Bài viết này sẽ đơn giản hóa và hệ thống hóa các kiến thức của bạn về SEO. 

Tôi viết chủ đề này vì gặp được khá nhiều câu hỏi của những người mới làm SEO: “SEO – bắt đầu từ đâu?”

Trước tiên, tôi muốn đặt 3 vấn đề: 

Thứ nhất, đây chỉ là một bản kế hoạch phụ trong bản kế hoạch Digital Marketing tổng thể. 

Nếu bạn chưa đọc bài viết kia, hãy đọc qua nó tại đây

Thứ hai, SEO ở đây không phải chỉ mỗi trên Google. Tuy nhiên, quy trình này tập trung nhiều hơn vào việc tối ưu hóa trên Google. 

Bạn có thể dùng quy trình này trừ việc triển khai kỹ thuật, vì mỗi một Search Engine có một thuật toán khác nhau. 

Cuối cùng, bài viết này không thể tách rời khỏi Series về SEO.

Nếu bạn giao cho tôi một dự án SEO, tôi sẽ bắt đầu từ đâu?

#1 – Đặt câu hỏi để nắm sơ bộ tình hình

Bạn giao cho tôi một dự án, tôi sẽ hỏi bạn lại:

1. MỤC ĐÍCH – MỤC TIÊU LÀ GÌ?

Việc định hướng mục đích sẽ giúp ta có được hướng nghiên cứu từ khóa. 

Vì suy cho cùng, từ khóa chính là thứ cụ thể hóa mục đích SEO của bạn. 

Tôi lấy ví dụ, 

Nếu mục đích là “bán hàng” ⇒ Bạn nên tập trung vào các từ khóa liên quan mật thiết đến sản phẩm

Nếu mục đích là “xây dựng nhận thức về sản phẩm” ⇒ Bạn cần tập trung vào một số chủ đề rộng hơn xoay quanh sản phẩm. 

Chẳng hạn bán máy lọc nước ion kiềm (Đây là sản phẩm mới ở Việt Nam) thì cần có cả những bộ từ khóa liên quan đến bệnh đau dạ dày nữa (Vì nước ion kiềm có thể hỗ trợ điều trị đau dạ dày). 

Hay thậm chí, bán máy lọc nước ion kiềm thì có thể SEO cả từ “máy lọc nước” nữa để thị trường có nhận thức về sản phẩm. 

Tóm lại thì đó là phần mục đích. 

Còn mục tiêu thì sẽ cụ thể ra gồm: 

  • Từ khóa lên TOP bao nhiêu hoặc bao nhiêu Traffic
  • Trong thời gian bao lâu?

2. Có kế hoạch Digital Marketing tổng thể chưa?

Nếu bạn đã có kế hoạch Digital Marketing tổng thể, tôi sẽ hiểu được vai trò của SEO là gì trong kế hoạch đó. Chẳng hạn, có một số dự án, vai trò của tôi là CHẠM để CUNG CẤP THÔNG TIN cho khách hàng về sản phẩm. 

Nhưng trong một số dự án khác, vai trò của tôi là CHẠM để XÂY DỰNG NIỀM TIN. 

Cũng có một số dự án khác, vai trò của tôi là CHẠM để XÓA BỎ TIN XẤU (Đó là khi ngành hàng bị dính nhiều tin xấu, việc của tôi là đẩy mấy tin xấu đó xuống)

Vậy tóm lại, nếu bạn đã có một bản kế hoạch D.M tổng thể, sẽ rất dễ dàng cho tôi biết tôi sẽ đóng góp được gì cho bạn. 

Đương nhiên đa phần vai trò của tôi là SEO các từ khóa về SẢN PHẨM để bán hàng. 

(Nhân tiện ở đây, hãy nhớ rằng SEO lên TOP thôi chưa bán được hàng đâu. Nên hãy đọc thêm bài xây dựng chiến lược D.Mar tổng thể đi.)

