Nếu bạn đang làm việc trong giới truyền thông, đặc biệt là làm marketing thì chắc chắn PR không còn xa lạ rồi . Vậy bạn đã hiểu đúng PR là gì chưa? Bài viết này https://kdigimind.com/ sẽ tổng hợp tất tần tật những điều liên quan đến PR. Mời các bạn theo dõi nhé!
Tổng quan về PR
PR là gì?
PR là gì? PR là từ viết tắt của cụm từ Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng. Quan hệ công chúng là hoạt động một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp nào đó chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn hình ảnh tích cực của công ty, tổ chức mình với khách hàng.
Về bản chất, PR là sự ảnh hưởng, tham gia và xây dựng một mối quan hệ với các bên liên quan trên nhiều phương diện để định hình khung nhận thức của công chúng về một tổ chức nào đó.
Vai trò của PR
Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Hình ảnh thương hiệu sẽ được tăng cường khi khách hàng tìm hiểu nó thông qua một bên thứ 3. Một chiến lược PR tốt giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh của mình theo cách mà họ muốn.
Quảng cáo giá trị thương hiệu: PR được sử dụng để truyền đạt tới khách hàng các thông điệp mà tổ chức gửi. Điều này xây dựng danh tiếng, tăng giá trị và hình ảnh cho thương hiệu.
Tăng cường quan hệ cộng đồng: Chiến lược PR được sử dụng để truyền đặt rằng thương hiệu là một phần của xã hội. Điều này giúp xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ giữa thương hiệu với công chúng.
Một số phương thức PR phổ biến, hiệu quả
- Community Involvement: Các hoạt động liên quan đến cộng đồng, các sự kiện đóng góp giúp đỡ về tiền bạc hoặc các buổi hội thảo giúp đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng.
- Social Investment: Các hoạt động về trách nhiệm xã hội nhằm tạo dựng uy tín cho công ty trong mắt khách hàng.
- Events: Tổ chức các sự kiện giúp tăng nhận thức về thương hiệu, ví dụ: tài trợ hoạt động thể thao
- Lobbying: Hay còn gọi là vận động hành lang tuyên truyền. Là những nổ lực nhằm mục đích gây ảnh hưởng để có được sự ủng hộ từ công chúng, hay cơ quan có thẩm quyền về một quyết định nào đó. Trên thực tế, công cụ này khi được áp dụng ở Việt Nam đã phần nào biến chất.
- Publications: Phát hành những ấn phẩm, tạp chí, chứa những thông tin về công ty hữu ích cho khách hàng.
- News: Thực hiện thông cáo báo chí, sử dụng tin tức để lôi kéo sự chú ý của công chúng. Ví dụ: qua các câu chuyện về công ty, nhân viên và các sản phẩm của công ty.
- Identity media: Công cụ nhận diện tạo nên cái riêng, tạo điểm nhấn và khác biệt với các tổ chức khác. Ví dụ như logo, slogan, hay văn hóa công ty,…
PR có phải là quảng cáo không?
PR là việc tìm kiếm và xây dựng tăng trưởng mối quan hệ giữa công ty với cộng đồng. PR giúp tạo nên lợi ích cho đôi bên. Nó bao gồm nhiều hoạt động như: PR nội bộ, trách nhiệm xã hội, chăm sóc khách hàng,…
Quảng cáo là tuyên truyền nhằm mục đích giới thiệu thông tin của sản phẩm dịch vụ, thương hiệu,… Để truyền thông tới khách hàng, tạo nên hành vi, thói quen của khách hàng. Từ đó kêu gọi hành động từ phía khách hàng bằng thông điệp.
Mục đích của PR không hoàn toàn hướng đến mục tiêu “lượng khách hàng tiêu dùng sản phẩm” như quảng cáo mà chủ yếu là “xây dựng hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp”.
Nhiều hoạt động của PR đem lại lợi ích cho xã hội. Ví dụ như hình thức tài trợ nhân đạo, các hoạt động thiện nguyện… Hoàn toàn không giống với quảng cáo về điểm này. Vì thế, nói PR là quảng cáo thì hoàn toàn sai.
Ưu điểm và hạn chế của PR
Ưu điểm:
- Độ tin cậy: Công chúng tin tượng thông điệp đến từ bên thứ ba nhiều hơn nội dung được trực tiếp quảng cáo.
- Phạm vi tiếp cận: Chiến lược PR tốt có thể thu hút nhiều người, nội dung có thể tiếp cận với nhiều đối tượng.
- Hiệu quả chi phí: PR hiệu quả về chi phí để tiếp cận lượng người lớn hơn so với quảng cáo trả phí.
Nhược điểm:
- Không có quyền điều khiển trực tiếp: Không giống như phương tiện quảng cáo trả tiền. Nhà quản lý không được kiểm soát trực tiếp nội dung đươc phân phối thông qua các phương tiện. Đây là rủi ro lớn nhất trong việc đầu tư vào quan hệ công chúng.
- Khó đo lường thành công: Quan hệ công chúng không thể đo lường rõ ràng và chính xác. Thật khó để đo lường và đánh giá tính hiệu quả của chiến dịch PR.
