Cấu trúc bài viết quy trình làm nội dung như sau:

  1. Hiểu
  2. Xác định các loại nội dung cần xây dựng
  3. Sáng tạo thông điệp
  4. Lựa chọn định dạng và triển khai nội dung
  5. Kiểm định nội dung và xuất bản
  6. Đo lường, báo cáo và tối ưu

 Chúng ta tiếp tục thôi nào!

2- Xác định các loại nội dung cần xây dựng

Bước này, bạn sẽ đi hoạch định ra những loại nội dung cần thiết để triển khai cho doanh nghiệp của mình.

Có một công cụ mà ở đây mình muốn giới thiệu để việc xác định các loại nội dung cần xây dựng trở nên có hệ thống hơn, đó là: Bản đồ hành trình ra quyết định của khách hàng

Ở đây, mình giới thiệu một mô hình tương đối tổng quát của Philip Kotler: Mô hình 5A

Aware – Appeal – Ask – Act – Advocate

Mô hình này đề cập đến 5 giai đoạn trong hành trình ra quyết định của khách hàng, đi qua các trạng thái: Tôi biết – Tôi thích – Tôi bị thuyết phục – Tôi mua hàng & Tôi ủng hộ. 

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về hành trình khách hàng trong 2 bài viết dưới đây:

  1. Mô hình 5A: Hành trình khách hàng trong kỷ nguyên số hóa
  2. “The Messy Middle”: Sự chuyển dịch hỗn độn của hành trình khách hàng trong kỷ nguyên số hóa

Quay trở lại với các loại nội dung, tương ứng với mỗi một giai đoạn trong hành trình khách hàng (như ở mô hình tổng quát trên đây), bạn sẽ cần xây dựng các nội dung tương ứng, theo đó, ở đây mình quy hoạch và hệ thống lại thành 7 loại nội dung, bao gồm:

A. Giai đoạn Aware – Appeal

  1. Nội dung tác động vào nhận thức, cảm xúc

B. Giai đoạn Ask – Act

     2. Nội dung tác động vào niềm tin vào công ty & sản phẩm

     3. Nội dung giải quyết nhu cầu thông tin

     4. Nội dung dẫn dắt mua hàng

     5. Nội dung sản phẩm & bán hàng

C. Giai đoạn Advocate

     6. Nội dung xây dựng sự gắn kết và ủng hộ thương hiệu

Lưu ý: Không có hành trình nào là hành trình tiêu chuẩn cả, mỗi ngành hàng, mỗi khách hàng sẽ có hành vi mua hàng khác nhau. Ở đây, mình đưa ra gợi ý về các loại nội dung cần xây dựng dựa trên hành trình 5A là chỉ là một gợi ý, tuyệt nhiên không phải tiêu chuẩn của việc làm nội dung, do vậy bạn nên xem bài viết này là một tài liệu tham khảo, để tự mình xây dựng ra những ý tưởng mới, phù hợp và hiệu quả hơn với doanh nghiệp của mình.

3- Sáng tạo thông điệp

Sáng tạo thông điệp là xương sống của việc triển khai nội dung. Việc sáng tạo thông điệp dựa trên 2 cơ sở rất rõ ràng đó là: 

  • Sự hiểu biết nền tảng: Đã được đề cập ở phần 1 của bài viết
  • Và kỹ thuật sáng tạo thông điệp

4- Lựa chọn định dạng và triển khai nội dung

Đây chính là bước đi sâu vào hoạt động thực thi. Sau khi có thông điệp, bạn sẽ phải lựa chọn xem thể hiện chúng qua các định dạng gì và phương án triển khai chi tiết như thế nào?

Dưới đây là một vài thông điệp, được thể hiện qua định dạng video, hình ảnh: 

5- Kiểm định nội dung và xuất bản

Sau khi sản xuất nội dung, bạn sẽ phải tiến hành kiểm tra chất lượng nội dung đó, liên quan đến các yếu tố như là: Tính đúng đắn, tính phù hợp, tính hấp dẫn,…

Và kế đến, là tiến hành xuất bản nội dung trên các nền tảng phù hợp. 

Tất nhiên, việc lựa chọn thời điểm xuất bản và xuất bản ở đâu cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng viral của nội dung, do vậy, chúng cũng cần được tính toán và lập kế hoạch kỹ lưỡng.

6- Đo lường, báo cáo và tối ưu

Vẫn là một câu nói kinh điển của “cha đẻ ngành quản trị hiện đại” – Peter Drucker:

“Cái gì không đo lường được thì không quản lý được”

  • Đo lường

Có 3 ý cơ bản trong đo lường, bao gồm: 

                – Lựa chọn chỉ số đo lường

                – Lựa chọn công cụ đo lường

                – Thiết lập hệ thống đo lường

  • Báo cáo

Sau khi có dữ liệu, bạn sẽ cần xử lý dữ liệu đó để phân tích, bước này bạn sẽ cần lựa chọn công cụ để trực quan hóa dữ liệu và báo cáo realtime

  • Tối ưu

Từ những dữ liệu có được, bạn sẽ cần ra quyết định cho việc điều chỉnh, sao cho tối ưu nhất về hiệu quả và hiệu suất