Tóm lại ở bước này, bạn phải biết được vai trò của bạn là gì. Thì xuống dưới mới đặt mục tiêu và hoạch định từ khóa cho đúng được.

3. Có bản định hướng THƯƠNG HIỆU chưa?

Về cơ bản, nó là một tờ giấy chứa các nội dung gồm: Định vị thương hiệu – Tính cách thương hiệu – Triết lý thương hiệu – Giá trị thương hiệu – Nhận diện thương hiệu. 

Mục đích là để tôi biết đường làm nội dung cho đồng bộ với thứ mà bạn đã xây dựng thôi. Bạn định vị tính cách thương hiệu là VUI VẺ, đương nhiên khi xây dựng nội dung, tôi không nên viết theo kiểu ngôn ngữ báo chí, quý tộc, sang chảnh, ngông cuồng, tự do, phóng khoáng được!. Rồi những hình ảnh đưa lên Website phải được thống nhất về Guideline thiết kế mà bạn đưa cho tôi. 

Tóm lại phần này để XÂY DỰNG NỘI DUNG cho ĐỒNG BỘ

Với những dự án lớn và đòi hỏi sự chuyên nghiệp thì phần này rất quan trọng. Vậy nếu bạn làm dự án không đòi hỏi sự khắc nghiệt quá thì hãy bỏ qua bước này. Ta đi vào bước 2. 

VẬY VỀ CƠ BẢN, ĐÂY CHÍNH LÀ BƯỚC ĐỒNG BỘ VỚI TỔNG THỂ

#2 – Xây dựng định hướng từ khóa

Từ khóa là ngọn hải đăng trong một dự án SEO. Trong việc nghiên cứu từ khóa có hai thứ chính, đó là: 

TƯ DUY và KỸ THUẬT

Tôi đi vào các bước nghiên cứu từ khóa cho bạn dễ hiểu. 

Bước 0: Định hướng chủ đề

Bước này ta đã làm ở #1 rồi. Tôi bỏ qua không đi sâu vào nữa. 

Bước 1: Tìm tất cả các từ khóa về chủ đề

Trước tiên ta cần đến công cụ. Công cụ mà bạn nên sử dụng là: Google Keyword Planner hoặc RTool.vn

Lý do đơn giản là bởi vì ta SEO trên Google, thế nên hãy dùng hàng của Google. Mà Rtool.vn đưa ra số liệu giống của Google, ngoài ra còn tích hợp thêm rất nhiều những công cụ khác nữa!

 Bước 2: Phân nhóm các từ khóa

Về cơ bản, tư duy phân nhóm từ khóa như sau: 

  • Mỗi một từ khóa đều phản ánh nhu cầu của người dùng và mỗi người dùng đó đều mang đặc điểm rất khác nhau

(Chẳng hạn, họ search: iphone x cũ → Muốn mua cũ ; Còn search: iphone x chính hãng → Muốn mua mới, chính hãng)

  • Vậy hãy nhóm những từ khóa nào phản ánh chung nhu cầu hoặc chung đặc điểm của khách hàng vào một chỗ. 

Tôi đã có bài viết hướng dẫn chi tiết cách tìm từ khóa ở đây. Đây là bài viết về quy trình tổng thể!

#4 – Xây dựng kế hoạch nội dung

Lưu ý: Phần này tôi đã có một Series chi tiết tại đây

Nội dung là thứ CỰC KỲ QUAN TRỌNG trong SEO. Có mấy ý tôi muốn đặt vấn đề thế này:

  • Nội dung là thứ bạn sẽ mang đến khách hàng, cho nên, hãy mang những thứ hay ho, thú vị và hữu ích nhất
  • Nội dung mới chính là thứ quyết định xem khách hàng có ở lại Website của bạn không, có khám phá và mua hàng của bạn không (Chứ không phải việc lên TOP)
  • Người dùng vào Website của bạn, họ đã vô hình để lại đánh giá Website thông qua chính hành vi của họ. Mà những đánh giá đó, chính là Google sẽ đọc! Hãy hình dung bạn như một đứa con rể tương lai vậy, khách hàng là cô gái bé bỏng xinh gắn. Còn Google là ông bố. 

