I. Dẫn dạo

Mặc dù không có quy trình nào là tiêu chuẩn, nhưng mình nghĩ rằng bài viết này sẽ cho bạn được cái nhìn khái quát về cách thức để triển khai xây dựng nội dung.

Bài viết này giống như mục lục tổng quan của chuỗi bài viết về nội dung của zDigital.Marketing

Để tránh lan man khỏi nội dung chính của bài viết này là “Quy trình làm nội dung”, mình chỉ đề cập chứ không đi vào diễn giải sâu hơn. Ở mỗi phần, mình sẽ đều có một bài viết đi vào phân tích và hướng dẫn cách làm chi tiết.

Do nội dung bài viết tương đối dài nên mình tách quy trình thành 2 phần. Phần 1 này chỉ đi diễn giải về việc đầu tiên trong quy trình: HIỂU…

Bạn có thể xem phần 2 tại đây

II. Diễn giải chi tiết

1- Hiểu…

Hiểu về doanh nghiệp, hiểu về sản phẩm, hiểu về khách hàng và hiểu về đối thủ/thị trường là những thứ để bắt đầu cho việc xây dựng nội dung. 

Hiểu về khách hàng

Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh, không riêng gì với việc làm nội dung. Mình cũng đã đề cập đến về tư duy này trong bài viết “6 tư duy khi làm Content Marketing”, còn ở phạm vi bài viết này, mình sẽ đi vào tổng quan các yếu tố cần phân tích xoay quanh “Khách hàng”

Họ là ai?

Xác định được khách hàng mục tiêu của mình là bước đầu tiên của hoạt động phân tích. Dưới áp lực cạnh tranh, một doanh nghiệp sẽ không thể nào cùng lúc làm hài lòng tất cả mọi người được. 

“Phục vụ cho tất cả là không phục vụ cho ai cả”

Chính vì vậy mà mỗi một mô hình kinh doanh sẽ lựa chọn một nhóm khách hàng nào đó, có đặc điểm/hành vi tương đồng nhau để tập trung vào phục vụ. Hoạt động đó được gọi là “phân khúc khách hàng” (Tức phân nhỏ khách hàng thành nhiều khúc)

Một người làm nội dung (Hay nói đúng hơn là những người nằm trong một tổ chức kinh doanh, trong đó có người làm nội dung) phải hiểu về khách hàng của mình, và bước đầu tiên chính là phải nhận diện được họ trước. 

Bạn có thể tìm thấy 2 bài viết chi tiết về phân khúc khách hàng ở dưới đây:

Họ muốn gì? (Vấn đề, nhu cầu, rào cản của họ là gì?)

Hiểu được vấn đề/nhu cầu/rào cản của khách hàng là rất quan trọng để xây dựng nội dung. 

Sự hiểu biết này là yếu tố quyết định nội dung có “đánh trúng tim đen” và “có hồn” hay không. 

Thông thường, Content Marketer sẽ được đào tạo để có được những hiểu biết này từ bên trên. Tiếp đó, người làm nội dung sẽ sản xuất ra những nội dung xoay quanh những vấn đề/nhu cầu/rào cản đó. 

Tất nhiên là không phải dễ dàng để tìm thấy những thứ này, và thông thường thì chúng cũng không rõ ràng.

Tìm hiểu chi tiết về phương pháp phân tích khách hàng tại đây

Hiểu về sản phẩm

Quá rõ ràng, không hiểu sản phẩm thì không thể nào làm nội dung được. Ít nhất là không thể làm cho đúng tính chất, đúng công năng, đúng tính năng đã. 

Hiểu về doanh nghiệp

Ở góc độ người làm Content Marketing, phải hiểu được một cách cơ bản 3 vấn đề, bao gồm:

Hiểu định hướng của doanh nghiệp

Định hướng của doanh nghiệp sẽ do các phòng ban bên trên đưa xuống, và bộ phận làm nội dung phải nắm được, để xây dựng định hướng nội dung cho đồng bộ với chiến lược đó để tránh tình huống định hướng doanh nghiệp một đằng, làm nội dung lại một kiểu

Hiểu nguồn lực của doanh nghiệp

Hiểu về nguồn lực của doanh nghiệp để có chất liệu xây dựng nội dung, để biết nên lồng ghép sao cho tinh tế vào những nội dung truyền thông để làm cho khách hàng tin tưởng. 

Nguồn lực của doanh nghiệp ở đây đề cập đến cả: 

  • Nguồn lực mang tính định lượng (như là tiền, cơ sở hạ tầng, số lượng nhân sự,…)
  • Nguồn lực mang tính định tính (như là bằng sáng chế, văn hóa công ty, khách hàng cũ, mối quan hệ,…)

Hiểu năng lực của doanh nghiệp

Năng lực là khả năng vận dụng, khai thác, tối ưu nguồn lực để đạt được mục tiêu.

Chẳng hạn: 

  • Doanh nghiệp A có thể sản xuất 10.000 cái áo thun trong 1 ngày (Năng lực sản xuất)
  • Doanh nghiệp B có thể bán được 10.000 đơn hàng/ngày (Năng lực bán hàng)
  • Doanh nghiệp C có thể tạo ra 30 mẫu mã mới mỗi tháng (Năng lực R&D)

Hiểu về đối thủ, thị trường

Người làm nội dung phải có những hiểu biết sơ bộ về đối thủ, thị trường để có cách dùng từ ngữ, chỉnh sửa video,… sao cho phù hợp.

Tất nhiên, việc này đòi hỏi một “hệ thống tình báo” cập nhật liên tục về những nội dung mới của đối thủ, những xu hướng mới của thị trường.

Mình không nói đến việc sao chép, mà đang nói đến việc nghiên cứu để học hỏi và tìm ra cách đối phó.

Bạn có thể sử dụng một số công cụ Social Listening để nhận được thông báo khi có những nội dung mới đề cập đến đối thủ/sản phẩm. 

Bạn có thể tải file hướng dẫn, so sánh, review chi tiết về 3 công cụ Social Listening tốt nhất (2021) tại đây nhé

III.  Kết luận – Tóm lược

Vậy tóm lại, việc đầu tiên trong quy trình sản xuất nội dung là “Hiểu”, mà cụ thể là hiểu trên 4 khía cạnh:

  • Hiểu về khách hàng

Họ là ai?

Họ muốn gì?

  • Hiểu về sản phẩm

7 yếu tố cấu thành trong “sản phẩm”

  • Hiểu về doanh nghiệp

Định hướng doanh nghiệp

Nguồn lực doanh nghiệp

Năng lực doanh nghiệp

  • Hiểu về đối thủ và thị trường

Xem tiếp phần 2 của bài viết này tại đây