bạn nghiên cứu theo dõi được nguồn gốc của những gì bạn đang viết. Ví dụ như khi bạn trích dẫn một học thuyết được nghiên cứu bởi tác giả A thì người đọc sẽ có thể tìm được tác giả A đã thực hiện nghiên cứu đó ở bài báo nào hay ở cuốn sách nào. Và họ sẽ tìm những thông tin liên quan đến trích dẫn của bạn trong danh mục tài liệu tham khảo.
  • Tài liệu tham khảo giúp bạn củng cố những ý tưởng, ý kiến cho bài viết của mình. Đơn giản hơn khi bạn đưa ra một nhận định về vấn đề nào đó, bạn thường phải trích dẫn một số ý kiến của tác giả khác về vấn đề đó chẳng hạn như tác giả A đồng tình với ý kiến này nhưng tác giả B thì không. Điều này sẽ giúp cho những gì bạn viết trở nên thuyết phục hơn.

Khi nào cần phải trích dẫn tài liệu tham khảo?

Bất kỳ những thông tin nào được sử dụng trong bài viết mà không thuộc quyền sở hữu của bạn đều phải được trình bày nguồn gốc rõ ràng trong danh mục tài liệu tham khảo.

Trong mọi trường hợp bất kể bạn trình bày ý tưởng đó theo cách diễn giải, tóm tắt hay trích dẫn trực tiếp từ tác giả gốc cũng đều phải đưa liệt kê đầy đủ vào tài liệu tham khảo.

Các mô hình, kết quả nghiên cứu, đồ thị,… của các nghiên cứu khác cũng phải được trích dẫn

Các mô hình, kết quả nghiên cứu, đồ thị,… của các nghiên cứu khác cũng phải được trích dẫn

Tiếp theo, Kiệt sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin nào cần được liệt kê rõ nguồn gốc:

  • Trích dẫn trực tiếp, gián tiếp các thông tin, ý tưởng, nhận định,… được trình bày trong nghiên cứu của tác giả khác.
  • Sử dụng các mô hình, đồ thị, kết quả điều tra,… từ các bài nghiên cứu trước
  • Những báo cáo, số liệu của các tổ chức đã thực hiện nghiên cứu.
  • Những định nghĩa, thuật ngữ hàn lâm được sử dụng từ nghiên cứu khác

Giới thiệu các kiểu trình bày danh mục tài liệu tham khảo

Reference list hay còn gọi là danh mục tài liệu tham khảo được trình bày ở cuối mỗi bài viết. Danh mục tài liệu tham khảo sẽ được yêu cầu trình bày theo nhiều phương pháp khác nhau tùy vào mục đích của bài viết.

Có rất nhiều cách trình bày danh mục tài liệu tham khảo khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu. Trong bài viết này, Kdigimind sẽ giới thiệu một số kiểu trình bày danh mục tài liệu tham khảo như APA, MLA, Harvard,… được sử dụng trong nhiều lĩnh vực.

Hiện nay có nhiều ứng dụng, phần mềm có thể giúp bạn trình bày danh mục tài liệu tham khảo dễ dàng hơn, các bạn có thể truy cập https://kdigimind.com/ để tìm hiểu rõ hơn về các phần mềm này nhé.

Một số phần mềm giúp bạn thực hiện trích dẫn tài liệu tham khảo

Một số phần mềm giúp bạn thực hiện trích dẫn tài liệu tham khảo

Làm thế nào để lựa chọn được cách trình bày tài liệu tham khảo phù hợp?

Có nhiều cách để trình bày một trang danh mục bao gồm các tài liệu tham khảo bạn đã sử dụng trong bài viết. Tuỳ thuộc vào chủ đề của bài viết sẽ có yêu cầu cách trình bày phù hợp.

Dưới đây là một số cách trích dẫn cho các chủ đề phổ biến theo chuẩn quốc tế

Lĩnh vực Kiểu trình bày tài liệu tham khảo
Nghệ thuật Harvard, Chicago, MLA, APA,
Kinh doanh và kinh tế APA
Công nghiệp APA, Chicago, Harvard, MLA
Giáo dục và Xã hội APA
Kỹ thuật APA, Harvard, Chicago, IEEE

APA

APA là tên viết tắt của ” American Psychological Association” được phát triển từ hiệp hội cùng tên tại Mỹ.

Mặc dù ban đầu APA được ra đời để sử dụng trong các tạp chí tâm lý, APA hiện đang được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu thuộc về khoa học xã hội, giáo dục, kinh doanh và nhiều ngành khác.

Các tài liệu tham khảo được trình bày theo kiểu APA được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái dựa vào họ của tác giả sở hữu tài liệu đó. Thứ tự trình bày như sau:

Họ của tác giả theo sau đó là tên viết tắt (năm xuất bản). Tên bài viết. Tên tạp chí/ Nhà xuất bản, phiên bản, trang. Trang web (nếu có).

Ví dụ: (Tên tác giả) Gipps, C. (1999). (Tên bài viết ) Socio-cultural aspect of assessment. (Tên tạp chí) Review of Research in Education, (phiên bản) 24, (trang) 355-392.

Xem thêm: Lead là gì?

MLA

“Modern Language Association of America” là tên đầy đủ của phương pháp này. MLA được trình bày theo thứ tự như sau:

Họ tác giả, tên tác giả. Tên bài viết. Phiên bản, nhà xuất bản, năm phát hành

Ví dụ: (Họ tác giả, tên tác giả) Pinker, Steven. (Tên bài viết) Words and Rules: the Ingredients of Language. (Nhà xuất bản, năm phát hành) Phoenix, 1999.

Chicago

Chicago đôi khi được gọi là Turabian hoặc Chicago / Turabian. Chicago được sử dụng chủ yếu trong các ngành khoa học xã hội, bao gồm lịch sử, nghiên cứu chính trị và văn hoá.

Havard

Harvard là cách trích dẫn được giới thiệu trong “The Bluebook: A Uniform System of Citation” phát hành bởi Hiệp hội đánh giá luật Harvard.

Cách trình bày Harvard và nhiều biến thể của chúng được sử dụng trong ngành luật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và hành vi ngoài ra còn có trong nghiên cứu về y học.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về reference là gì và những cách trình bày tài liệu tham khảo trong các lĩnh vực. Đừng quên truy cập Kdigimind để cập nhật kiến thức mới nhất nhé!