Nếu họ ở lại lâu, nghĩa là Website tốt. 

Nếu họ đi lung tung, khám phá,… nghĩa là Website thú vị. 

Thì như vậy bạn sẽ lên đỉnh thôi…

Còn ngược lại thì…

Vậy đấy!

  • Cuối cùng là, đừng nhìn SEO trong góc nhìn hạn chế nữa. Website là nền tảng tuyệt vời để bạn làm mọi thứ trên đó. Website như là cái nhà của bạn trên Internet vậy, vì vậy, hãy chăm chút cho nó!

#5 – Hãy thu hút những vị khách đầu tiên!

Ơ nhưng, một Website mới thì làm mẹ gì có người dùng vào? 

Đó là điểm ngây ngô của những người làm SEO. Do đa phần SEO đều nhìn từ góc độ kỹ thuật nên thông thường, sau khi có nội dung thì anh ta Onpage, sau đó thì để đó là đi Backlink…

Hãy nhớ rằng, bạn phải để cho ông bố vợ của bạn đánh giá. Mà để cho ông bố vợ đánh giá, hãy mời vợ của bạn vào nhà!

Vậy thì câu chuyện ở đây chính là làm thế nào để có người vào Website bạn? Có hai thứ quan trọng: 

1/ Nguồn

Nguồn ở đây đơn giản là bạn phải có chỗ để thu hút, quảng bá người ta vào Website của mình. Mà ở bối cảnh hiện tại, Facebook & Forum là 2 nơi tuyệt vời để bạn làm việc đó. 

Hãy tưởng tưởng giả dụ mà không có 2 thứ này, muốn cho người ta biết đến Website của bạn có khi phải ra phố đi bộ mà hò hét thôi!

2/ Nội dung dẫn

Nhưng để người ta vào Website của bạn để mà đọc thì rõ ràng phải có một đoạn nội dung dẫn dắt thú vị. Đây là điểm quan trọng, cho nên bạn phải biết cách viết một đoạn nội dung gây chú ý. 

Phần này ta sẽ bàn chi tiết ở phần Content Marketing. 

Tôi kết luận ý ở đây đó là: Sau khi có nội dung, hãy tích cực lôi kéo người ta vào Website của bạn để mà đọc, để mà khám phá. Đừng để Website của bạn như một căn nhà hoang!

#6 – Tối ưu Onpage/Onsite

Tối ưu Onpage/Onsite là việc quan trọng để:

  • Giúp cho Website thân thiện với công cụ tìm kiếm
  • Giúp cho công cụ tìm kiếm hiểu được Website của bạn đang nói về điều gì. 

Những thứ cơ bản mà bạn sẽ làm là: 

  • Tối ưu tốc độ tải trang
  • Tối ưu cho trang thân thiện với di động
  • Tối ưu bài viết trước khi đăng lên (Title, Heading, Keyword Density,…)

Ta sẽ bàn chi tiết trong một bài viết của tôi đã nói chi tiết về việc này tại đây

#7 – Xây dựng chiến lược tối ưu Offpage

Offpage được hiểu là những thứ bạn không làm trên trang nhưng giúp cho Google đánh giá bạn là một Website tốt. Mà chỉ khi là một Website tốt thì bạn mới có thể lên TOP được!

Lưu ý rằng, việc lan tỏa và lôi kéo người ta vào Website của bạn cũng chính là bạn đang đi làm Offpage.

Ta sẽ bàn chi tiết về Offpage tại đây, một bài viết chi tiết mà tôi viết về chủ đề này. 

Hãy lưu ý rằng, đôi khi, không làm gì có nghĩa là bạn đang làm việc. Đơn giản là nếu bạn làm những thứ không hiệu quả, thì thôi thà đừng làm nữa!