- Không có kết quả đảm bảo: Việc xuất bản các thông cáo không được đảm bảo bởi các tổ chức không trả tiền cho nó. Các nhà truyền thông chỉ xuất bản khi cảm thấy nội dung đó sẽ thu hút đối tượng mục tiêu.
PR nội bộ là gì?
Mỗi doanh nghiệp cần duy trì thông tin liên lạc giữa lãnh đạo, nhân viên và người lao động. Điều này gọi là “giao tiếp nội bộ”, một tính năng thiết yếu trong cơ cấu hành chính doanh nghiệp. PR nội bộ hỗ trợ, thúc đẩy quá trình giao tiếp này hiệu quả hơn, trơn tru hơn.
Theo bạn, tài sản quý giá nhất của doanh nghiệpcó phải là sản phẩm, quy trình hay công nghệ không? Câu trả lời là không mà chính là các nhân viên.
Việc trao quyền cho nhân viên và sự tham gia thực sự của họ vào các hoạt động của công ty ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế cạnh tranh.
PR nội bộ có nhiều lợi ích có thể kể đến là:
- Giúp Ban điều hành đạt được niềm tin, sự ủng hộ từ nhân viên, người lao động.
- Gia tăng niềm tự hào bên trong nhân viên. Giúp họ làm việc năng suất hơn, ân cần hơn với khách hàng.
- Giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hình ảnh và lòng trung thành của nhân viên.
- Hạn chế những cách hiểu sai lệch phát sinh bên ngoài gây bất lợi cho hình ảnh công ty.
Tìm hiểu PR trên Facebook
Khái niệm PR trên facebook là gì?
PR trên facebook có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Có ý kiến cho rằng PR là bán hàng trực tiếp. Tuy nhiên nó không hoàn toàn chính xác.
Hiểu 1 cách đúng hơn thì đây là công cụ digital marketing và là bước đệm hỗ trợ việc bán hàng hiệu quả hơn. Bạn có thể PR qua trang cá nhân, nhóm trên Facebook, fanpage,…
Lợi ích của PR trên facebook
Pr trên facebook mang đến cho cá nhân, doanh nghiệp nhiều lợi ích cụ thể như sau:
- Pr trên facebook cũng là hình thức giúp cho mọi người hiểu hơn về doanh nghiệp của bạn.
- Giúp xây dựng được hình ảnh và sự uy tín cho doanh nghiệp tạo bước đà cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Facebook chính là trang mạng xã hội giúp gắn kết giữa các doanh nghiệp với khách hàng với các đánh giá công khai, chân thực nhất.
- Pr trên FB làm cho mọi người biết đến nhiều mà tiết kiệm chi phí khi làm facebook marketing.
Xem thêm: facebook marketing là gì
Bí quyết để PR trên Facebook hiệu quả
- Những vấn đề bạn đề cập trong bài viết phải chính xác, đúng với sự thật. Chỉ như vậy mới lấy được niềm tin của mọi người, và tạo uy tín nhanh nhất.
- Bài viết phải đề cấp đến vấn đề mà khách hàng mục tiêu thích. Dế hiểu hơn thì nội dung phải mang đến lợi ích cho họ.
- Không ngừng đổi mới, sáng tạo nội dung, ý tưởng để thu hút mọi người.
- Tạo điều kiện cho mọi người tham gia bình luận, chia sẻ,…
Một số công việc chính của người làm PR trên facebook
- Lập kế hoạch, phát triển và thực hiện các chiến lược PR.
- Triển khai các kế hoạch tổ chức sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài công ty.
- Liên lạc với giới truyền thông, cá nhân và các tổ chức khác để triển khai chiến lược PR.
- Đối chiếu và phân tích phương tiện truyền thông.
- Viết và chỉnh sửa tạp chí nội bộ, nghiên cứu điển hình, bài phát biểu, bài viết, báo cáo.
- Chuẩn bị và giám sát việc sản xuất tài liệu quảng cáo công khai, tờ rơi, tờ rơi thư trực tiếp, video quảng cáo, ảnh, phim và chương trình đa phương tiện.
- Duy trì và cập nhật thông tin trên trang web của tổ chức, công ty.
- Quản lý và cập nhật thông tin và tương tác với người dùng trên các kênh như: Website, Facebook.
- Tìm nguồn cung ứng và quản lý cơ hội nói và tài trợ.
- Nghiên cứu thị trường. Quản lý và xử lý các khủng hoảng trên truyền thông.
- Cuối cùng là có những kỹ năng: kiến thức sâu rộng, tính sáng tạo, trung thực và kỹ năng giao tiếp viết lách tốt.
Khi làm PR trên facebook bạn không nên bỏ lỡ chứng chỉ facebook blueprint được KDIGIMIND làm rõ chi tiết nhất tại đây: facebook blueprint certification là gì
Đây là tất cả những gì một người làm PR bắt buộc phải biết. Quan hệ công chúng là một thuật ngữ Marketing không đơn giản như chúng mình nghĩ phải không nào?
Hy vọng những chia sẻ của KDIGIMIND về khái niệm PR là gì? PR trên facebook là gì? giúp bạn hiểu hơn về PR để có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình hiệu quả hơn.