Thuật ngữ Premium tưởng chừng không có gì liên quan đến lĩnh vực Marketing nhưng nó lại là một trong những nội dung vô cùng quan trọng trong Marketing, đặc biệt là đối với ngành quảng cáo.
Cùng KDIGIMIND Web tìm hiểu về thuật ngữ đặc biệt này nhé!
Premium là gì?
Có rất nhiều khái niệm để định nghĩa Premium. Tùy theo góc nhìn từng người, theo từng lĩnh vực hoạt động sẽ có một số sự khác biệt về định nghĩa này.
Về cơ bản, Premium được hiểu như đại diện cho “tính cao cấp, chất lượng và uy tín” cho những giao dịch trực tiếp (Direct Sales), của các gói quảng cáo được mua trước và đảm bảo (Guaranteed), của nội dung, hay của những tập người dùng tiềm năng (Audience).
Với những hàng hóa, dịch vụ được “gắn mác” Premium thường có thể được giao dịch với giá eCPM cao hơn so với các sản phẩm, dịch vụ còn lại.
Premium là gì?
Premium Pricing
Với cách định giá Premium, doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm, dịch vụ cao hơn đối thủ cạnh tranh của họ.
Nền tảng của chiến lược định giá cao dựa trên niềm tin của người tiêu dùng “giá cao chất lượng tốt”. Bởi không phải khách hàng nào cũng muốn mua đồ giá rẻ. Rất nhiều khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm uy tín.
Để khách hàng cảm thấy mình nhận được sản phẩm có giá trị xứng đáng với mức giá, doanh nghiệp phải làm việc hết sức để đưa ra nhận thức về giá trị của sản phẩm với họ.
Bên cạnh việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao, họ phải đảm bảo cả nỗ lực Marketing của họ.
Xem thêm: RPA là gì?
Chẳng hạn như bao bì của sản phẩm, những giá trị gia tăng, dịch vụ khách hàng… đó là những yếu tố cần thiết cho những sản phẩm ở mức giá Premium.
Chính vì thế, những thương hiệu như Mercedes-Benz, Gucci, Rolex, Beefeater, Tommy Hilfiger, Versace,,, đã thành công với chiến lược giá.
Họ đã chứng minh được cho khách hàng thấy, sản phẩm và dịch vụ người tiêu dùng nhận được xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra.
Premium Pricing
Premium content
Content – Nội dung là xương sống của hoạt động xuất bản và cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng của hàng hóa quảng cáo.
Vì thế, với nội dung được gắn Premium tức là những nội dung đó chứa những thông tin, tin tức “đỉnh, có lượt xem hoặc mức độ lan truyền cao.
Với kênh truyền hình. “Premium content” là những chương trình được phát sóng trong khung giờ có tỷ suất người xem cao nhất – “khung giờ vàng”.
Đương nhiên chúng sẽtạo nên mức độ gắn kết lớn hơn và giúp Publisher thu hút quảng cáo.
Nếu khán giả muốn thưởng thức các nội dung cao cấp này, họ phải lựa chọn: bỏ qua quảng cáo nhưng phải đóng phí hàng tháng, hoặc miễn phí nhưng không thể tắt quảng cáo, hoặc kết hợp cả hai cơ chế trên.
Với kênh báo giấy truyền thống, độc giả có thể lựa chọn đọc những nhật báo được phát miễn phí mỗi ngày với những nội dung cơ bản nhất.
Nó không đòi hỏi người xem phải bỏ ra bất cứ thứ gì để thưởng thức. Còn với những bài báo Premium content, khách hàng phải mua tại quầy và đăng kí dài hạn những tạp chí hay tờ báo có nội dung chuyên sâu hơn.
Publisher tiến hành gửi nó đến những đối tác doanh nghiệp của mình. Đổi lại sẽ nhận được thông tin của doanh nghiệp điền vào các bảng câu hỏi kèm theo báo cáo.
Premium content
Premium Audience
Với thời đại 4.0, Content đã được cụ thể hơn thành những lượt hiển thị hay dữ liệu về người dùng. Do đó khái niệm Premium cũng gắn liền với tính chất dữ liệu người dùng.
Những chợ quảng cáo thời kỳ đầu mang đến cho nhà quảng cáo cơ hội khai thác một lượng lớn các lượt hiển thị dựa trên dữ liệu người dùng.
Tuy nhiên, phần lớn nhà quảng cáo không tận dụng được điều này. Thay vì tập trung mua các vị trí quảng cáo nhắm đến đối tượng chuyên biệt và phù hợp, thì nhà quảng cáo lại chạy theo số lượng, theo đuổi lượng nhấp chuột (bất kể thực hay ảo) và những định dạng banner kém hiệu quả.
Do đó, các dữ liệu người dùng chất lượng cao đã không phát huy được vai trò vì chúng ta không thể tách biệt đâu là inventory Premium và Non-Premium.
Premium Audience
Premium Context & Engagement
Với sự lên ngôi của thang đo hiệu quả quảng cáo “độ gắn kết/ mỗi lượt xem” thay cho thước đo cũ là “tổng lượt xem” đã tạo nên những giao dịch mới, phù hợp hơn cho thị trường Programmatic.
Theo đó, thương hiệu muốn kiểm soát ngữ cảnh của quảng cáo nhiều hơn, và yêu cầu này hầu như khó được đáp ứng trong một thị trường mở (Open exchange).
Do đó họ tìm đến các giao dịch mua truyền thông qua một danh sách Publisher có chọn lọc (Premium Publisher).
Cơ chế này khả thi trên một thị trường riêng (Private exchange) và được hỗ trợ bởi các giải pháp giao dịch trực tiếp sử dụng công nghệ tự động hóa.
Xem thêm: Upsell và Cross – Selling
Theo đó, người mua chấp nhận từ bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ chế định giá theo cung cầu thị trường để đổi lấy sự đảm bảo. Giá của những ngữ cảnh an toàn cho hình ảnh thương hiệu, hay của những vị trí quảng cáo được đảm bảo và có độ gắn kết cao – giờ được quy định bởi chính người bán (Publisher).
Các giải pháp Private marketplace hay Programmatic Direct không thể gọi là “Premium” trừ khi chúng mang lại những giá trị lớn hơn các lợi ích nêu trên.
Premium Context & Engagement
Ngoài quảng cáo, Premium được sử dụng khá nhiều ở các lĩnh vực khác. Chẳng hạn như grabbike premium là một dịch vụ grab cao cấp mà chỉ những xe đạt yêu cầu theo quy định thì mới có thể tham gia cung cấp loại dịch vụ này. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng mình sẽ mang lại nhiều điều bổ ích, mới lạ cho các bạn!
Đừng quên ghé thăm https://kdigimind.com/ để tìm kiếm thêm nhiều thuật ngữ có thể bạn cần biết nữa nhé!