Vậy nên trước đó, hãy đọc bài viết: Tại sao SEO cho SMEs lại khốn khổ khốn nạn? 

#8 – Lên kế hoạch hành động & Phân bổ người – ngân sách

Hãy để mọi thứ đơn giản, công việc lúc này của bạn chính là đi liệt kê ra: 

1. Các công việc cần làm.

2. Tiêu chuẩn và quy trình làm.

3. Thời gian làm.

4. Người làm và người duyệt. 

5. Ngân sách làm.

#9 – Quản lý thực thi dự án

Quản lý chính là bạn đi xem bản kế hoạch hành động có đang chạy đúng theo tiến độ không? 

Từng đầu công việc có làm đúng quy trình, tiêu chuẩn không?

#10 – Đo lường, đánh giá và điều chỉnh

Đây chính là việc quan trọng, vì không phải lúc nào kế hoạch cũng chạy đúng theo dự kiến cả. Luôn luôn có những vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch. 

Do vậy mà việc đo lường và điều chỉnh là việc CỰC KỲ QUAN TRỌNG để đảm bảo tính hiệu quả của dự án. 

KHOAN ĐÃ, TA CÒN MỘT PHẦN NỮA!

* PHÂN TÍCH CẠNH TRANH

LƯU Ý: Tất cả phần phân tích cạnh tranh ở dưới đây LÀ NÓI RIÊNG CHO SEO

Trong tư tưởng cạnh tranh làm SEO, tôi cho rằng đối thủ lớn nhất chính là bản thân tôi. Đơn giản tôi không làm phân tích đối thủ vì đối thủ không phải trọng tâm để tôi phải tập trung vào đó. 

Thứ mà tôi cần tập trung vào là KHÁCH HÀNG & THUẬT TOÁN SẮP XẾP. 

Mà thông thường thì thuật toán sắp xếp lấy hành vi khách hàng trên trang của bạn để đánh giá!

Lấy người dùng làm trọng tâm đặt trên cơ sở thuật toán sắp xếp của công cụ tìm kiếm

Do vậy mà trong đa phần các dự án SEO, tôi thường không cần phải phân tích đối thủ, tôi chỉ cố gắng làm một việc: 

  • Hôm nay có thêm bao nhiêu người nói về chúng ta trên internet.
  • Hôm nay có thêm bao nhiêu người tìm kiếm về chúng ta trên internet. 

Hệ quy chiếu của tôi là các chỉ số trong Google Analytics và Webmaster Tool chứ không phải những chỉ số Backlink vớ vẩn trong Ahrefs!

Tập trung vào đối thủ đã khiến cho đa phần các SEO-ers mệt mỏi vì làm mãi không lên TOP. 

Đơn giản là bởi vì khi đã tập trung vào đối thủ, nó sẽ phát sinh ra 2 việc: 

  • Bạn cố gắng đi đo lường các chỉ số “dễ thấy” như Backlink và rồi cho rằng mình cũng cần đi khoảng như vậy thì mới lên TOP được!
  • Những thứ mà ai cũng biết là những thứ không quan trọng. 

Đó là điều quá đỗi rõ ràng khi mà ta thấy rằng ai ai cũng tập trung vào Backlink – Mà đa phần những người làm vậy lại không lên TOP! 

Hãy nhớ rằng tư tưởng cạnh tranh sẽ định hình việc phân tích và xử lý dữ liệu của bạn. Khi đã lấy đối thủ làm trọng tâm để theo đuổi, bạn đã bỏ qua tình yêu đích thực của đời mình. 

Vì đơn giản, hành vi người dùng mới là thứ cuối cùng quyết định bạn có lên đỉnh hay không! 

Và tiếp tục hãy nhớ rằng, chọn đối thủ để chơi cũng chính thể hiện bạn là ai và sẽ chơi như thế nào!

LƯU Ý MỘT LẦN NỮA: Tất cả phần phân tích cạnh tranh từ nãy giờ LÀ NÓI RIÊNG CHO SEO